Kawakaze (lớp tàu khu trục)

Tàu khu trục Nhật Tanikaze, năm 1913
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp tàu khu trục Kawakaze
Bên khai thác Japanese Navy Ensign Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Lớp trước Isokaze
Lớp sau Minekaze
Thời gian đóng tàu 1917 - 1919
Hoàn thành 2
Nghỉ hưu 2
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu khu trục
Trọng tải choán nước
  • 1.300 tấn (tiêu chuẩn);
  • 1.580 tấn (đầy tải)
Chiều dài
  • 97,3 m (319 ft 3 in) mực nước
  • 103,6 m (339 ft 11 in) chung
Sườn ngang 8,8 m (28 ft 10 in)
Mớn nước 2,8 m (9 ft 2 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × Turbine hơi nước
  • 4 × nồi hơi
  • 2 × trục
  • công suất 34.000 mã lực (25,4 MW)
Tốc độ 69,5 km/h (37,5 knot)
Tầm xa
  • 8.150 km ở tốc độ 26 km/h
  • (4.400 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn 128
Vũ khí

Lớp tàu khu trục Kawakaze (tiếng Nhật: 江風型駆逐艦 - Kawakazegata kuchikukan) là một lớp bao gồm hai tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản được chế tạo trong giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất.[1] Một số nguồn đôi khi còn gọi lớp tàu này là lớp Tanikaze; tuy nhiên trong thực tế Tanikaze được hạ thủy và đưa vào hoạt động trễ hơn chiếc Kawakaze. Chúng chỉ phục vụ trong những năm giữa hai cuộc thế chiến và được cho nghỉ hưu vào đầu những năm 1930.

Bối cảnh

Việc chế tạo lớp tàu khu trục mới Kawakaze được chấp thuận như một phần trong Chương trình Hạm đội 8-4 cho hải quân của Đế quốc Nhật Bản trong năm tài chính 1915. Một tàu khu trục lớn với tầm hoạt động xa, có khả năng hộ tống cho chiếc thiết giáp hạm mới Nagato và hai chiếc tàu tuần dương thuộc lớp Tenryū, được xem xét như một phần của chương trình chi tiêu cho hải quân được cắt giảm từ Dự án Hạm đội 8-8 (Hachi-Hachi Kantai) trước đó.

Mặc dù ngân quỹ chỉ được chấp thuận cho việc chế tạo một chiếc duy nhất là Tanikaze, Chính phủ Ý bất ngờ hoàn trả lại cho Nhật Bản khoản tiền 870.000 Yen đền bù cho chiếc tàu khu trục Kawakaze thuộc lớp Urakaze, đã được chuyển cho Hải quân Hoàng gia Ý trước khi hoàn tất tại Anh Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Số tiền này được dùng để hoàn tất một con tàu thứ hai, cũng được đặt tên là Kawakaze.[2]

Thiết kế

Thoạt tiên được hình thành như một phiên bản tiếp nối của lớp Isokaze trước đó; tuy nhiên, nó là tàu khu trục đầu tiên trang bị loại hải pháo 120 mm/45 caliber Kiểu 3 mới mà sau này được sử dụng trên nhiều lớp tàu khu trục tiếp theo. Thêm vào đó, nhờ kinh nghiệm có được khi bố trí các tàu khu trục Nhật hoạt động lâu dài ở nước ngoài trong Thế Chiến I, lườn tàu và mũi tàu được gia cố để chịu đựng khi biển động. Ngoài ra, hải quân còn muốn áp dụng những kỹ thuật hiện đại nhất khi trang bị loại ngư lôi mới 533 mm với ba ống phóng nòng đôi.

Người ta còn quyết định sử dụng động cơ turbine hơi nước Brown-Curtis đốt dầu nặng tương tự như kiểu được sử dụng trên lớp tàu tuần dương Tenryū. Kết quả là một con tàu mạnh hơn nhiều so với lớp Isokaze và có khả năng hoạt động ở tốc độ cao.

Lịch sử hoạt động

Những chiếc trong lớp Kawakaze chỉ phục vụ trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến. Kawakaze được cho nghỉ hưu vào ngày 1 tháng 4 năm 1934, và Tanikaze nối gót một năm sau đó.[3]

Những chiếc trong lớp

Tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoạt động Số phận
Kawakaze (江風) 15 tháng 2 năm 1917 10 tháng 10 năm 1917 11 tháng 11 năm 1918 Nghỉ hưu 1 tháng 4 năm 1934
Tanikaze (谷風) 20 tháng 9 năm 1916 20 tháng 7 năm 1918 30 tháng 1 năm 1919 Nghỉ hưu 1 tháng 4 năm 1935

Xem thêm

Tư liệu liên quan tới Kawakaze class destroyer tại Wikimedia Commons

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Jentsura, Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869-1945
  2. ^ Howarth, The Fighting Ships of the Rising Sun
  3. ^ Nishida, Imperial Japanese Navy

Thư mục

  • Evans, David (1979). Kaigun: Strategy, Tactics, and Technology in the Imperial Japanese Navy, 1887-1941. US Naval Institute Press. ISBN 0870211927.
  • Howarth, Stephen (1983). The Fighting Ships of the Rising Sun: The Drama of the Imperial Japanese Navy, 1895-1945. Atheneum. ISBN 0689114028.
  • Jentsura, Hansgeorg (1976). Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869-1945. US Naval Institute Press. ISBN 087021893X.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Lớp tàu khu trục Kawakaze

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!