Liêu Ninh (tàu sân bay Trung Quốc)

Lịch sử
Liên Xô
Tên gọi Varyag
Đặt tên theo Người Varyag
Xưởng đóng tàu
Đặt lườn 6 tháng 12 năm 1985
Hạ thủy 4 tháng 12 năm 1988
Hoàn thành Quá trình đóng bị dừng lại khi đã hoàn thành 60%
Lịch sử
Trung Quốc
Tên gọi Shi Lang[1]
Trưng dụng Mua lại của Ukraina[2]
Tình trạng đang được tái trang bị[2]
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Tàu sân bay lớp Admiral Kuznetsov
Trọng tải choán nước
  • 53.000 đến 55.000 t (52.000 đến 54.000 tấn Anh) tiêu chuẩn
  • 66.000 đến 67.500 t (65.000 đến 66.400 tấn Anh) đủ tải
Chiều dài
  • 1.000 ft (300 m) o/a
  • 900 ft (270 m) w/l
Sườn ngang
  • 240 ft (73 m) o/a
  • 125 ft (38 m) w/l
Mớn nước 36 ft (11 m)
Động cơ đẩy
  • Theo thiết kế:
  • Turbine hơi nước, 8 nồi hơi, 4 trục chân vịt, 200.000 hp (150 MW)
  • 2 × 50.000 hp (37 MW) turbine
  • 9 × 2.011 hp (1.500 kW) turbogenerators
  • 6 × 2.011 hp (1.500 kW) máy phát điện diesel
  • 4 × trục chân vịt cố định
Tốc độ 32 hải lý trên giờ (37 mph; 59 km/h)
Tầm xa 3.850 nmi (7.130 km) ở 32 kn (37 mph; 59 km/h)
Tầm hoạt động 45 ngày
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 1,960 người
  • 626 air group
  • 40 flag staff
  • 3,857 phòng
Vũ khí
  • Phỏng đoán tên lửa phòng không tầm xa HQ-9, YJ-91
  • Theo thiết kế:
  • • 8 × súng AK-630 AA (6×30 mm, 6,000 viên/phút/lắp, 24,000 viên)
  • • 8 × CADS-N-1 Kashtan CIWS (mỗi 2 × 30 mm Gatling AA plus 16 3K87 Kortik SAM)
  • • 12 × P-700 Granit SSM
  • • 18 × 8-cell 3K95 Kinzhal SAM VLS (192 tên lửa phóng thẳng đứng; 1 tên lửa trên 3 giây)
  • • Ống phóng rocket RBU-12000 UDAV-1 ASW (60 rocket)
Máy bay mang theo

Liêu Ninh (Liaoning) là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Nó được đặt theo tên tỉnh Liêu Ninh nơi con tàu được tân trang. Sau một số lần chạy thử, tàu được đánh số 16 và chính thức bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào cuối tháng 9-2012.

Ban đầu con tàu này là do Liên Xô đóng cho Hải quân Liên Xô với tên ban đầu là Varyag. Liên Xô tan rã khi tàu đang đóng dở tại Ucraina, và Trung Quốc đã mua lại từ Ukraine vào năm 1998, khi đó nó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó. Mục đích mua tàu không được công khai cho đến tận tháng 6 năm 2011 khi chiếc tàu được đóng xong hoàn toàn. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo rằng tàu Liêu Ninh được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và huấn luyện.

Do vốn là tàu Varyag, nên Liêu Ninh có thể xem là thuộc lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Nó dài khoảng 304,5 mét, rộng 37 mét. Lượng giãn nước đầy tải là 67.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 32 knot (hay 37 hải lý/giờ).

Hệ thống vũ khí đáng chú ý của Liêu Ninh là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N. Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng phòng không AK-630 AA, 8 CADS-N-1 Kashtan CIWS, 12 tên lửa hải đối hải P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal SAM VLS, và hệ thống pháo phản lực chống ngầm RBU-12000 UDAV-1 ASW. Cũng theo thiết kế, nó có thể mang 26 máy bay và 24 trực thăng. Liêu Ninh dùng hệ thống dốc kiểu "bệ phóng trượt tuyết" chứ không phải máy phóng như các tàu sân bay của Hoa Kỳ.

