Giải Grammy cho hợp tác giọng pop xuất sắc nhất

Giải Grammy cho hợp tác giọng pop xuất sắc nhất
Trao choNhững màn trình diễn hợp tác có phần hát pop chất lượng
Quốc giaHoa Kỳ
Được trao bởiViện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia
Lần đầu tiên1995
Lần gần nhất2011
Trang chủgrammy.com

Giải Grammy cho hợp tác giọng pop xuất sắc nhất (tiếng Anh: Grammy Award for Best Pop Collaboration with Vocals) là một hạng mục của giải Grammy - giải thưởng ra đời năm 1958 và có tên gọi đầu tiên là giải Gramophone.[1] Giải thưởng được trao cho những nghệ sĩ thu âm có bài hát pop chất lượng do nhiều ca sĩ cùng thực hiện. Mục tiêu của giải thưởng cũng như một số hạng mục do Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia Hoa Kỳ tổ chức thường niên là nhằm ""tôn vinh các cá nhân/tập thể có thành tựu nghệ thuật, kỹ thuật xuất sắc trong lĩnh vực thu âm, mà không xét đến doanh số bán album hay vị trí trên các bảng xếp hạng âm nhạc."[2]

Tại lễ trao giải Grammy lần thứ 37 (1995), giải hợp tác giọng pop xuất sắc đầu tiên được trao cho Al GreenLyle Lovett nhờ ca khúc "Funny How Time Slips Away". Theo cẩm nang miêu tả hạng mục tại giải Grammy lần thứ 52, giải thưởng được trao cho những nghệ sĩ trình bày "tiết mục nhạc pop mới được thu âm với những nghệ sĩ mà họ không thường xuyên biểu diễn cùng nhau."[3]

Năm 1997, cặp cha-con gái Nat King ColeNatalie Cole thắng giải cho ca khúc "When I Fall in Love". Đây là màn tái thể hiện một trong những bài hit trứ danh của ông bằng hình thức "song ca ảo" (virtual duet), thông qua sử dụng bản thu thanh các giọng hát của ông hơn 30 năm sau ngày nam nghệ sĩ mất vào năm 1965.[4]

Hiện có tới năm trường hợp mà một nghệ sĩ được đề cử nhiều hơn một bài hát cùng năm ấy, với những màn hợp tác khác nhau. Năm 1998, Barbra Streisand nhận đề cử cho các bài hát "I Finally Found Someone" (với Bryan Adams) và "Tell Him" (với Celine Dion). Năm 2000, Santana nhận được đề cử cho các bài hát "Love of My Life" (với Dave Matthews) và "Smooth" (với Rob Thomas). Năm 2002, Christina Aguilera được đề cử cho các ca khúc "Nobody Wants to Be Lonely" (Ricky Martin) và "Lady Marmalade" (với Lil' Kim, MýaPink). Năm 2005, Ray Charles nhận được đề cử cho các bài hát "Sorry Seems to Be the Hardest Word" (với Elton John) và "Here We Go Again" (với Norah Jones). Năm 2010, Colbie Caillat nhận được đề cử cho các bài hát "Breathe" (với Taylor Swift) và "Lucky" (với Jason Mraz). Bốn trên năm trường hợp thắng cử của nghệ sĩ đều xuất phát từ một đề cử của họ: "Smooth" của Santana, "Lady Marmalade" của Aguilera, "Here We Go Again" của Charles và "Lucky" của Caillat.

Chủ nhân hai lần thắng giải gồm có Van Morrison, Pink, Santana, Alison KraussRobert Plant. Krauss và Plant là nhóm song tấu duy nhất có hai lần thắng cử trở lên, cũng là những người duy nhất thắng cử liên tiếp. Christina Aguilera và Stevie Wonder nắm giữ chung kỷ lục nhiều đề cử Grammy nhất (sáu đề cử).

Năm 2012, giải thưởng bị ngừng trao trong một cuộc cải tổ lớn các hạng mục của Grammy. Ở thời điểm, mọi phần trình diễn của bộ đôi hoặc nhóm thuộc hạng mục pop được chuyển sang hạng mục mới ra đời tên là trình diễn song tấu hoặc nhóm nhạc pop xuất sắc nhất. Năm 2011, bản cover bài "Imagine" là tác phẩm cuối cùng được trao giải hợp tác giọng pop xuất sắc nhất.[5]

