Hoa hậu Trái Đất 2012 là cuộc thi Hoa hậu Trái Đất lần thứ 12, được tổ chức ngày 24 tháng 11 năm 2012 tại Versailles Palace, Muntinlupa, Philippines. Ban đầu, cuộc thi dự định diễn ra ở Bali, Indonesia nhưng sau đó lại chuyển về Philippines không rõ lý do. Đêm chung kết năm nay có một điều đặc biệt là toàn bộ các phần thi đều được tổ chức ở ngoài trời, bên cạnh một bể bơi lộng gió. Hoa hậu Trái Đất 2011Olga Álava đến từ Ecuador đã trao vương miện cho Tereza Fajksová đến từ Cộng hòa Séc. Chủ đề năm nay của cuộc thi là "International Year of Sustainable Energy for all" (tạm dịch: "Năm quốc tế về năng lượng bền vững"). Tereza Fajksová là đại diện đầu tiên của Cộng hòa Séc lên ngôi và trở thành cô gái thứ hai có mái tóc vàng đăng quang tại cuộc thi sau chiến thắng của Catharina Svensson vào năm 2001. Cô đồng thời là Hoa hậu Trái Đất Châu Âu đầu tiên sau 10 năm, lần cuối cùng là khi Džejla Glavović đến từ Bosna và Hercegovina, người đã giành chiến thắng vào năm 2002 (nhưng sau đó cô bị tước vương miện). 80 thí sinh đại diện cho các quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự cuộc thi. Năm nay là một năm đáng buồn của Hoa hậu Trái Đất vì có quá nhiều bê bối quanh cuộc thi và chuyên trang sắc đẹp Global Beauties đã quyết định sẽ loại cuộc thi ra khỏi hệ thống Miss Grand Slam.[2][3]
Phần thi "Chiến dịch trường học" được tổ chức ngày 5 và 8 tháng 11 năm 2012. The following candidates were chosen as the "Best School Tour Teachers".
[5]
The "Dolphins Love Freedom Mural Painting Challenge" was held on ngày 5 tháng 11 năm 2012 at the Asian Center, Katipunan in Quezon City, Philippines.[5]
The Miss Earth Greenbag Challenge was held at the Mall of Asia in Pasay City, Philippines on ngày 8 tháng 11 năm 2012. The activity promotes the use of reusable bags. The following groups of candidates emerged as winners:[6]
Câu hỏi trong phần thi ứng xử của Hoa hậu Trái Đất 2012: "Theo bạn, khoảnh khắc nào thể hiện rõ nhất vai trò của người phụ nữ?"
Câu trả lời của Hoa hậu Trái Đất 2012: "Chào tất cả mọi người, hiện tại tôi đang rất lo sợ bởi vì tôi không hiểu câu hỏi nên tôi sẽ cố gắng nói thông điệp này: Tôi muốn nói rằng bảo vệ mẹ Trái Đất là nhiệm vụ của mỗi người. Mẹ Trái Đất đã cho chúng ta mọi thứ mà chúng ta cần trong cuộc sống, vậy nên hãy tôn trọng mẹ Trái Đất, Mẹ Trái Đất sẽ tôn trọng lại chúng ta." - Tereza Fajksová, đại diện của Cộng hòa Séc.
Phần thi áo tắm: "Fashionista" của Jimmy James (Nhạc cụ)
Phần thi trang phục dạ hội: "Diamonds (Rihanna)" của Jordan Ware (Violin Remix)
Scandal của các thí sinh
Hoa hậu Nga lộ ảnh nóng và phát ngôn gây sốc về quê hương mình
Natalia Pereverzeva, đại diện của Nga đã bị chỉ trích vì chụp ảnh khỏa thân cho Tạp chí Playboy số ra tháng 5 năm 2011 (chỉ 6 tháng trước khi cô đoạt vương miện Hoa hậu Trái Đất Nga). Trước scandal này, Carousel Productions – đơn vị tổ chức Hoa hậu Trái Đất – đã bênh vực Natalia. Đại diện Ban tổ chức cho rằng: "Chúng ta không thể áp đặt tiêu chuẩn văn hóa của chúng ta đối với thí sinh các nước khác. Bởi Miss Earth là một cuộc thi quy mô toàn cầu, Hoa hậu Nga đã được lựa chọn thông qua một hệ thống những tiêu chuẩn hợp pháp ở đất nước cô ấy. Hơn thế nữa, hình ảnh của cô không quá hở hang và phản cảm”.
