Nguyễn Thị Như Trang

Nhà văn
Nguyễn Thị Như Trang
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1939-12-31)31 tháng 12, 1939
Nơi sinh
Kim Động, Hưng Yên
Mất5 tháng 12, 2016(2016-12-05) (76 tuổi)
Nơi cư trúHà Nội
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpnhà văn
Lĩnh vựcvăn học
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Ba
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhì
Sự nghiệp văn học
Bút danhBảo Ngọc, Thảo Phương
Thể loạitruyện ngắn, tiểu thuyết,
Tác phẩm
  • Màu tím hoa mua (tập truyện, ký)
  • Khoảng sáng trong rừng (tiểu thuyết)
Giải thưởngDanh sách
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân chủngTổng cục Chính trị
Năm tại ngũ1966 - 1995
Quân hàm
Đơn vịTạp chí Văn nghệ Quân đội
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Nguyễn Thị Như Trang (1939 – 2016) là nhà văn Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2012. Bà là Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tiểu sử

Nguyễn Thị Như Trang (bút danh: Bảo Ngọc, Thảo Phương) sinh ngày 31 tháng 12 năm 1939 tại xã Ngọc Thanh huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Nguyễn Thị Như Trang vào nghề là kế toán của một ty thương nghiệp. Sau đó, bà được cử đi học tại lớp Viết văn trẻ khóa II (1965-1966) của Hội Nhà văn Việt Nam. Ra trường, bà về làm phóng viên báo Quân khu III (1966-1969)[1] và từ năm 1969, Nguyễn Thị Như Trang được điều về tạp chí Văn nghệ quân đội làm phóng viên, biên tập viên.[2] Bà đã được phong quân hàm Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam.[3]

Nguyễn Thị Như Trang là nhà văn nữ duy nhất ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội trong những năm chiến tranh, bà từng có mặt ở chiến trường Campuchia, Mặt trận 559 và Chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 với tư cách nhà báo, nhà văn.[4][5]

Bà là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1976.

Bà mất ngày 5 tháng 12 năm 2016 tại Hà Nội.[3]

Sự nghiệp

Khi là kế toán của một ty thương nghiệp Nguyễn Thị Như Trang đã viết vở kịch ngắn ''Ông cửa hàng trưởng'' (1964) và được trao giải thưởng văn học đầu tiên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Sau hơn nửa thế kỷ cầm bút, bà đã xuất bản 10 tập truyện ngắn, truyện vừa và 5 tập tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và những vấn đề nảy sinh sau chiến tranh.[2]

Bà đã dành được nhiều giải thưởng về văn học: Giải nhì cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (1966-1967) cho truyện ngắn Màu tím hoa mua; Giải A Bộ Tư lệnh Hải quân cho bút ký “ Người ở đảo” (1994); Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng cho tập Chuyện thời con gái (1994).

Nguyễn Thị Như Trang đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng ba; Huân chương Chiến công hạng nhì.[1]

Năm 2012, bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm: Màu tím hoa mua (tập truyện, ký), Khoảng sáng trong rừng (tiểu thuyết).[6]

Tác phẩm chính

  • Màu tím hoa mua (tập truyện ngắn, 1969)
  • Thành phố bờ biển (tập truyện ngắn, 1972)
  • Câu chuyện ở rừng (tập truyện ngắn, 1976)
  • Ánh lửa từ chân sóng (tiểu thuyết, 1976)
  • Khoảng sáng trong rừng (tiểu thuyết, 1976)
  • Cây thông non (tiểu thuyết, 1979)
  • Nhật ký Phnompênh (ký, 1981)
  • Biệt thự có giàn hoa tím (tiểu thuyết, 1985)
  • Đứa con bị ruồng bỏ (tiểu thuyết, 1995)
  • Tôi đi chợ Mỹ (bút ký, 2001)
  • Chuyện thời con gái (tập truyện ngắn, 1994)
  • Những nẻo đường chiến tranh (bút ký, 2006)
  • Khúc hát tôi yêu (1987)
  • Trời miền nhiệt đới (1987)
  • Hoa cỏ đắng (1978)
  • Ngôi sao nhỏ của tôi (1988)
  • Tháng Tư thương mến (2002)
  • 101 giai thoại làng văn nghệ (2003)
  • Truyện ngắn Nguyễn Thị Như Trang (1994)
  • Điều không khắc vào đá (2004)

Nguồn: [3]

Vinh danh

Giải thưởng văn học

  • Giải thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho vở kịch ngắn Ông cửa hàng trưởng (1964).
  • Giải nhì cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (1966-1967) cho truyện ngắn Màu tím hoa mua.
  • Giải A Bộ Tư lệnh Hải quân cho bút ký “ Người ở đảo” (1994).
  • Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng (1994) cho tập truyện Chuyện thời con gái.

Tham khảo

  1. ^ a b Nguyễn Thanh Tú (7 tháng 12 năm 2016). “Nguyễn Thị Như Trang - nữ nhà văn, chiến sĩ”. Báo Nhân dân. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
  2. ^ a b Phùng Văn Khai (13 tháng 5 năm 2022). “Nhà văn Nguyễn Thị Như Trang: Không chỉ là khoảng sáng trong rừng”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
  3. ^ a b c “Nhà văn Nguyễn Thị Như Trang (1939-2016)”. Bảo tàng Văn học Việt Nam. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
  4. ^ Anh Ngọc (7 tháng 12 năm 2016). “Nhớ nhà văn Nguyễn Thị Như Trang”. Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2025.
  5. ^ Ngô Thảo (19 tháng 12 năm 2016). “Nhà văn Nguyễn Thị Như Trang : Nữ binh cầm bút”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2025.
  6. ^ “Quyết định của Chủ tịch Nước về việc tặng các Danh hiệu vinh dự Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 15 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2024.

Xem thêm

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!