Nguồn gốc

Ban đầu, khi đặt lườn, tàu được gọi là Riga, tàu sân bay này được hạ thủy ngày 4 tháng 12 năm 1988, và được đổi tên lại thành Varyag (Varangian) vào cuối năm 1990, theo tên tàu tuần dương nổi tiếng của Nga.[cần dẫn nguồn]

Việc đóng tàu bị ngừng lại năm 1992, khi cấu trúc con tàu đã hoàn thành nhưng chưa có các hệ thống điện. Với sự giải tán Liên Xô, quyền sở hữu con tàu được chuyển cho Ukraine; chiếc tàu được để dành, không được bảo dưỡng, và sau đó ở tình trạng trơ trụi. Tới đầu năm 1998, tàu không có động cơ, bánh lái, hầu hết các hệ thống hoạt động, và được đưa ra bán đấu giá.[cần dẫn nguồn]

Vai trò của Nga

Tuy được phương Tây định danh là một tàu sân bay, thiết kế của lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov hàm ý một khái niệm nhiệm vụ khác biệt so với các tàu sân bay của Hải quân Mỹ, Hải quân Hoàng gia hay Hải quân Pháp. Thuật ngữ được những người đóng tàu miêu tả nó trong tiếng Nga là "тяжёлый авианесущий крейсер" tyazholiy avianesushchiy kreyser (TAKR or TAVKR)—"tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay"—được dự định để hỗ trợ và bảo vệ các tàu ngầm mang tên lửa, tàu mặt nước, và máy bay mang tên lửa của hải quân trong hạm đội Nga. Vì thế, Liên xô và Nga cho rằng những tàu này không phải là những tàu sân bay theo Hiệp ước Montreux và không phải là đối tượng áp dụng những hạn chế kích thước khi đi qua Bosporus.[3][4]

Máy bay cánh cứng trên tàu khác của lớp này, Đô đốc Kuznetsov, chủ yếu có nhiệm vụ đảm bảo ưu thế trên không. Nếu Varyag đã từng được biên chế trong hải quân Nga, nó cũng đã thực hiện các hoạt động chiến tranh chống ngầm (ASW), cũng như mang tên lửa chống tàu.[cần dẫn nguồn]

Bán đấu giá

Tháng 4 năm 1998, Bộ trưởng Thương mại Ukraina Roman Shpek thông báo giá thắng thầu là US$ 20 triệu cho Chong Lot Travel Agency Ltd., một công ty nhỏ có trụ sở tại Hồng Kông. Họ đề xuất kéo Varyag ra khỏi Biển Đen, qua Kênh Suez và vòng phía nam châu Á tới Macau, nơi họ sẽ bỏ neo và biến nó thành một khách sạn và sòng bạc nổi.[5] Nó sẽ tương tự như tàu Kiev tại Thiên TânMinsk tại Minsk WorldThâm Quyến.

Trước khi cuộc đấu giá đóng, các quan chức tại Macau đã cảnh báo Chong Lot rằng họ sẽ không cho phép tàu Varyag bỏ neo ở cảng. Tuy nhiên việc mua bán vẫn được tiến hành. Chong Lot thuộc sở hữu của Chin Luck (Holdings) Company tại Hồng Kông. Bốn trong số sáu thành viên của Chin Luck sống tại Yên Đài, Trung Quốc, nơi có một xưởng đóng tàu lớn của hải quân Trung Quốc. Chủ tịch Chin Luck Từ Tăng Bình, được tuyên bố là cựu sĩ quan quân đội Quân đội Giải phóng Nhân dân.[5]

Được kéo về Trung Quốc

Varyag đang được kéo tại İstanbul.

Vào giữa năm 2000, tàu kéo của ITC Hà Lan Suhaili với một đội thủy thủ người Philippines đã được thuê để kéo chiếc Varyag. Chong Lot không thể có được giấy phép của Thổ Nhĩ Kỳ để đi qua eo biển Bosphorus đầy nguy hiểm; theo Hiệp ước Montreux năm 1936 Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm cho phép tự do lưu thông, nhưng với một số chủ quyền và quyền từ chối. Chiếc tàu to lớn bị kéo quanh Biển Đen tới 16 tháng. Các bộ trưởng cấp cao của Trung Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán tại Ankara đại diện cho Chong Lot, đề xuất cho khách du lịch Trung Quốc tới thăm nước Thổ Nhĩ Kỳ đang túng tiền nếu con tàu được phép đi qua eo biển.[6][7] Ngày 1 tháng 11 năm 2001, Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng bớt căng thẳng với quan điểm rằng con tàu gây ra một nguy cơ quá lớn với những cây cầuIstanbul, và cho phép việc quá cảnh.[8]

Ngày 2 tháng 11 năm 2001, Varyag được hộ tống bởi 27 tàu, gồm 11 tàu kéo và 3 tàu hoa tiêu, và mất sáu giờ để đi qua eo biển; hầu hết các tàu lớn khác mất một giờ rưỡi.[9]. Lúc 11:45 sáng ngày 2 tháng 11 con tàu hoàn thành thực hiện quá cảnh và hướng về GallipoliÇanakkale với tốc độ 5,8 hải lý trên giờ (10,7 km/h; 6,7 mph). Tàu vượt qua Dardanelles mà không có vấn đề gì.[10]