Danh sách thắng cử

An older man holding a guitar and looking to his left.
Lyle Lovett (ảnh) và Al Green cùng trở thành những chủ nhân đầu tiên của giải thưởng vào năm 1995 nhờ ca khúc "Funny How Time Slips Away".
Nghệ sĩ thắng cử năm 20002003Santana biểu diễn vào năm 2000.
Nghệ sĩ nhận được sáu đề cử là Stevie Wonder vào năm 2006
Nghệ sĩ có sáu lần được đề cử và thắng cử vào năm 2002Christina Aguilera
Alison Krauss - nghệ sĩ đoạt giải hai lần biểu diễn vào năm 2008
Nghệ sĩ thắng cử năm 2010Jason Mraz biểu diễn vào năm 2006
Năm[I] Nghệ sĩ thể hiện Tác phẩm Tên đề cử Chú thích
1995 Al GreenLyle Lovett "Funny How Time Slips Away" [6]
1996 The ChieftainsVan Morrison "Have I Told You Lately" [7]
1997 Natalie ColeNat King Cole "When I Fall in Love" [8]
1998 John Lee HookerVan Morrison "Don't Look Back" [9]
1999 Elvis CostelloBurt Bacharach "I Still Have That Other Girl"
[10]
2000 SantanaRob Thomas "Smooth" [11]
2001 B.B. KingDr. John "Is You Is, or Is You Ain't (My Baby)" [12]
2002 Christina Aguilera, Lil' Kim, MýaPink "Lady Marmalade" [13]
2003 SantanaMichelle Branch "The Game of Love" [14]
2004 StingMary J. Blige "Whenever I Say Your Name" [15]
2005 Ray CharlesNorah Jones "Here We Go Again" [16]
2006 GorillazDe La Soul "Feel Good Inc."
[17]
2007 Tony BennettStevie Wonder "For Once in My Life" [18]
2008 Robert PlantAlison Krauss "Gone Gone Gone (Done Moved On)" [19]
2009 Robert PlantAlison Krauss "Rich Woman" [20]
2010 Jason MrazColbie Caillat "Lucky" [21]
2011 Herbie Hancock, Pink, India.Arie, Seal, Konono Nº1, Jeff BeckOumou Sangaré "Imagine" [22]

^[I] Từng năm được liên kết với bài viết về giải Grammy được tổ chức năm ấy.

Xem thêm

Tham khảo

Riêng

  1. ^ “Grammy Awards at a Glance” [Tổng quan về giải Grammy]. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ “Overview” [Tổng quan] (bằng tiếng Anh). Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ “52nd OEP Category Description Guide” [Cẩm nang miêu tả hạng mục OEP lần thứ 52] (PDF) (bằng tiếng Anh). Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. tr. 3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2025.
  4. ^ “Natalie Cole, a singer who performed the first 'virtual duets' with her late father Nat 'King' Cole - obituary” [Ca sĩ Natalie Cole đã thể hiện bản 'song ca ảo' đầu tiên với người cha quá cố Nat 'King' Cole - cáo phó]. The Independent (bằng tiếng Anh). 3 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ “Awards Category Comparison Chart” [Xếp hạng so sánh hạng mục giải thưởng] (PDF) (bằng tiếng Anh). Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. tr. 1. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2025.
  6. ^ “The 37th Grammy Nominations” [Các đề cử của giải Grammy lần thứ 37]. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). 6 tháng 1 năm 1995. tr. 2. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  7. ^ “List of Grammy nominees” [Danh sách các đề cử Grammy] (bằng tiếng Anh). CNN. 4 tháng 1 năm 1996. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  8. ^ “39th Grammy Awards – 1997” [Giải Grammy lần thứ 39 - 1997] (bằng tiếng Anh). Rock on the Net. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  9. ^ “Complete List of Academy Voter Picks” [Danh sách đầy đủ lá phiếu bầu chọn của Viện hàn lâm]. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). 7 tháng 1 năm 1998. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  10. ^ “41st Grammy Awards – 1999” [Giải Grammy lần thứ 41 - 1999] (bằng tiếng Anh). Rock on the Net. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  11. ^ “42nd Annual Grammy Awards nominations” [Các đề của giải Grammy thường niên lần thứ 43] (bằng tiếng Anh). Cable News Network. 4 tháng 1 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  12. ^ “43rd Grammy Awards” [Giải Grammy lần thứ 43] (bằng tiếng Anh). CNN. 21 tháng 2 năm 2001. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  13. ^ “Complete List Of Grammy Nominees” [Toàn bộ danh sách đề cử Grammy] (bằng tiếng Anh). CBS News. 4 tháng 1 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  14. ^ “Complete list of Grammy nominees; ceremony set for Feb. 23” [Toàn bộ danh sách các đề cử Grammy, lễ trao giải dự kiến diễn ra vào ngày 2 tháng 2]. San Francisco Chronicle (bằng tiếng Anh). Hearst Corporation. 8 tháng 1 năm 2003. tr. 1. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  15. ^ “They're All Contenders” [Họ đều là các ứng viên cho giải thưởng]. The New York Times (bằng tiếng Anh). 5 tháng 12 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  16. ^ “Grammy Award nominees in top categories” [Các đề cử Grammy ở những hạng mục hàng đầu]. USA Today (bằng tiếng Anh). Gannett Company. 7 tháng 2 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  17. ^ “The Complete List of Grammy Nominations” [Toàn bộ danh sách các đề cử của Grammy]. The New York Times (bằng tiếng Anh). 8 tháng 12 năm 2005. tr. 1. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  18. ^ “49th Annual Grammy Grammy Nominees” [Các đề cử tại giải Grammy thường niên lần thứ 49] (bằng tiếng Anh). CBS News. 7 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2025.
  19. ^ “50th annual Grammy Awards nominations” [Các đề cử tại giải Grammy thường niên lần thứ 50]. Variety (bằng tiếng Anh). Reed Business Information. 6 tháng 12 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  20. ^ “Grammy 2009 Winners List” [Danh sách người thắng cử Grammy năm 2009]. MTV (bằng tiếng Anh). MTV Networks. 8 tháng 2 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  21. ^ “Nominees And Winners” [Các đề cử và người thắng cử] (bằng tiếng Anh). Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Thu âm Quốc gia. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.
  22. ^ “53rd Annual Grammy Awards nominees list” [Danh sách các đề cử của giải Grammy thường niên lần thứ 53]. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2024.

Chung

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!