Giáo viên, Nhà văn, Nhà biên soạn sách giáo khoa và từ điển.
Nổi tiếng vì
Cậu bé nhà quê (1925), Nguyễn Trường Tộ (1943), Ngữ pháp Việt Nam (1956), Lịch sử giáo dục học thế giới (1958), Công tác chủ nhiệm lớp (1962), Rèn giũa học sinh thói quen nói lời hay, tránh lời tục (1981), Thuật ngữ tâm lý và giáo dục Nga-Pháp-Việt (1986), Từ điển tiếng Việt (1986), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (1989)
Phối ngẫu
Nguyễn Thị Tề
Con cái
bảy con trai, một con gái
Danh hiệu
Nhà giáo nhân dân (1988)
Nguyễn Lân (14 tháng 6 năm 1906 – 7 tháng 8 năm 2003) là một giáo viên[1], người biên soạn từ điển, nhà văn và nhà nghiên cứu người Việt Nam. Ông là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lý học, giáo dục học của hệ thống các trường sư phạm ở Việt Nam. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Nguyễn Lân cũng là một nhân vật gây tranh cãi khi ông tham gia đấu tố Giáo sư Trương Tửu và Giáo sư Trần Đức Thảo – sự kiện mà sau này ông nói ân hận, và các thiếu sót khi soạn từ điển tiếng Việt.[2][3][4]
Tiểu sử và quá trình công tác
Nguyễn Lân sinh ngày 14 tháng 6 năm 1906 trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, Phùng Chí Kiên, Mỹ Hào, Hưng Yên. Năm 1929, ông thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932, ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Từ năm 1935 đến năm 1945, ông sinh sống tại Huế.
Năm 1945, ông được Chính phủ Trần Trọng Kim mời làm Đốc lý ở Huế, ông đã chấp thuận với 2 yêu cầu:[5] 1. tuy làm đốc lý nhưng vẫn ăn lương giáo viên và có giờ dạy học, 2. không giao thiệp với người Nhật đang có mặt ở Huế lúc ấy. Thời gian này ông đã mở một lớp sư phạm, đồng thời tiến hành một số hoạt động hướng về cách mạng Việt Nam, ông đã mời các nhân sĩ ở Huế đến họp để đổi tên các đường phố từ tên tiếng Pháp sang tên tiếng Việt.
Năm 1971, ông về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển do ông biên soạn như: Từ điển Việt-Pháp (1989), Từ điển Hán-Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp-Việt (1993), Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)... Tuy vậy hiện nay đang có nhiều nhà nghiên cứu đã cho công bố nhiều sai sót trong các quyển từ điển này.[6]
Năm 1988, ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
Năm 2001, ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt".
Sở dĩ có những lệch lạc ở một số sinh viên khoa Văn và khoa Sử là vì họ đã chịu cái ảnh hưởng tàn khốc của Trương Tửu và Trần Đức Thảo... Nhà trường đòi hỏi các cán bộ giảng dạy trước khi lên lớp phải soạn giáo trình và giáo án; nhưng Tửu và Thảo thì không chịu viết giáo trình, lấy cớ là môn mình phụ trách khó quá chưa thể cho in thành tài liệu được. Sự thực là họ sợ mực đen giấy trắng dễ biểu lộ những tư tưởng phản động của họ. Họ thường tay không lên lớp rồi nói lung tung, không theo một phương pháp sư phạm nào. Vì không có giáo án nên đã có lần Trương Tửu không chuẩn bị, phải nhai lại một bài đã giảng kỳ trước, làm cho sinh viên hết sức công phẫn...
... Nhưng Trương Tửu và Trần Đức Thảo thì ngược lại, chỉ âm mưu dùng cái diễn đàn của trường đại học để đả kích chế độ, đả kích Đảng và xuyên tạc chân lý. Thí dụ: Tửu đã say sưa giảng về Vũ Trọng Phụng để chứng minh rằng Vũ Trọng Phụng sáng suốt hơn Đảng. Còn Thảo thì trong hai năm dạy lịch sử tư tưởng chỉ cố ý dừng lại ở Hê-ghen, không hề giảng đến Mác, Thảo luôn luôn dùng cái "hạt nhân duy lý" để xóa nhòa ranh giới giữa duy vật và duy tâm, xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch. Quả là Tửu và Thảo đã dụng tâm làm tan rã lòng tin tưởng của sinh viên vào Đảng, vào chế độ.
