Hà thành chính khí ca là một thi phẩm dài nhằm ca ngợi sự tuẫn tiết của Tổng đốc Hoàng Diệu, đồng thời phê phán những viên quan phản bội (bỏ chạy hay đầu hàng) khi quân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai (1882).
Theo lời truyền tụng trong dân gian và ý kiến của một số nhà nghiên cứu, Hà thành chính khí ca tương truyền là của Ba Giai, một nhà thơ châm biếm ở cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam. Không như như phong cách trào phúng quen thuộc của Ba Giai, chuyên châm biếm những đối tượng chính là các quan lại tham nhũng, các người trọc phú; Hà thành chính khí ca là một bài thơ chính luận, gồm 140 câu thơ lục bát, được sáng tác ngay sau khi Hà Nội bị quân Pháp xâm chiếm ngày 25 tháng 4 năm 1882.
Tác phẩm này, ngoài 6 câu đầu dùng để mở luận về chính khí của trời đất, của bậc nghĩa sĩ trung thần và 14 câu kết để người viết hướng về nhà vua, tỏ lòng kỳ vọng, số câu còn lại có thể chia làm hai phần.
Phần trên ca ngợi gương hy sinh lẫm liệt của Tổng đốc Hoàng Diệu, phần dưới tác giả tỏ nỗi căm giận đối với những viên quan đã phản bội, chạy trốn hay đầu hàng, như Đề đốc Lê Trinh, Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, Án sát Tôn Thất Bá...
Giọng thơ đầy cảm khái và bi tráng như đoạn nói về Tổng đốc Hoàng Diệu:
Có chỗ mỉa mai sâu sắc như đoạn nói về những viên quan tham nhũng, bất tài, hèn nhát:
Viết về thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai có vài bài như Điếu Hoàng Diệu tuẫn tiết, Hà Thành hiểu vọng, Hà Thành thất thủ, Hà Thành thất thủ ca (dài 262 câu lục bát)[3]; nhưng chỉ có Hà thành Chính khí ca là nổi tiếng hơn cả.
GS. Phạm Thế Ngũ viết:
GS. Thanh Lãng cũng đã đưa ra nhận xét:
Xét về mặt nghệ thuật, Từ điển văn học (bộ mới) đánh giá: