Giải Cánh Diều 2007 là lần thứ 6 giải Cánh Diều được tổ chức và là lần đầu tiên sự kiện này diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lễ trao giải diễn ra tối 9 tháng 3 năm 2008.[1] Trước đấy, Hội Điện ảnh Việt Nam còn tổ chức hệ thống Giải Cánh diều dành riêng cho dạng phim ngắn diễn ra vào cuối năm 2007.[2]
Sự kiện lần này được bảo trợ bởi Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.[3] Với tiêu chí đề cao hiệu quả tìm tòi, sáng tạo, kỹ năng chuyên nghiệp của nghệ sĩ và tác động tích cực của tác phẩm đối với công chúng.[4] Đêm trao giải được đạo diễn bới Đinh Anh Dũng,[5] buổi lễ được xã hội hóa và do Công ty truyền thông Mekong dàn dựng.[6][7]
Tổ chức
Hội Điện ảnh Việt Nam bắt đầu nhận tác phẩm đăng ký dự thi từ ngày 14 đến 31 tháng 1, riêng thời hạn nhận phim truyện nhựa kéo dài đến ngày 20 tháng 2 năm 2008.[4]
Lễ trao giải
Lễ trao giải và bế mạc được tổ chức vào tối ngày 9 tháng 3 năm 2008 tại Nhà hát Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.[8] Chương trình được truyền hình trực tiếp chính trên kênh VTV3, dẫn chương trình trong lễ trao giải là MC Minh Quân và diễn viên Hồng Ánh; cùng với các tiết mục biểu diễn của Đức Tuấn, Đoan Trang, Hoàng Bách, Ngô Thanh Vân, nhóm Năm dòng kẻ, Vũ đoàn ABC và một dàn nhạc giao hưởng gồm 24 nhạc công.[1][9]
Ban giám khảo đã trao tổng cộng 4 giải Cánh diều vàng cho tập thể, 13 giải thưởng cá nhân xuất sắc, 12 giải Cánh diều bạc và 16 giải khuyến khích.[10]
Vinh danh
Hội Điện ảnh Việt Nam cũng nhân lễ trao giải năm nay vinh danh những đóng góp của NSND Trà Giang đối với điện ảnh nước nhà.[8]
Sự kiện bên lề
Sau lễ trao giải là buổi họp báo tổng kết vào sáng ngày 10 tháng 3, các đạo diễn của những tác phẩm giành giải đến đông đủ, tuy nhiên Ban giáo khảo hạng mục phim điện ảnh lại vắng mặt.[11] Buổi tọa đàm "Đề tài, nhân vật và các xu hướng thể hiện trong sáng tác điện ảnh Việt Nam đương đại” được tổ chức vào sáng ngày 3 tháng 3, tại khách sạn Kim Đô.[12]
Cơ cấu và đề cử
Cơ cấu của Giải gồm: Cánh diều vàng, Cánh diều bạc và Giải Khuyến khích trao cho 8 hạng mục phim; giải thưởng cho công trình nghiên cứu, lý luận - phê bình điện ảnh - truyền hình xuất sắc. Giải Báo chí trao cho phim truyện nhựa xuất sắc nhất trong năm, do đại diện các báo là thành viên Câu lạc bộ Báo chí - phê bình điện ảnh bình chọn; giải thưởng này có trị giá 20 triệu đồng do Vidotour tài trợ.[13] Giải này độc lập với Ban giám khảo phim truyện nhựa.[3] Hạng mục phim truyện điện ảnh và phim truyền hình ngắn tập đều có 11 đề cử; phim truyền hình dài tập có 8 đề cử,[14][15] phim tài liệu nhựa có 6 đề cử, phim khoa học video có 12 đề cử, phim tài liệu video có 32 đề cử và phim hoạt hình có 4 đề cử.[9][16] Cùng với đó là các đề cử cho cá nhân tham gia sản xuất các bộ phim.