Ngày 3 tháng 11, Varyag rơi vào một trận cuồng phong cấp 9 và trôi dạt trong khi đang vượt qua đảo Skyros Hy Lạp. Các nhân viên cứu hộ đã cố bắt lại con tàu, khi ấy đang trôi về hướng đảo Euboea.[11][12] Đội thủy thủy bảy người (ba người Nga, ba người Ukraine và một người Phillippines) vẫn ở trên tàu khi sáu tàu kéo tìm cách nối lại việc kéo tàu. Sau nhiễu nỗ lực thất bại, một trực thăng cứu hộ bờ biển của Hy Lạp đã hạ cánh xuống Varyag và cứu cả bảy người.[13] Một tàu kéo đã tìm cách nối được một dây vào tàu vào cuối ngày, nhưng gió lớn đã làm hỏng nỗ lực của hai tàu kéo khác. Ngày 6 tháng 11, Aries Lima (được báo chí đưa tin vừa là người Bồ Đào Nha vừa là người Hà Lan), một thủy thủ từ tàu kéo Haliva Champion, đã chết trong khi đang nỗ lực nối lại các dây kéo. Ngày 7 tháng 11, con tàu to lớn đã được nối lại dây..[14][15]

Hiện đại hóa và tái trang bị

Năm 2008, Robert Karniol, biên tập viên châu Á của Jane's Defence Weekly, đã nói: "Người Trung Quốc chưa từng thấy kiểu tàu sân bay này trước đây và nó có thể rất hữu ích với họ. Họ đang tìm cách có được càng nhiều bí quyết sản xuất càng tốt ".[16] Lưu Hoa Thanh, một đô đốc cấp cao của PLAN và là người ủng hộ việc hiện đại hóa hải quân, đã nói thế kỷ 21 là "thế kỷ của biển" và kêu gọi hiện đại hóa hải quân trong nhiều thập kỳ. Cùng lúc, đã có sự phản đối bên trong PLAN với quan điểm của Lưu Hoa Thanh về một lực lượng hải quân Trung Quốc to lớn, dẫn tới những cuộc tranh cãi liên tục giữa việc phát triển các tàu sân bay và các tàu ngầm.

Tàu Varyag được đưa vào một ụ khô tại Đại Liên (38°56′29″B 121°38′41″Đ / 38,9414°B 121,6447°Đ / 38.9414; 121.6447 (Varyag)) tháng 6 năm 2005. Vỏ của nó được phun cát và giàn giáo được dựng quanh tàu. Đảo chỉ huy được sơn phủ lớp sơn đỏ thường dùng để xử lý kim loại han rỉ. Ngày 24 tháng 10 năm 2006, bản điện tử của tờ báo Kommersant thông báo rằng Nga có kế hoạch bán tới 50 máy bay chiến đấu Su-33 cho Trung Quốc qua Rosoboronexport, trong một hợp đồng trị giá $2,5 tỷ. Tháng 3 năm 2009 Moskovskij Komsomolets thông báo rằng những cuộc đàm phán này đã đổ vỡ vì Nga sợ rằng Trung Quốc có thể bắt đầu sản xuất các phiên bản xuất khẩu rẻ hơn của Su-33 với các hệ thống và hệ thống điện tử Trung Quốc, gây ảnh hưởng tới việc xuất khẩu của Nga, giống điều từng xảy ra với J-11B (Phiên bản Trung Quốc của Su-27).[17]

Jane's Fighting Ships bình luận rằng Varyag có thể đã được đổi tên lại là Thi Lang và được trao số cờ hiệu 83. Jane's lưu ý rằng cả cái tên và số hiệu đều chưa được xác nhận. Thi Lang là một vị đô đốc thời nhà Minh-Thanh, người đã đánh bại hải quân của các hậu duệ của Trịnh Thành Công và chinh phục Đài Loan năm 1681.[18] Tháng 10 năm Jane's Navy International lưu ý rằng "công việc sửa chữa và trang bị đang được tiếp tục và con tàu được dự kiến bắt đầu thử nghiệm ngoài biển trong năm 2008".[19] Vào cuối năm 2008, Asahi Shimbun thông báo rằng con tàu đang "gần hoàn tất".[2] Ngày 27 tháng 4 năm 2009 Varyag được thông báo đã được đưa vào một ụ khô khác, "rõ ràng để lắp động cơ và các thiết bị nặng khác".[20] Một cột radar mới được lắp trên siêu cấu trúc của Varyag ngày 15 tháng 12 năm 2009.[21]

Năm 2009, tại cơ sở nghiên cứu Hải quân Vũ Hán gần hồ Hoàng Gia phía tây nam Vũ Hán, PLAN đã xây dựng một sàn huấn luyện và hậu cần và đảo chỉ huy giả theo kích thước thật của Varyag.[22][23]

