China Times Honorary Prize for Literature Central Daily News Short Story Prize United Literature Association Award
Khâu Diệu Tân (tiếng Trung: 邱妙津; bính âm: Qiū Miàojīn) là một tiểu thuyết giangười Đài Loan và là nhà văn đồng tính nữ nổi tiếng nhất Đài Loan. Chị được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm Nhật ký Cá sấu xuất bản năm 1994. Sự nghiệp của chị, mặc dù ngắn ngủi, nhưng rất có dấu ấn và trùng hợp với sự xuất hiện của một số cuộc tranh luận then chốt giúp định hình các phong trào bảo vệ quyền LGBTQ mạnh mẽ của Đài Loan ngày nay.[1]
Khi ở Paris, chị đạo diễn một bộ phim dài ba mươi phút tên Ghost Carnival, và không lâu sau đó tự vẫn ở tuổi hai mươi sáu. Đa phần những tin đồn nói rằng chị tự đâm mình bằng một con dao bếp.[3][4]
Nhật ký Cá sấu là tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của Khâu Diệu Tân. Qua tiểu thuyết này chị được truy tặng giải thưởng China Times Literature Award năm 1995.[5] Biệt danh của nhân vật chính, La Tử (lazi), được dùng làm thuật ngữ lóng cho "người đồng tính nữ" trong văn hóa Đài Loan.[8]Nhật ký Cá sấu xuất bản năm 1994, giữa lúc truyền thông Đài Loan đang điên cuồng xoay quanh vấn đề đồng tính nữ. Vào năm 1993, phóng viên của một đài truyền hình đã trà trộn vào quay lén một quán bar đồng tính nữ rồi phát tán trên truyền hình, khiến nhiều nạn nhân bị gia đình và xã hội phát hiện, một trong những nạn nhân ở đó đã tự sát vì áp lực xã hội khi cô bị "công khai" bất đắc dĩ.[9] Bên cạnh đó còn có sự kiện tháng 7 năm 1994 khi hai nữ sinh tự sát bằng khí than trong nhà vệ sinh khách sạn, truyền thông cho rằng bi kịch xảy ra vì hai nữ sinh này là đồng tính nữ. Có tin đồn rằng hai cô gái tự sát là cặp đôi đồng tính học cùng trường trung học ưu tú mà Khâu Diệu Tân từng theo học. Thế nên, Nhật ký Cá sấu xuất hiện vào thời điểm đầy thử thách đối với cộng đồng người đồng tính Đài Loan, và theo lời của nhà văn người Đài Loan Hong Ling: "Vào mùa hè oi bức năm 1994, cuối cùng cũng đã xuất hiện, một con cá sấu mà không thể ngó lơ sự tồn tại của nó trên nền văn học ảm đạm và cằn cỗi của Đài Loan. Với tác phẩm này, tiếng nói của những người đồng tính nữ Đài Loan đã thực sự thể hiện được sức mạnh, cả trong chính cuốn tiểu thuyết lẫn trong tiếp nhận của độc giả đối với nó."[10] Cùng với tác phẩm cuối cùng của Khâu Diệu Tân trước khi qua đời, Di thư từ Montmartre, Nhật ký Cá sấu đã được nhiều người mô tả là "một tác phẩm kinh điển sùng bái".[11][12][13]
Di thư từ Montmartre là một cuốn tiểu thuyết thể thư tín (epistolary novel) bao gồm 20 lá thư có thể đọc theo bất kỳ thứ tự nào[14] dựa trên khái niệm về tính bất định (indeterminacy) trong âm nhạc. Nhân vật Zoe với hai mươi lá thư được gửi cho Nhứ, người tình ở Đài Bắc, và Vĩnh, một người bạn tâm giao ở Tokyo, kèm theo những miêu tả về cuộc sống thường nhật ở Paris, về trường lớp, điện ảnh, những dự định cho tương lai, trăn trở suy nghĩ về sự tồn tại hay bản chất giới tính.[15] Tác phẩm được cho là viết trong khoảng từ ngày 27 tháng 4 năm 1995 đến ngày 17 tháng 6 năm 1995, khoảng một tuần trước khi tác giả tự sát, những bức thư bắt đầu bằng lời đề tặng: "Dành cho chú thỏ con đã chết và bản thân tôi, sẽ sớm chết."
Năm 2007, một bộ nhật ký của Khâu Diệu Tân gồm hai tập đã được xuất bản di cảo.[16]
Di sản
Khâu Diệu Tân được công nhận là quốc bảo văn chương và là biểu tượng cho văn hóa phản kháng,[17][18] đồng thời còn được mô tả như một "tử đạo" của phong trào đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng LGBT ở Đài Loan.[2] Những tác phẩm của chị được dùng trong giảng dạy trong nhiều trường trung học và đại học ở quốc gia này và những tác phẩm ấy còn trở thành "hình mẫu văn chương cho nhiều nhà văn khao khát".[17]
Cuốn sách Xoá Đi Nỗi Buồn (遣悲懷) của Lạc Dĩ Quân được viết để tưởng nhớ Khâu Diệu Tân.[19] Nhà văn Đài Loan Li Kotomi chia sẻ rằng Nhật ký Cá sấu là nguồn cảm hứng sâu đậm cho cuốn tiểu thuyết Solo Dance năm 2017 của cô.[20]Ocean Vuong chọn trích một câu trong Di thư từ Montmartre làm đề từ cho cuốn tiểu thuyết Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian.[a][21][22]
Nhà nghiên cứu Fran Martin, chuyên nghiên cứu về lý thuyết Queer trong Hán học, đã viết rằng:
Khâu Diệu Tân là tác giả đồng tính nữ nổi tiếng nhất Đài Loan. [...] Tiểu thuyết của cô đôi khi bị cáo buộc là 'tiêu cực' quá mức về những gì người đồng tính nữ từng trải; tuy nhiên, địa vị của cô với tư cách là một người đồng tính nữ công khai và là một trí thức của công chúng cũng như sự trung thực và mãnh liệt về cảm xúc trong sáng tác của cô khiến cô trở thành một nhân vật có ý nghĩa lâu dài đối với độc giả đồng tính nữ của Trung Quốc ở khắp mọi nơi.[23]
^劉, 建華 (2007). “從偽裝到自白——邱妙津的"女同"認同之路”. www.fgu.edu.tw. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2022. 1995年,邱妙津以一把水果刀刺入胸部,結束了自己二十六歲的生命。
"Afterword," by Ari Larissa Heinrich, in Last Words from Montmartre, by Qiu Miaojin, translated by Ari Larissa Heinrich. New York: New York Review Books, 2014. ISBN978-1-59017-725-9
"Begin Anywhere: Transgender and Transgenre Desire in Qiu Miaojin's Last Words from Montmartre," by Ari Larissa Heinrich, in Transgender China: Histories and Cultures, ed. Howard Chiang. New York: Palgrave MacMillan, 2012. ISBN978-0-230-34062-6, WorldCat
"Stigmatic Bodies: The Corporeal Qiu Miaojin," in Embodied Modernities: Corporeality, Representation, and Chinese Cultures eds. Fran Martin and Larissa Heinrich. Honolulu: University of Hawai'i Press, 2006. ISBN978-0-8248-2963-6
Martin, Fran. "Situating Sexualities: Queer Representation in Taiwanese Fiction, Film, and Public Culture," Hong Kong: Hong Kong University Press, 2003. ISBN978-962-209-619-6
Sang, Tze-Lan D. The Emerging Lesbian: Female Same-Sex Desire in Modern China, Chicago: University of Chicago Press, 2003. ISBN0-226-73478-1