”
Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, Trần Đức Thảo bị mất chức Phó Giám đốc trường ĐHSP Hà Nội, chức Trưởng khoa Lịch sử chung cho cả ĐHSP và ĐHTH Hà Nội, Trần Đức Thảo bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, cuộc sống bị cô lập. Trương Tửu bị buộc phải thôi việc.[9][10]
Về sau, Nguyễn Lân tỏ ra ân hận về những phê phán của mình đối với Giáo sưTrần Đức Thảo, sau khi ông Trần Đức Thảo nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng cấp cao nhất của nhà nước Việt Nam. Ông không xin lỗi Trương Tửu.[cần dẫn nguồn]
Cả đời tôi sống thanh bạch, không làm điều gì để trái với lương tâm, chỉ có hai điều tôi cứ ân hận mãi. Một là tôi được các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến tận nhà thăm hỏi, những do tuổi cao, đi lại không thuận tiện nên chưa lần nào đến nhà đáp lễ được. Điều thứ hai là, năm 1957, hồi tôi là Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục, được tổ chức phân công cuộc họp phê phán ông Trần Đức Thảo, một nhà triết học rất uyên bác. Là nhiệm vụ trên giao, tôi không thể không thực hiện, mà trong lòng thấy ân hận vô cùng. Rất mừng, năm 2000 các công trình nghiên cứu của GS Trần Đức Thảo được Đảng và Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh".[2]
Những sai lầm khi biên soạn từ điển
Nguyễn Lân nghỉ hưu năm 1967, từ đó ông dành tâm huyết cho việc biên soạn từ điển. Các cuốn từ điển do ông biên soạn như: Từ điển Việt-Pháp (1989), Từ điển Hán-Việt, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp-Việt (1993), Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)... Tuy vậy hiện nay đang có nhiều nhà nghiên cứu đã cho công bố nhiều sai sót trong các quyển từ điển này.
Tác giả Huệ Thiên đã đăng trên Tạp chí Văn (bộ mới), số 6, tháng 9-2000 bài viết nhiều kỳ " Đọc lướt "Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân".[11] Bài viết đã phân tích những sai lầm cơ bản về giải thích từ và ngữ của Nguyễn Lân.
Sau đó Nguyễn Lân gửi thư cho Tạp chí Văn, tạp chí này đã đăng bức thư đó.[12] Nội dung bức thư, Nguyễn Lân cho rằng mình tuổi già sức yếu nên có thể có những sai sót và cho rằng ông Huệ Thiên nhận xét sai lệch.
“
Tôi đã 95 tuổi, một mình soạn quyển từ điển dày 2111 trang ấy. Tất nhiên không thể hoàn hảo được nên trong bài Đôi lời tâm sự thay lời tựa tôi có ghi: Vì tuổi cao có thể có những sai sót, dám mong các độc giả dùng sách này vui lòng chỉ bảo cho.
”
— Tạp chí Văn, số 8-2000, tr. 100-1
“
Sau khi đọc bài «Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân» do ông Huệ Thiên viết, tôi rất ngạc nhiên trước những nhận xét sai lệch của ông ấy (...) Ông Huệ Thiên nêu lên đến 34 từ (thực ra là 33 – HT) để phê bình tôi, nhưng đại loại từ nào ông ấy cũng mắc sai lầm cả.»
