Trạng thái cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ
Trạng thái cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ là trạng thái được biểu hiện sự kết hợp hai thị trường này trong cùng một mô hình.
Điểm cân bằng trên cả hai thị trường này phải thỏa mãn đồng thời hai phương trình:
Có thể kết hợp hai đường IS và LM vào cùng một đồ thị với trục tung là các mức lãi suất thực tế r và trục hoành là các mức thu nhập Y. Giả định là không có tình huống nào hai đường này không gặp nhau.
Mỗi đường đều có thể có hình dáng thông thường, tức là đường IS dốc xuống phía phải và đường LM dốc lên phía phải. Mỗi đường đều có thể có hình dáng nằm ngang và mỗi đường đều có thể có hình dáng thẳng đứng.
Như vậy, sẽ có bảy tình huống hai đường IS và LM gặp nhau và hai tình huống hai đường không gặp nhau (chúng ta sẽ không xem xét hai tình huống này).
Khi hai chính sách cùng được thực hiện một lúc và theo cùng hướng nới lỏng hay cùng hướng thắt chặt, hiệu quả đối với tăng thu nhập là rất lớn. Còn khi hai chính sách cùng được thực hiện một lúc, nhưng một chính sách theo hướng nới lỏng còn một chính sách theo hương thắt chặt, thì hiệu quả tới thu nhập nhỏ. Đây gọi là ảnh hưởng triệt tiêu.
Đường LM ở đoạn nằm ngang gặp đường IS dốc xuống phía phải (tình huống 2) hoặc đường IS thẳng đứng (tình huống 3). Các tình huống này gọi là bẫy thanh khoản. Lúc này chỉ có chính sách tài chính là phát huy được tác dụng, còn chính sách tiền tệ vô hiệu lực. Chính phủ nới lỏng tài chính bao nhiêu thì thu nhập tăng lên bấy nhiêu, và thắt chặt bao nhiêu thì thu nhập giảm bấy nhiêu. Tương tự khi đường LM ở đoạn dốc lên gặp đường IS thẳng đứng (tình huống 4).
Đường LM ở đoạn thẳng đứng gặp đường IS dốc xuống (tình huống 5) hoặc đường IS nằm ngang (tình huống 6). Lúc này chính sách tài chính vô hiệu lực. Ngược lại, chính sách tiền tệ phát huy tác dụng tối đa; cung tiền tăng bao nhiêu thì thu nhập tăng bấy nhiêu. Tương tự khi đường IS nằm ngang gặp đường LM ở đoạn dốc lên (tình huống 7).