Kiribati tại Thế vận hội

Kiribati tại
Thế vận hội
Mã IOCKIR
NOCỦy ban Olympic Quốc gia Kiribati
Trang webwww.oceaniasport.com/kiribati
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
0 0 0 0
Tham dự Mùa hè

Đảo quốc Kiribati tham dự Thế vận hội lần đầu năm 2004. Kiribati đã góp mặt tại toàn bộ các kỳ vận hội Mùa hè kể từ đó nhưng chưa từng tham gia Thế vận hội Mùa đông.

Sau khi dự Đại hội Thể thao Khối Thịnh vượng chung lần đầu tiên năm 1998, Kiribati bắt đầu quá trình xin gia nhập Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC). Tại cuộc họp của IOC ở Praha năm 2003, Kiribati được chấp thuận là thành viên và sẽ được tham dự Thế vận hội Mùa hè 2004. Trong lễ khai mạc đại hội, tên quốc gia này bị các quan chức phát âm sai khi phát biểu bằng tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Hy Lạp. Đại diện tham dự của Kiribati gồm vận động viên (VĐV) cử tạ Meamea Thomas và VĐV chạy nước rút Kakianako Nariki (VĐV Olympic đầu tiên của Kiribati) và Kaitinano Mwemweata.

Lịch sử

Kiribati muốn dự Thế vận hội từ những năm 1980. Ủy ban Olympic quốc gia của nước này được thành lập năm 2002, và được chấp nhận bởi IOC năm 2003.[1][2]

Cơ sở vật chất và tập luyện

Khi các VĐV tự luyện tập, họ chạy chân trần. Các VĐV Kiribati thời 80-90 phải dùng chung giày khi tập trên đường đua làm từ đá san hô vụn. Các làn chạy làm bằng đá san hô đen, được đánh dấu bằng cát biển trắng.[1] Mùa mưa, đường chạy bị lụt, nhưng các VĐV vẫn luyện tập trên đó.[3]

Các đô cử không có phòng gym để tập; họ luyện tập ở sau nhà huấn luyện viên. Nếu trời mưa, họ buộc phải nghỉ.[4]

Bảng huy chương

Thế vận hội Mùa hè

Tính đến Thế vận hội Mùa hè 2016, Kiribati chưa giành được huy chương.

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số
Hy Lạp Athens 2004 3 0 0 0 -
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 2 0 0 0 -
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 3 0 0 0 -
Brasil Rio de Janeiro 2016 3 0 0 0 -
Nhật Bản Tokyo 2020 Chưa diễn ra
Pháp Paris 2024
Hoa Kỳ Los Angeles 2028
Tổng số 0 0 0 -

Người cầm cờ

Tham khảo

  1. ^ a b Bingham, Eugene (ngày 31 tháng 7 năm 2004). “First-time Olympians beat odds”. NZ Herald. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ Grasso, John; Mallon, Bill; Heijmans, Jeroen (ngày 14 tháng 5 năm 2015). Historical Dictionary of the Olympic Movement. Rowman & Littlefield.
  3. ^ Majendie, Paul (ngày 25 tháng 8 năm 2004). “Athletes from Kiribati make Games history”. Hindustan Times. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ Lopresti, Mike (ngày 19 tháng 8 năm 2004). “Small step at Olympics is giant leap for tiny island nation”. USA Today. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “Kiribati in Olympic debut”. Fox Sports Pulse. ngày 15 tháng 8 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2020.

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!