”
— Tạp chí Văn, số 8-2000, tr. 100-1
Tác giả Lê Mạnh Chiến đã đăng trên tạp chí Thế giới Mới từ số 582 đến số 587 (26/4 đến 31/5/2004) với nhan đề là "170 sai lầm trong một cuốn từ điển", chỉ ra những sai lầm của Nguyễn Lân trong việc biên soạn từ điển.[13]
Tác giả Lê Mạnh Chiến đã phân tích nhà giáo Nguyễn Lân đã giải nghĩa các Từ tố không thỏa đáng; Giảng đúng nghĩa của các từ tố, nhưng giảng sai nghĩa của từ; Dựa theo cảm thức chủ quan để "sáng tác" nghĩa cho các từ tố; Không phân biệt được các từ gốc Hán đã Việt hoá và các từ "thuần Hán"; Giải thích sai lệch các từ ngữ liên quan đến lịch sử và văn hoá. Lê Mạnh Chiến cũng cho rằng nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân: [..] hoàn toàn không đọc được chữ Hán nên không thể ghi các từ bằng chữ Hán được, nhưng ông vẫn muốn tỏ ra hiểu biết sâu sắc về mảng từ Hán Việt nên đã ra sức giải nghĩa từng từ tố. Vì thế, khi giải nghĩa các từ tố, ông ta chỉ có thể đoán mò dựa theo âm Hán-Việt hoặc bịa ra nghĩa cho các từ tố.[14]
Đặc biệt, vào năm 2017, nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công đã xuất bản cuốn sách Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu dày hơn 500 trang, trong đó liệt kê hàng trăm (có thể lên đến hàng nghìn) lỗi sai trong các từ điển của Nguyễn Lân, bao gồm:
Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
Từ điển từ và ngữ Hán Việt
Từ điển từ và ngữ Việt Nam
Trong tác phẩm này, Hoàng Tuấn Công cũng đã chỉ ra những lỗi sai cơ bản mang tính hệ thống, thể hiện sự thiếu kiến thức và cách làm việc thiếu cẩn thận, thiếu khoa học của Nguyễn Lân.[15][16]
Mạo nhận học hàm Giáo sư và sự nhầm lẫn của truyền thông
Lúc sinh thời, trong các tác phẩm của mình viết, Nguyễn Lân luôn đề tên ở bìa sách là Giáo sư Nguyễn Lân. Ví dụ những sách đã xuất bản như Từ điển chính tả phổ thông (1963); Từ điển Tiếng Việt (1967); Từ điển Pháp Việt (1981); Từ điển từ và ngữ Hán Việt (1989); Từ điển Việt Pháp (hợp soạn, 1989); Từ điển thành ngữ và tục ngữ (1989); Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp Việt (1994); Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2002)...đều đề tên là Giáo sư Nguyễn Lân. Tuy nhiên quyết định 162/CP về đợt phong học hàm Giáo sư đầu tiên ở Miền Bắc Việt Nam được ký ngày 11/9/1976 bởi cố thủ tướng Phạm Văn Đồng gồm 29 người không có tên của Nguyễn Lân và các đợt phong sau đó, các năm 1980, 1984, 1988, 1991... đều không có tên của nhà giáo Nguyễn Lân.[3]
Ngày 10 tháng 12 năm 2013, Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học: "Nhà giáo nhân dân, Giáo sư Nguyễn Lân – Cuộc đời và sự nghiệp" nhân kỉ niệm 10 năm ngày mất của ông (2003- 2013).[17] Hội thảo đã chưng pano đề tên: "HỘI THẢO KHOA HỌC – NGND GS NGUYỄN LÂN".
Một số tờ báo ở Việt Nam khi viết bài về Nguyễn Lân đã gọi ông là Giáo sư Nguyễn Lân...[18][19][20]
Năm 1942, Nguyễn Lân đã gửi số tiền 133$00[21] cho cố Laygue, linh mục địa phận Xã Đoài để xây lại mộ Nguyễn Trường Tộ.[22][23] Số tiền đó bao gồm, 110$00 là tiền bán 900 quyển "Nguyễn Trường Tộ" của ông, còn 23p là tiền của những người bạn ông góp vào. Ngôi mộ Nguyễn Trường Tộ hiện nay ở làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Lăng mộ của Nguyễn Trường Tộ đề 2 câu thơ không ghi tên tác giả:
Nhất thất túc thành thiên cổ hận
Cố đầu hồi thị bách niên cơ.
Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là:
Một bước sa chân nghìn đời mang hận
Quay đầu nhìn lại, cơ đồ đã hóa trăm năm.
