Sau khi tốt nghiệp đại học, Đức Ban về làm việc tại Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ Tĩnh.
Từ 1991 đến 2005 Đức Ban làm Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật kiêm Phó Tổng Biên tập Tạp chí Hồng Lĩnh, rồi Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Hồng Lĩnh.
Từ năm 2005 đến 2009 Đức Ban làm Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh[1].
Năm 2009 ông nghỉ hưu theo chế độ và hiện sinh sống với gia đình tại phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh.
Tác phẩm
Mưa phùn (tập truyện ngắn; in chung); Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh; 1975
Hoa cúc vàng (tập truyện thiếu nhi); Nhà xuất bản Kim Đồng; 1985; Tái bản năm 2000
Những Tiếng chim (tập truyện thiếu nhi); Nhà xuất bản Thuận Hóa; 1986
Sương mù chưa tan (truyện vừa); Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc; 1986
Nơi có chuyện cổ tích (tập truyện ngắn); Nhà xuất bản Nghệ An; 1988
Trăng vỡ (tiểu thuyết); Nhà xuất bản Hội Nhà văn; 1992; Tái bản 2003
Đêm thức (tập truyện ngắn; Nhà xuất bản Văn học; 1994
Cây cải lên trời (tập truyện ngắn); Nhà xuất bản Hội Nhà văn; 1997
La Sơn Nguyễn Biểu (kịch dài); Nhà xuất bản Sân khấu; 2002
Mạng nhện bạc (tập truyện vừa) Nhà xuất bản Hội Nhà văn; 2003
Khúc hát ngày xưa (tập truyện ngắn; Nhà xuất bản Quân đội nhân dân; 2004
Chuyện vẫn còn (tập truyện ngắn); Nhà xuất bản Hội Nhà văn; 2005
Con Mèo mun (tập truyện thiếu nhi chọn lọc); Nhà xuất bản Kim Đồng; 2007
Đức Ban – Truyện ngắn và Truyện vừa chọn lọc; Nhà xuất bản Hội NHà văn; 2008
Đức Ban - Tác phẩm chọn lọc; Nhà xuất bản Hội Nhà văn - Trung tâm xúc tiến Văn hóa, Du lịch Hà Tĩnh; 2009
Lửa Ngàn sâu (kịch dài); Nhà xuất bản Sân khấu; 2012
Giọt nước mắt màu đất (tập truyện ngắn); Nhà xuất bản Hội Nhà văn; 2014
Chuyện 10 cô gái Đồng Lộc (tập chân dung; in chung); Nhà xuất bản Hội Nhà văn; Nhà xuất bản Thanh niên; 2010; Tái bản: 2012; 2014; 2016
Người thân thương (tập chân dung văn học); Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2018.
Giải thưởng
4 Giải A, 1 giải C Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Du của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Hà Tĩnh;
Giải A, giải C Giải thưởng Ủy ban Trung ương Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; 1994;
Giải B Truyện ngắn ''Báo Văn nghệ''; Hội Nhà văn Việt Nam;
Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2016 cho cụm tác phẩm Trăng vỡ (tiểu thuyết) và Đêm thức (tập truyện ngắn)[2].
Đánh giá
Cảm quan hiện thực của nhà văn không chỉ miêu tả sắc nét thực trạng cuộc sống, mà quan trọng hơn còn chỉ ra nguyên nhân thực trạng ấy (...). Viết về những thân phận đau khổ hiu hắt, những con người bất hạnh, ngòi bút Đức Ban thấm đẫm một nỗi cảm thông, một sự nâng niu chi chút (...).[3]
Có nhiều con đường vào văn chương. Có người chói chang khi xuất hiện và mau chóng tàn lụi. Có người lặng lẽ tỏa sáng, càng có tuổi càng sâu sắc. Đức Ban thuộc dạng thứ hai, không chói chang nhưng có sức bền, không ồn ào ăn xổi ở thì nhưng có nội lực.[4]