Vào thời Xuân ThuChiến Quốc, nước Sở có vị tướng Thẩm Chư Lương, trong cuộc chiến Ngô-Sở (506 trước Công nguyên) có công hộ giá Sở Chiêu vương chạy sang cầu viện quân Tần. Sau khi được Tần Ai Công xuất quân giúp đỡ đánh lui quân Ngô, Sở Chiêu vương đã phong cho ông tước công, ban cho vùng đất Diệp, cũng cho đổi họ từ Thẩm sang Diệp. Từ đó ông được gọi là Diệp Công, con cháu ông cũng mang họ Diệp, còn thân thích vẫn mang họ Thẩm.
Diệp Công được xem là thủy tổ của họ Diệp.
Trong tiếng Trung Quốc cổ, chữ Diệp (ye) không mang một ý nghĩa gì. Về sau nó mới mang nghĩa là lá, có thể là do vùng đất Diệp chủ yếu là sản xuất rau.
Diệp Văn Cương (1862-1929), nhà giáo, nhà quốc ngữ học, là tác giả cuốn Syllabaire Sách vần Quốc Ngữ xuất bản năm 1919, người đề xuất cách ghép vần: a, bờ, cờ...
Diệp Văn Kỳ (1895-1945), nhà tư sản, nhà báo nhà trí thức yêu nước đầu thế kỷ XX.