Các cảm biến đã được quan sát gồm Mạng quét điện tử chủ động (AESA) và Sea Eagle radar. Các vũ khí đã quan sát gồm Type 1030 CIWS, và hệ thống tên lửa FL-3000N. Mọi người cũng thấy những ống phóng tên lửa chống tàu cũ đã được bít lại và sẽ không được sử dụng, vì thế có nhiều khoảng không bên trong hơn cho nhà chứa máy bay hay nhà kho. Nga có kế hoạch thực hiện điều tương tự khi họ hiện đại hóa chiếc tàu chị em của Varyag tàu Kuznetsov.[24] Kamov Ka-31 đã được xác nhận là đã mua và hoạt động trong PLAN, và có thể hình thành nên cơ sở Cảnh báo sớm và kiểm soát trên không cho con tàu.[25]

Ngày 8 tháng 6 năm 2011, Tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân, Tướng Trần Bỉnh Đức xác nhận rằng Bắc Kinh đang chế tạo một tàu sân bay, đánh dấu lần đầu sự thừa nhận tồn tại của loại tàu này trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Ông nói rằng việc sửa chữa chiếc tàu sân bay Liên xô "đang được thực hiện, nhưng chưa hoàn thành". Con tàu sẽ được dùng cho huấn luyện và như một mô hình cho một con tàu tự chế tạo trong tương lai. Thích Kiến Quốc, trợ lý Tổng tham mưu PLA nói "Tất cả các quốc gia lớn trên thế giới đều sở hữu các tàu sân bay –chúng là những biểu tượng của một cường quốc "[26] Ngày 27 tháng 7 năm 2011, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo họ đang tái trang bị cho con tàu để "nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và huấn luyện."[27]

Các cuộc thử nghiệm trên biển

Ngày 10 tháng 8 năm 2011, tàu Varyag bắt đầu các cuộc thử nghiệm trên biển. Một nhà phân tích của RSIS lưu ý rằng Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đưa tàu vào hoạt động, nhưng rất quyết tâm làm việc này.[28] Ngày 15 tháng 8 năm 2011, tàu Varyag về đậu tại Đại Liên, hoàn thành cuộc thử nghiệm bốn ngày trên biển.[29] Ngày 29 tháng 11 năm 2011 chiếc tàu sân bay rời cảng cho cuộc thử nghiệm lần thứ hai.[30][31] Tháng 11 năm 2011 chiếc tàu được vệ tinh chụp ảnh trong khi đang thực hiện các cuộc thử nghiệm trên biển.[32] Tàu sân bay này dự kiến được chuyển giao cho PLAN năm 2012.[33] Chiếc tàu sân bay hoàn thành sáu cuộc thử nghiệm trên biển ngày 17 tháng 5 năm 2012 và quay trở lại Đại Liên.

Khi tàu được xem là biểu tượng trở thành một cường quốc hải quân của Trung Quốc thì những câu chuyện về những phi công lái máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đầu tiên của họ lại chứng minh ngược lại. Có rất nhiều thứ, có thể có và sẽ đi sai, sự kết hợp lại tạo ra nhiều nghi ngờ về khả năng Bắc Kinh sẽ có một tàu sân bay thật sự hữu ích trong thời gian tới. Đã có ít nhất 3 sự cố lớn liên quan đến lực lượng thử nghiệm các máy bay chiến đấu J-15.

Theo các chuyên gia quân sự đánh giá thì chỉ trong thời tiết lý tưởng, sóng yên biển lặng, tiêm kích hạm J-15 mới có thể cất, hạ cánh được trên tàu sân bay này, còn trong điều kiện thời tiết xấu thì J-15 đành "nằm bẹp", Liêu Ninh cũng bị "xếp xó", vì nếu tiêm kích hạm bị tê liệt thì cả biên đội tàu sân bay cũng không còn khả năng tác chiến[34]. Sự phụ thuộc vào công nghệ của Nga khiến tầm hoạt động và khả năng tác chiến trên biển của tàu Liêu Ninh bị hạn chế[35]. Liêu Ninh bị xem là "Trái bom hẹn gờ" có thể phát nổ bất kỳ lúc nào, kéo lùi mọi nỗ lực của nước này nhằm trở thành một thế lực mạnh về hải quân.

Bàn giao cho hải quân PLAN

Tập tin:PLAN Liaoning (16).jpg
PLAN Liaoning (16)

Ngày 23 tháng 9 năm 2012, tại cảng Đại Liên, tàu Liêu Ninh đã được bàn giao cho hải quân Trung Quốc[36] và ngày 25 tháng 9 cùng năm, tàu được ra mắt với sự có mặt tham dự của hai ông Hồ Cẩm ĐàoÔn Gia Bảo[37]. Dù vậy giới quan sát cho rằng chiến hạm này giống với một bước đi mang tính biểu tượng để mang lại thanh thế cho hải quân Trung Quốc, hơn là một sự thay đổi tức thời về chất của binh chủng này vì vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay khi mà không thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu và chiếc J-15 vẫn đang trong giai đoạn phát triển chưa có năng lực được kiểm chứng[38]. Và một rắc rối khác của tàu là cáp hãm đà và thiết bị thu hồi cáp, Trung Quốc đã muốn mua từ Nga nhưng do tránh việc bị sao chép nên Nga đã từ chối bán nên Trung Quốc đã phải tự xoay xở để có cáp gắn trên tàu dù là theo bất cứ cách nào như tự phát triển, sao chép, tận dụng hay mua lại từ bên ngoài nhưng chất lượng thì chưa rõ. Dù vậy tàu đã được tuyên bố là sẽ chủ yếu được sử dụng để huấn luyện nhằm chuẩn bị cho các tàu sân bay do chính Trung Quốc sản xuất trong tương lai.