Trước đây bia lăng mộ cũ đã bị sứt mẻ mất chữ cuối cùng, khi là người đứng ra xây lại mộ, nhà giáo Nguyễn Lân đã không có ý kiến gì khi người xây mộ khắc hai câu thơ đó.[24] Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chữ cuối cùng là chữ "thân" mới đúng, vì đó là 2 câu thơ cổ của danh tướng Lý Lăng, đời Hán Vũ Đế, Trung Quốc:
Nhất thất túc thành thiên cổ hận
Cố hồi đầu thị bách niên thân
Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là:
Một lần sẩy chân, trở thành mối hận ngàn đời
Quay đầu nhìn lại, đã là cái thân trăm năm.
Gia đình
Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Tề, nữ sinh trường Sainte Marie ở Hà Nội, là con gái nhà đại điền chủ Nguyễn Hữu Tiệp, người có công chính thành lập trường tiểu học Bạch Hạc, Việt Trì. Ông bà có tám người con: 7 trai và 1 gái, dù sinh ra và lớn lên trong Chiến tranh Việt Nam nhưng 8 người con của ông đều không tham gia vào cuộc chiến và không bị tổn thất. Tất cả đều là giảng viên đại học, bảy con ông có học vị tiến sĩ, trong đó có bốn giáo sư, ba phó giáo sư:[25]
Người con trai cả là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Tuất (đã mất), nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novoxibiec, Nga, Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, người Việt đầu tiên được phong tặng Nghệ sĩ Công huân Nga (năm 2001).
Người con thứ sáu là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ông Tráng có một người con là Nguyễn Lân Thắng,vào tháng 4, năm 2023, Nguyễn Lân Thắng bị tòa ở Hà Nội tuyên phạt 6 năm tù với cáo buộc làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.[26]
Người con thứ bảy là Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng lao động (được trao tháng 12 năm 2015) Nguyễn Lân Việt là Giáo sư đầu ngành Tim mạch Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch – Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội.
Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân đợt đầu tiên. Hiện nay, tên của ông được đặt tên cho một tuyến phố ở Hà Nội, đi từ đường Trường Chinh (cạnh bảo tàng Phòng không – Không quân) dọc theo bờ tây sông Lừ đến cuối phố Lê Trọng Tấn ở cạnh sân bay Bạch Mai.
Ở quê nhà của ông ở tỉnh Hưng Yên, huyện Mỹ Hào, Bần Yên Nhân năm 2019 cũng có một đường phố mang tên ông.
Năm 2019, một ngôi trường công lập trung học cơ sở nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng được mang tên ông, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân.[cần dẫn nguồn]
^Hồi ký Những năm tháng không quên, giáo sư Nguyễn Đình Chú
^Với bút danh Từ Ngọc, Cậu bé nhà quê đã được Anphơrét Butsê dịch ra tiếng Pháp vào năm 1934, được đưa vào nhà trường làm sách giáo khoa, Hồi ký Những năm tháng không quên, Giáo sư Nguyễn Đình Chú
Artikel ini membutuhkan rujukan tambahan agar kualitasnya dapat dipastikan. Mohon bantu kami mengembangkan artikel ini dengan cara menambahkan rujukan ke sumber tepercaya. Pernyataan tak bersumber bisa saja dipertentangkan dan dihapus.Cari sumber: Chester Bennington – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR (Juli 2017) Artikel ini membutuhkan rujukan tambahan agar kualitasnya dapat dipastikan. Mohon bantu kami mengembangkan artikel ini dengan...
Holocaust-Mahnmal (2006) Das Denkmal für die ermordeten Juden Europas, kurz Holocaust-Mahnmal, in der historischen Mitte Berlins erinnert an die rund sechs Millionen Juden, die unter der Herrschaft Adolf Hitlers und der Nationalsozialisten ermordet wurden. Das Mahnmal, das von Peter Eisenman entworfen wurde, besteht aus 2711 quaderförmigen Beton-Stelen. Es wurde zwischen 2003 und Frühjahr 2005 auf einer rund 19.000 m² großen Fläche südlich des Brandenburger Tors errichtet. Am 10. ...
هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (أكتوبر 2018) ريشارد جادزي معلومات شخصية الميلاد 23 أغسطس 1994 (العمر 29 سنة)أكرا الطول 1.76 م (5 قدم 9 1⁄2 بوصة) مركز اللعب مهاجم الجنسية غانا معلومات النادي ا...
