Ở Việt Nam hiện nay, họ Nghiêm có ở nhiều địa phương. Lịch sử họ Nghiêm xuất hiện từ khá lâu tại kinh thành Thăng Long vào cuối thời Tiền Lê đầu thời Lý. Hậu duệ định cư tại thôn Đỗ Xá, xã Lan Đình, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn[1] trấn Kinh Bắc (nay là thôn Quan Độ, xã Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh). Trong suốt lịch sử triều Lý, vào giai đoạn đầu dòng họ đều làm quan sinh sống tại kinh thành Thăng Long, về sau, con cháu có di cư đến nơi khác nhưng phần lớn vẫn sinh sống tại quê nhà. Thời Lý là giai đoạn họ Nghiêm có nhiều hiền tài nhất, làm quan chức cao, làm việc thường trực trong triều và đương thời rất được thiên hạ ngợi ca.
Nguồn gốc họ Nghiêm
Họ Nghiêm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, theo các nguồn tư liệu cổ nhất, họ Nghiêm xuất hiện khá lâu tại Kinh thành Thăng Long, giai đoạn đầu thời Lý. [cần dẫn nguồn]
Họ Nghiêm tại Trung Quốc
Ở Trung Quốc, họ Nghiêm xuất phát từ họ Trang, bắt ngồn từ dòng tộc của Sở Trang Vương (Hùng Lữ (熊旅)) nước Sở. Theo Nguyên Hà Tính Toản, khi Sở Trang Vương mất(năm 591 TCN), con cháu đã nhận tên Trang làm tên họ. Theo Tính Thị Khảo Lược, vì tránh tên húy của Hán Minh Đế (57-75) nên ông Trang Quang đã đổi sang họ Nghiêm. Từ đó nảy sinh dòng họ Nghiêm tại Trung Quốc. [cần dẫn nguồn]
Các nhánh họ Nghiêm
Tại Việt Nam, họ Nghiêm có ở khá nhiều nơi khắp cả nước, chủ yếu ở Bắc Ninh, Hà Nội (Hà Tây cũ), Hải Phòng và một số địa phương.
Nghiêm Danh
Nghiêm Đình
Nghiêm Văn
Nghiêm Xuân
Nghiêm Bá
Nghiêm Thọ
Nghiêm Hữu
Nghiêm Sỹ
Nghiêm Mạnh
Nghiêm Đắc
Nghiêm Công
Nghiêm Trọng
Nghiêm Phú
Nghiêm Quang
Nghiêm Minh
V..v...
Nhân vật nổi tiếng
Việt Nam
Nghiêm Quý Công (hiệu Phúc Lý) - (Ất Dậu 985-?) - Điện tiền Chỉ huy sứ, Hầu tước, thời Lý Thái Tổ.
Nghiêm Phúc Tâm tự Lương Chi - (Canh Tuất 1010-?) - Đô hiệu điểm Thượng vũ hầu, cùng Lê Phụng Hiểu trừ loạn tam Vương đời Lý Thái Tông.
Nghiêm Phúc Tuấn (1044-?) - Long việt Thượng tướng quân, Hiếu Quận Công, thời Lý Thánh Tông.
Nghiêm Phúc Lương (1064-?) - Đô hiệu điểm, Tham Chính, thời Lý Nhân Tông
Nghiêm Tùng (1089-?) - Viên ngoại lang, thời Lý Nhân Tông.
Nghiêm Cao (1112-?) - Hàn Lâm viện học sĩ, thời Lý Thần Tông.
Nghiêm Ngữ - Điện tiền Chỉ huy sứ, Hầu tước, thời Lý Anh Tông.
Nghiêm Yết (1139-?) - Tổng binh thiêm sự, Hầu tước, thời Lý Anh Tông.
Nghiêm Xã (1164-?) - Lan Thượng tướng quân, Hầu tước, thời Lý Cao Tông
Nghiêm Tĩnh (1189-?) - Đại tư mã kiêm Thị trung, Tước Quận công, đời Lý Cao Tông.
Nghiêm Kế[2][3] (1214-?) - Đặc tiến phụ Quốc, Bắc vệ Đại tướng quân, Thái bảo dũng Quận công, đời Trần Thái Tông.
Nghiêm Quang - phó sứ Thanh hình hiến sát sứ ty các xứ Yên Bang thời Lê Thánh Tông.
Nghiêm Lâm - Thái thường tự khanh, làm quan dưới triều Lê Hiến Tông
Nghiêm Bá Ký ? - 1530. Là văn thần đời Lê Chiêu Tông (黎昭宗; 1506 – 1526). Ông là người có tài đức, từng giữ chức vụ cao trong triều, tước Bình Minh Bá.
Nghiêm Xuân Quảng (1869 - 1941), đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi, niên hiệu Thành Thái 7 (1895) năm 26 tuổi, là một trong những người sáng lập ra Đông Kinh Nghĩa Thục