Mặt sàn và cách bố trí có giới hạn, trong khi J-15 cần phải chạy khoảng một nửa chiều dài tàu chiến mới có thể chuẩn bị đủ cho việc cất cánh, báo cáo trích dẫn lời Bitzinger nói, "Điều này sẽ làm cho nó trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, để thực hiện việc đồng thời cất và hạ cánh". J-15 đang gặp chỉ trích về vấn đề tải trọng của mình trên tàu sân bay. Nếu nó mang 12 tấn thì không thể nào cất cánh lên được từ tàu sân bay và nếu nạp nhiên liệu đầy thì nó lại chỉ có thể mang được hai tấn vũ khí. Bán kính tác chiến chỉ gói gọn trong 120 km. Điều này dẫn đến việc sẽ cần một lượng lớn J-15 cho một nhiệm vụ đơn giản[39].

Trưa 15/8/2013, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc này đã rời Thanh Đảo triển khai đợt thí nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện trên biển lần thứ ba. Thay vì về Thanh Đảo, tàu sân bay Liêu Ninh phải trở về nơi sản xuất là nhà máy đóng tàu Đại Liên. Việc này làm dấy nghi vấn Liêu Ninh đã xuất hiện vấn đề nghiêm trọng, cần phải sửa chữa quy mô. Không sớm thì muộn chiếc tàu sân bay này sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Điều mấu chốt là chất lượng thép sử dụng để chế tạo tàu Liêu Ninh không giống nhau, cho nên, thời gian tới, nhiều khả năng thân tàu sẽ bị biến dạng và mất thăng bằng. Đến khi đó, việc đóng mới một con tàu còn hiệu quả và an toàn hơn là sửa chữa con tàu cũ này. Dù vậy sau khi sửa chữa xong thì tàu tếp tục được đưa đi thử nghiệm nhưng vẫn chưa thể trực chiến[40].