Este nombre sigue la onomástica coreana; el apellido es Jang.Jang Mi-ran Datos personalesNacimiento Gangwon (Corea del Sur)9 de octubre de 1983Nacionalidad(es) SurcoreanaCarrera deportivaDeporte Halterofilia[editar datos en Wikidata] Jang Mi-ran (hangul: 장미란; hanja: 張美蘭; McCune-Reischauer: Chang Mi-ran) (9 de octubre de 1983[1]) es una levantadora de pesas surcoreana de la categoría de +75 kg, actual campeona olímpica y mundial. Carrera Empezó en la halte...
Дерев’яні церкви карпатського регіону Польщі та УкраїниWooden tserkvas of Carpathian region in Poland and Ukraine [1] Світова спадщина Церква святого Юра (Дрогобич) 49°32′02″ пн. ш. 21°01′55″ сх. д. / 49.533900000027777821° пн. ш. 21.03220000002777823° сх. д. / 49.533900000027777821; 21.03220000002777823К...
Robert and Mariam Hayes StadiumThe HayesFormer namesTom and Lib Phillips Field (1988–2006)LocationUniversity of North Carolina at CharlotteOwnerUNC CharlotteCapacity1,100 (seated)3,000 (standing room)Field sizeLeft field: 335 ftLeft Center Field: 370 ftCenter Field: 390 ftRight Center Field: 370 ftRight field: 335 ftSurfaceTurf Infield, Natural Grass OutfieldConstructionOpenedFebruary 25, 1984 (initial) March 30, 2007 (reopened)Construction cost$5.9 million($8.56 million in 2022 dollar...
Badminton championships The African Badminton Championships is a tournament organized by the Badminton Confederation of Africa (BCA) to crown the best badminton players in Africa. For the Team event there is the African Badminton Cup of Nations. This is not to be confused with the All African Games, the multi sports event, held every four years where badminton is included since 2003. This tournament established since 1979 where Kumasi, Ghana held the competition.[1] Kenyan men's and w...
United States historic placeGuttenberg State BankU.S. National Register of Historic PlacesU.S. Historic districtContributing property Show map of IowaShow map of the United StatesLocation15 Goethe St.Guttenberg, IowaCoordinates42°46′59″N 91°05′48″W / 42.78306°N 91.09667°W / 42.78306; -91.09667Arealess than one acreBuilt1902Architectural styleRomanesque RevivalPart ofFront Street (River Park Drive) Historic District (ID84001222)MPSGuttenberg MRANRHP...
Bridge over the River Tees in Northern England Surtees BridgeSurtees Bridge over the River TeesCoordinates54°33′15.7″N 1°18′38.6″W / 54.554361°N 1.310722°W / 54.554361; -1.310722CarriesA66 roadCrossesRiver TeesLocaleBorough of Stockton-on-Tees, England, United KingdomOfficial nameSurtees BridgeOwnerNational HighwaysPreceded byJubilee BridgeFollowed bySurtees Rail BridgeCharacteristicsDesignslab and girderMaterialReinforced concrete and steel plate girderTot...
Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Februari 2023. Hari Cokelat InternasionalNama resmiInternational Chocolate DayDirayakan olehPenduduk Amerika SerikatPerayaanKonsumsi cokelatTanggal13 September Hari Cokelat Internasional merupakan perayaan yang muncul di Amerika Serikat setiap tahun pada tanggal 13 ...
Justo Pérez de Urbel Información personalNacimiento 8 de agosto de 1895Pedrosa de Río ÚrbelFallecimiento 29 de junio de 1979San Lorenzo de El EscorialNacionalidad EspañolaReligión Catolicismo EducaciónEducado en Universidad de Madrid Información profesionalOcupación Escritor, historiador y político Cargos ocupados Catedrático de universidadProcurador en Cortes (1943-1946)Procurador en Cortes (1946-1949)Procurador en Cortes (1949-1952)Procurador en Cortes (1952-1...