Ngay sau khi bị phát tán ảnh nóng, Natalia Pereverzeva lại một lần nữa khiến dư luận dậy sóng với phát ngôn công khai chỉ trích đất nước mình. Cô cho biết: "Nước Nga của tôi là một đất nước rộng lớn nhưng nghèo khổ, rách nát bởi những người tham lam, không trung thực, xấu xa đang xâu xé hàng ngày. Đất nước của tôi vô tình trở thành nguồn sống cho những kẻ tham lam, làm giàu trên mồ hôi, công sức của người khác" Thậm chí cô không ngần ngại gọi "Nước Nga của tôi là một kẻ ăn xin".[9]
Sau phát ngôn này, Natalia Pereverzeva cũng vấp phải những luồng ý kiến trái chiều từ dư luận. Có kẻ bênh, có kẻ chỉ trích. Tuy nhiên, lần này, Natalia Pereverzeva thật may khi có khá đông công chúng tỏ ra ủng hộ và cho rằng: "Cô đã sống và nói theo đúng những gì cô ấy nghĩ". Nhiều người cho rằng Natalia Pereverzeva là người đẹp đáng khen vì trung thực với bản thân mình.
Đại diện của Nam Sudan chê người dân châu Á
Rachel Angeth - đại diện Nam Sudan - mấy ngày gần đây đang khiến dư luận phẫn nộ sau khi cô có những phát ngôn tỏ ra kỳ thị người đồng tính và dân châu Á.
Trên Facebook của mình, Rachel Angeth - thí sinh hiện có mặt tại Philippines tham gia cuộc thi Hoa hậu Trái Đất - đã viết rằng: "Châu Á thật sự là một thế giới của bọn lesbian (đồng tính nữ) và gay (đồng tính nam)... Thật tồi tệ".
Ngay sau khi những lời nhận xét đầy miệt thị này được đăng lên, hoa hậu Nam Sudan năm 2010 đã chịu sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng mạng. Rachel bị đặt cho những biệt danh xấu xí như “người phụ nữ ngu ngốc”. “Thật là một bình luận ngớ ngẩn. Bạn nên xóa ngay status này đi nếu không muốn bị loại khỏi cuộc thi Hoa hậu Trái Đất” - một người bạn trên Facebook khuyên Rachel.
Tại diễn đàn Missosology, nhiều bạn đọc tỏ ra bức xúc với Rachel. “Tại sao cô gái này lại đưa ra những nhận xét khó chịu như vậy. Không hiểu Rachel sẽ cảm thấy thế nào nếu có một ai đó cũng đưa ra những phát ngôn phân biệt đối xử về màu da của cô ấy?” - một bạn đọc viết.
Trước đó, Rachel từng nhận được rất nhiều thiện cảm và cả sự đồng cảm của cư dân mạng khi đăng tải lên Missosology câu chuyện về gia đình mình. Hoa hậu Sudan có một người cha đa thê với 20 người vợ và Rachel đã không được gặp cha từ năm 15 tuổi. Trong khi đó cả bốn anh em trai ruột của cô đều chết vì bệnh tật và chiến tranh.[10]
Ban giám khảo
Số thứ tự
Giám khảo
Chức vụ, nghề nghiệp
1
Harry Morris
Vận động viên người Philippines gốc Wales, thành viên của giải Ngoại hạng xứ Wales và Đội trưởng đội bóng bầu dục Philippines, có bằng sinh học biển của Đại học Essex
2
Lawrence Peña
Quản lý của khách sạn F1 ở Fort Bonifacio – nơi ở của các thí sinh tham dự cuộc thi
3
Mayenne Carmona
Chuyên mục xã hội, nhà văn, tác giả, biên tập sách
Vận động viên người Hoa Kỳ gốc Philippines, Cầu thủ bóng rổ MVP từ Đại học Quốc gia, con trai của huyền thoại bóng rổ và Hiệp hội bóng rổ Philippines Bobby Ray