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2011.Bản mẫu:Self-published inline
  2. ^ a b c Minemura, Kenji (31 tháng 12 năm 2008), China to start construction of 1st aircraft carriers next year, Asahi Shimbun, Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2009 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “asahi” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ 14 San Diego L. Rev. 681 (1976-1977) Kiev and the Montreux Convention: The Aircraft Carrier That Became a Cruiser to Squeeze through the Turkish Straits; Froman, F. David
  4. ^ “The Tbilist and the Montreux Convention”. Osaarchivum.org. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2011.
  5. ^ a b Storey, I; Ji, Y, China's Aircraft Carrier Ambitions: Seeking Truth from Rumors, 57, Naval War College Review, Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2006, truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012 Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  6. ^ Dorsey, John (ngày 24 tháng 7 năm 2001). “Bosporus ban leaves former Soviet carrier in dire straits”. The Scotsman. The Scotsman Publications  – via HighBeam Research (cần đăng ký mua) . Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  7. ^ Navarro, Peter; Autry, Greg (ngày 16 tháng 10 năm 2011). “Aircraft Carrier? What Aircraft Carrier? Oh, That Aircraft Carrier!”. Huffington Post. AOL. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  8. ^ Holland, Ben (ngày 1 tháng 11 năm 2001). “After 16 months, Turkey lets half-built aircraft carrier pass through Bosporus”. AP Worldstream. Associated Press  – via HighBeam Research (cần đăng ký mua) . Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  9. ^ Jonathan Eyal (ngày 16 tháng 7 năm 2011). “China Aircraft Carrier Dreams”. Straits Times. Bản mẫu:Self-published inline
  10. ^ Jonathan Eyal (ngày 16 tháng 7 năm 2011). “China Aircraft Carrier Dreams”. Straits Times.
  11. ^ “Engineless aircraft carrier breaks lose from tugboat, drifts in Aegean”. AP Worldstream. Associated Press  – via HighBeam Research (cần đăng ký mua) . ngày 4 tháng 11 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  12. ^ “Crew rescued from drifting 'casino' aircraft carrier”. AP Worldstream. Associated Press  – via HighBeam Research (cần đăng ký mua) . ngày 4 tháng 11 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  13. ^ “Soviet-built carrier will be reattached to tugboats to go to China”. AP Worlstream. Associated Press  – via HighBeam Research (cần đăng ký mua) . ngày 6 tháng 11 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ “UPI Insider”. Chicago Sun-Times. Sun-Times Media Group  – via HighBeam Research (cần đăng ký mua) . ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  15. ^ “Varyag emerges from storm”. Kyiv Post. ngày 8 tháng 11 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2014.
  16. ^ PLA Navy announces to recruit fighter pilot for its first Aircraft Carrier Lưu trữ 2010-09-21 tại Wayback Machine Chinese Military Power Mashup article, ngày 10 tháng 9 năm 2008
  17. ^ Sukhoi Su-33 "Navy Flanker" Milavia article on the Su-33
  18. ^ Saunders, Stephen (editor) (2007). Jane's Fighting Ships Vol. 110, 2007-2008. Coulsdon: Jane’s Information Group. tr. 122.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  19. ^ Jon Rosamond, 'China completes joint exercise with UK aircraft carrier,' Jane's Navy International, November 2007, p.6
  20. ^ “Chinese Carrier Goes Into Dry Dock”. Strategypage.com. 14 tháng 5 năm 2009. Truy cập 9 tháng 5 năm 2011.
  21. ^ “Naval Air: An Important Varyag Update”. Strategypage.com. 17 tháng 12 năm 2009. Truy cập 9 tháng 5 năm 2011.
  22. ^ “The Rising Sea Dragon In Asia Varyag Transformation”. Jeffhead.com. 4 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2016. Truy cập 9 tháng 5 năm 2011.
  23. ^ Forsythe., Michael (20 tháng 10 năm 2009), Watching Beijing's Air Power Grow, The New York Times
  24. ^ “Rebuilding the carrier: new look of Admiral Kuznetsov”. Truy cập 18 tháng 2 năm 2015.
  25. ^ “Surveillance Aircraft”. Chinese Military Aviation. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2012. Truy cập 26 tháng 3 năm 2011.
  26. ^ “China aircraft carrier confirmed by general”. BBC News. 8 tháng 6 năm 2011. Truy cập 8 tháng 6 năm 2011.
  27. ^ Li Gang (ngày 27 tháng 7 năm 2011). “China refitting aircract carrier body for research, training”. Xinhua News Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  28. ^ Bitzinger, Richard A; Mitchell, Paul T (ngày 6 tháng 5 năm 2011), Soviet aircraft carrier Varyag: Shape of things to come? (PDF), RSIS Commentaries, S. Rajaratnam School of International Studies (RSIS), Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2013, truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012
  29. ^ “China's first aircraft carrier completes sea trial”. Xinhua News Agency. ngày 15 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2011.
  30. ^ “China's first aircraft carrier starts second trial”. MaritimeSecurity.Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2011.
  31. ^ AFP (ngày 30 tháng 11 năm 2011). “China's first aircraft carrier starts 2nd trial | World”. Manilatimes.net. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2011.
  32. ^ Agencies. “US satellite snaps China's first aircraft carrier at sea | World news | guardian.co.uk”. Guardian. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2011.
  33. ^ 10.08.2011. “Китай начал ходовые испытания своего первого авианосца”. Flot.com. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2011.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  34. ^ “Thời tiết xấu: J-15 "nằm bẹp", Liêu Ninh thành đồ bỏ”. Báo An ninh Thủ đô. Truy cập 18 tháng 2 năm 2015.
  35. ^ “Liaoning aircraft carrier has major weaknesses: China Youth Daily|Politics|News|WantChinaTimes.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập 18 tháng 2 năm 2015.
  36. ^ Trung Quốc bàn giao tàu sân bay đầu tiên cho hải quân
  37. ^ Hồ Cẩm Đào dự lễ ra mắt tàu sân bay Liêu Ninh
  38. ^ “Tàu sân bay Trung Quốc mang ý nghĩa tinh thần - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 18 tháng 2 năm 2015.
  39. ^ “The J-15, more a flopping fish than a flying shark|Politics|News|WantChinaTimes.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2013. Truy cập 18 tháng 2 năm 2015.
  40. ^ “TSB Liêu Ninh: 3 tiêm kích J-15 cất cánh cùng lúc”. Kienthuc.net.vn. Truy cập 2 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Lớp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov Bản mẫu:Các lớp tàu của Hải quân Trung Quốc

Read other articles:

Voce principale: Campionato mondiale di Formula 1 1967.  Gran Premio del Sudafrica 1967 151º GP del Mondiale di Formula 1Gara 1 di 11 del Campionato 1967 Il circuito di Kyalami Data 2 gennaio 1967 Nome ufficiale XIII South African Grand Prix Luogo Circuito di Kyalami Percorso 4.104 km Distanza 80 giri, 328.320 km Risultati Pole position Giro più veloce Jack Brabham Denny Hulme Brabham in 1:28.3 Brabham in 1:29.9 Podio 1. Pedro Rodríguez de la VegaCooper 2. John LoveCooper 3. John Surt...