كالداس دي رينها (بالبرتغالية: Caldas da Rainha) كالداس دا رينها كالداس دا رينها خريطة الموقع تقسيم إداري البلد البرتغال[1][2] التقسيم الأعلى لَيْرِيَة خصائص جغرافية إحداثيات 39°24′25″N 9°08′11″W / 39.406916666667°N 9.13625°W / 39.406916666667; -9.13625 [3] المساحة...
Humperdinck in 2008 This is the discography of the British singer Engelbert Humperdinck who made his professional debut in 1967. Engelbert has sold over 7 million records in the US alone. Albums Year Album Release date Peak chart position US UK[1] AUS[2][3] 1967 Release Me — 7 6 — The Last Waltz — 10 3 — 1968 A Man Without Love — 12 3 10 1969 Engelbert — 12 3 — Engelbert Humperdinck — 5 5 8 1970 We Made It Happen — 19 17 20 1971 Sweetheart — 22 — ...
Mexican TV series or program CaboGenreTelenovelaBased onTú o nadieby María ZarattiniDeveloped by José Alberto Castro Carlos Daniel González Vanessa Varela Fernando Garcilita Directed by Salvador Garcini Fez Noriega Starring Bárbara de Regil Matías Novoa Eva Cedeño Diego Amozurrutia Rebecca Jones Rafael Inclán Theme music composer Diego Amozurrutia José Benjamín Pérez Miky Mendoza Oscar Mont Opening themeTúby Melissa RoblesComposers Armando López Berenice González Claudia Ca...
Al Mukallaالمكلا Ciudad Puerto de Al Mukalla. Al MukallaLocalización de Al Mukalla en YemenCoordenadas 14°32′00″N 49°08′00″E / 14.533333333333, 49.133333333333Entidad Ciudad • País Yemen • Gobernación HadramautAltitud • Media 10 m s. n. m.Población (2005) • Total 144 137 hab.Huso horario UTC+03:00[editar datos en Wikidata] Al Mukalla (en árabe: المكلا Al Mukallā) es un puerto y...
List of events ← 1791 1790 1789 1788 1787 1792 in Scotland → 1793 1794 1795 1796 1797 Centuries: 16th 17th 18th 19th 20th Decades: 1770s 1780s 1790s 1800s 1810s See also:List of years in ScotlandTimeline of Scottish history1792 in: Great Britain • Wales • Elsewhere Events from the year 1792 in Scotland. Incumbents Further information: Politics of Scotland and Order of precedence in Scotland Law officers Lord Advocate – Robert Dundas of Arniston Solicitor General for ...
Hamlet in Cornwall, England Cottages at Treator Treator is a hamlet west of Padstow, Cornwall, England, United Kingdom.[1] It was the birthplace of Sir Goldsworthy Gurney (1793–1875), a surgeon, chemist, lecturer, consultant, architect, builder and prototypical British gentleman scientist and inventor, of the Victorian era. References Cornwall portal ^ Ordnance Survey get-a-map SW9041975224 vte Ceremonial county of CornwallCornwall PortalUnitary authorities Cornwall Council Council ...
Sanktuarium Miłosierdzia Bożegow WilnieVilniaus Dievo Gailestingumo šventovė sanktuarium Fasada sanktuarium Państwo Litwa Miejscowość Wilno Adres Dominikonų gatvė, Vilnius, Vilniaus Apskritis, Lithuania (ul. Dominikańska, Wilno,Litwa) Wyznanie katolickie Kościół rzymskokatolicki Wezwanie Miłosierdzie Boże Przedmioty szczególnego kultu Cudowne wizerunki Jezu ufam Tobie Historia Data zakończenia budowy XVI w. Data poświęcenia 18 kwietnia 2004 (rekonsekracja) Aktualne pr...
Companhia Nacional de Caminhos de FerroTipo empresa ferroviariaIndustria Transporte ferroviarioFundación 1885Disolución 1 de enero de 1947Sede central LisboaÁrea de operación PortugalDivisiones Viseu, Santa Comba Dão, Braganza, MirandelaCronología → Companhia dos Caminhos de Ferro Portugueses [editar datos en Wikidata] La Companhia Nacional de Caminhos de Ferro, igualmente conocida como Companhia Nacional, fue una empresa ferroviaria portuguesa, que construyó las Líneas de...