 

Koordinat: 39°56′44″N 75°08′41″W / 39.9455°N 75.1447°W / 39.9455; -75.1447 Society Hill Towers22 April 2013Informasi umumJenisResidensialGaya arsitekturBrutalisLokasi200 Locust StreetSociety Hill, Philadelphia, PennsylvaniaNegaraAmerika SerikatRampung1964Diresmikan21 Oktober 1964Data teknisJumlah lantai32Lift9Desain dan konstruksiArsitekI. M. Pei & AssociatesPenghargaanAmerican Institute of Architects: Institute Honor AwardProgressive Architecture Award...

 

1836 New York gubernatorial election ← 1834 November 7–9, 1836 1838 →   Nominee William L. Marcy Jesse Buel Party Democratic Whig Popular vote 166,122 136,648 Percentage 54.24% 44.62% Governor before election William L. Marcy Democratic Elected Governor William L. Marcy Democratic Elections in New York State Federal government Presidential elections 1792 1796 1800 1804 1808 1812 1816 1820 1824 1828 1832 1836 1840 1844 1848 1852 1856 1860 1864 1868 1872 1876 1...

British text publication society This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article includes a list of general references, but it lacks sufficient corresponding inline citations. Please help to improve this article by introducing more precise citations. (September 2015) (Learn how and when to remove this template message) This article needs additional citations for verification....

 

ヨエル・ポーヤンパロ バイエル・レバークーゼンでのポーヤンパロ(2018年)名前本名 Joel Pohjanpalo基本情報国籍  フィンランド生年月日 (1994-09-13) 1994年9月13日(29歳)出身地 ヘルシンキ身長 182cm体重 77kg選手情報在籍チーム ヴェネツィアFCポジション FW背番号 20利き足 右足ユース1999-2005 PK-35ヴァンター2006-2010 HJKヘルシンキクラブ1年 クラブ 出場 (得点)2010-2011 クルビ04...

 

MTV Video Music Awards 2015 Verliehen für MTV Video Music Awards Datum 30. August 2015 Verleihungsort Los Angeles Staat Vereinigte Staaten Verliehen von MTV Meiste Auszeichnungen Taylor Swift (4) Meiste Nominierungen Taylor Swift (10) ← MTV Video Music Awards 2014 MTV Video Music Awards 2015 MTV Video Music Awards 2016 → Taylor Swift gewann 4 VMA-Auszeichnungen Die MTV Video Music Awards 2015 fanden am 30. August 2015 im Microsoft Theater in Los Angeles, Kalifornien sta...

Nome di Mesir Tengah. Mesir Tengah menunjuk pada bagian utara Mesir Hulu, yang membujur dari El-Aiyat di Mesir bagian utara sampai ke Ayut di bagian selatannya. Lihat pula Mesir Hulu Mesir Hilir Mesir Hulu dan Hilir Mesir Kuno Artikel bertopik Mesir Kuno ini adalah sebuah rintisan. Anda dapat membantu Wikipedia dengan mengembangkannya.lbs Artikel bertopik geografi ini adalah sebuah rintisan. Anda dapat membantu Wikipedia dengan mengembangkannya.lbs

 

French illustrator (1837–1891) Émile BayardBayard, December 1891BornÉmile-Antoine Bayard(1837-11-02)2 November 1837La Ferté-sous-Jouarre, Seine-et-Marne, FranceDied6 December 1891(1891-12-06) (aged 54)Cairo, EgyptNationalityFrenchOther namesAbel De MirayOccupationIllustratorYears active1853–1891Known forIllustration of Cosette from Les Misérables by Victor Hugo Émile-Antoine Bayard (2 November 1837 – 6 December 1891) was a French illustrator born in La Ferté-so...

 

This article does not cite any sources. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Kokushikan Rhinoceros football – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (May 2016) (Learn how and when to remove this template message) Kokushikan Rhinoceros football2016 Kokushikan Rhinoceros football team LocationSetagaya, Tokyo, JapanConferenceKantoh Collegiate American ...

Logo of the World Mountain Running Association The World Mountain Running Association (WMRA) is the global governing body of mountain running. For World Athletics purposes, mountain running takes place on terrain that is mainly off-road, but if there is significant elevation gain on the route, surfaced roads may be used. Courses involve considerable amounts of ascent (for mainly uphill races), or both ascent and descent (for up and down races with the start and finish at similar heights). The...

 

Australian sinologist Colin Mackerras in 2023 Colin Patrick Mackerras AO (Chinese: 马克林; pinyin: Mǎ Kèlín; born 26 August 1939 Sydney, Australia) is an Australian sinologist, Emeritus Professor at Griffith University, and specialist in Chinese culture. He has published on Chinese drama, national minorities of China, Australian-Chinese relations and images of China in the West.[1] Biography Mackerras was raised Catholic and pursued an M.A. degree at the University of Ca...

 

Species of fish Redstripe pipefish Conservation status Least Concern (IUCN 3.1)[1] Scientific classification Domain: Eukaryota Kingdom: Animalia Phylum: Chordata Class: Actinopterygii Order: Syngnathiformes Family: Syngnathidae Genus: Dunckerocampus Species: D. baldwini Binomial name Dunckerocampus baldwini(Herald & J. E. Randall, 1972)[2] Synonyms[2] Doryrhamphus baldwini (Herald & Randall, 1972) The redstripe pipefish (Dunckerocampus baldwini) is a ...

1974 United States Senate elections ← 1972 November 5, 1974 1976 → 34 of the 100 seats in the United States Senate51 seats needed for a majority   Majority party Minority party   Leader Mike Mansfield Hugh Scott Party Democratic Republican Leader since January 3, 1961 September 24, 1969 Leader's seat Montana Pennsylvania Seats before 57 41 Seats after 61[a] 37 Seat change 4[a] 4 Popular vote 22,544,761[1] 16...

 

Stock exchange of Greece Not to be confused with Golden Dawn (political party), also abbreviated XA. 37°59′25″N 23°43′43″E / 37.99028°N 23.72861°E / 37.99028; 23.72861 Athens Stock Exchange (ATHEX)Χρηματιστήριο ΑθηνώνTypeStock ExchangeBond marketDerivatives marketLocationAthinon Avenue 110, Athens, GreeceFounded1876 (147 years ago) (1876)OwnerCapital Group Companies (5.80%)[1]Key peopleGeorge Handjinicolaou (Cha...

 

Iranian basketball player Kimiya YazdianKimiya Yazdian TehraniPersonal informationBorn (1996-07-13) 13 July 1996 (age 27)Tehran, IranNationalityIranianListed height180 cm (5 ft 11 in)Career informationPlaying career2005–presentPositionSmall forward Power forwardNumber10 Kimiya Yazdian Tehrani (Persian: کیمیا یزدیان طهرانی, born July 13, 1996)[1] is an Iranian Basketball player for Iran women's national basketball team and Iran women's national 3x...

Ordine della Repubblica Federale di NigeriaOrder of the Federal Republic of Nigeria NigeriaTipologiaOrdine cavalleresco statale Statusattivo CapoMuhammadu Buhari IstituzioneAbuja, 1960 Primo capoNnamdi Azikiwe GradiGran CommendatoreCommendatoreUfficialeMembro PrecedenzaOrdine più alto- Ordine più bassoOrdine del Niger Nastro dell'Ordine Modifica dati su Wikidata · Manuale L'Ordine della Repubblica Federale di Nigeria è un ordine cavalleresco della Nigeria. Indice 1 Storia 2 Classi 3 ...

 

David F. DayBorn(1847-03-07)March 7, 1847Dallasburg, OhioDiedJune 22, 1914(1914-06-22) (aged 67)Denver, ColoradoPlace of burialRiverside Cemetery, Denver, ColoradoAllegianceUnited StatesService/branchUnited States ArmyUnion ArmyYears of service1862 - 1865RankPrivateUnit 57th Ohio Volunteer Infantry Regiment - Company DBattles/warsAmerican Civil War • Siege of VicksburgAwardsMedal of Honor David Frakes Day (1847 – 1914) was a Union Army soldier during the Americ...

 

American college soccer rivalry Saint Louis–SIU Edwardsville soccer rivalrySportSoccerTeamsSaint Louis BillikensSIU Edwardsville CougarsFirst meetingNovember 22, 1969Saint Louis 4, SIUE 0Latest meetingSeptember 2, 2023SIUE 2, Saint Louis 0TrophyJoseph Carenza Sr. TrophyThe Bronze BootStatisticsMeetings total39All-time seriesSaint Louis leads, 27–10–2 The Saint Louis–SIU Edwardsville men's soccer rivalry is an American college soccer rivalry between the Saint Louis University Billikens...

Bougainville Strait and Solomon Islands Bougainville Strait separates Choiseul Island, part of the Solomon Islands from Bougainville Island, the next to the northward and part of Papua New Guinea. The first European to pass through the strait was Louis Antoine de Bougainville in 1768, whose name was given to this water pathway. Lieutenant John Shortland of the Royal Navy sailed through the strait in 1788, giving the name of Treasury Islands to the numerous islands, lying in the strait.[1&...

 

1940 film The Boys from SyracuseDirected byA. Edward SutherlandScreenplay byLeonard SpigelgassPaul Gerard Smith Charles GraysonProduced byJules LeveyStarringAllan JonesCinematographyJoseph A. ValentineEdited byMilton CarruthMusic byCharles PrevinDistributed byUniversal PicturesRelease dates July 18, 1940 (1940-07-18) (Syracuse, New York)[1][2]Running time73 minutesCountryUnited StatesLanguageEnglish The Boys from Syracuse is a 1940 American musical film directed...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!