Có 7 Ban giám khảo thẩm định cho các hạng mục phim, công trình, các tác giả và người làm phim dự giải.[17] Phim truyện điện ảnh đạt giải vàng phải có điểm số trung bình từ 9,1 đến 10, giải bạc từ 8,1 đến 9,0 và giải khuyến khích từ 7,1 đến 8,0.[18]
Những tranh cãi về bộ phim Mười được chọn vào để cử khi thành phần chính sản xuất bộ phim là người Hàn Quốc, đại diện Ban tổ chức cho biết khi so với bộ phim đạt giải Cánh diều vàng năm trước là Hà Nội - Hà Nội, thì cả hai phim có lượng người nước ngoài tham gia sản xuất là ngang nhau nên Mười được Ban Tổ chức cho vào đề cử. Một ngoại lệ khác là phim Sài Gòn tình ca được sản xuất năm 2005, nhưng lần đầu được công chiếu tại Việt Nam và chưa từng tham gia các giải thưởng trong nước nên cũng được đặc cách vào đề cử.[19]
Đề cử
- Phim tài liệu nhựa:[22] Những hy sinh thầm lặng, Bức tượng đài vĩnh cửu, Bài ca trên đỉnh Tà Lùng, Đất đẻ,...
Giải thưởng
Phim điện ảnh
Hạng mục phim truyện điện ảnh Trái tim bé bỏng và Nụ hôn thần chết cùng giành giải Cánh diều Bạc với kết quả chênh nhau 0.1 điểm.[23] Vì số điểm của Trái tim bé bỏng cao hơn nên hạng mục này được phân ra giải "Cánh diều Bạc 1" và "Cánh diều Bạc 2".[13]
Phim truyền hình
Phim tài liệu nhựa
Tài liệu video
Giải
|
Phim
|
Đạo diễn
|
Biên kịch
|
Sản xuất
|
Chú thích
|
Cánh diều Vàng
|
Chất xám
|
Nguyễn Thước
|
Phan Huyền Thư
|
Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương
|
|
Cánh diều Bạc
|
Mẹ, con đã về
|
Phan Huyền Thư
|
Phan Huyền Thư
|
|
Cánh diều Bạc
|
Cha, mẹ xin lỗi con
|
|
|
|
Khuyến khích
|
Họ hy sinh vì Tổ Quốc
|
|
|
|
|
Ám ảnh chiến tranh
|
|
|
|
|
Để lại mùa xuân
|
Đặng Thái Huyền
|
Trần Mạnh Tâm
|
Điện ảnh Quân đội nhân dân
|
|
Nhớ đảo
|
|
|
|
|
Nỗi đau
|
|
|
|
|
Đạo diễn
|
Phan Huyền Thư
|
|
|
|
|
Phim khoa học
- Đạo diễn xuất sắc: Nguyễn Hoàng Lâm - Những loài bay ở Côn Đảo
Giải
|
Phim
|
Đạo diễn
|
Biên kịch
|
Sản xuất
|
Chú thích
|
Cánh diều Vàng
|
Khu hệ bướm Việt Nam
|
Nguyễn Hồng Quảng
|
|
Ban Khoa giáo - Đài Truyền hình Việt Nam
|
[1]
|
Cánh diều Bạc
|
24 giờ ở Côn Đảo
|
Vũ Hoài Nam
|
|
Cánh diều Bạc
|
Lời nguyện cầu
|
Nguyễn Văn Hướng
|
Nguyễn Văn Hướng
|
Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương
|
|
Khuyến khích
|
Rùa biển ở Việt Nam
|
Công Thành Đức
|
Nguyễn Thu Tuyết
|
|
Những loài bay ở Côn Đảo
|
Nguyễn Hoàng Lâm
|
|
|
|
Nghệ thuật ngụy trang quân sự
|
Mai Trung Tuyến
|
Nguyễn Điền
|
Điện ảnh Quân đội nhân dân
|
|
Hoạt hình
Giải
|
Phim
|
Đạo diễn
|
Biên kịch
|
Sản xuất
|
Chú thích
|
Cánh diều Vàng
|
Không trao giải
|
Cánh diều Bạc
|
Ve vàng và dế lửa
|
Phùng Văn Hà
|
Lê Trường Đại
|
Hãng phim Hoạt hình Việt Nam
|
[1]
|
Cánh diều Bạc
|
Bước nhảy của châu chấu
|
Phạm Ngọc Tuấn
|
Đàm Thùy Dương
|
[1]
|
Khuyến khích
|
Vào hang kiến
|
Trần Trọng Bình
|
Nguyễn Toàn Thắng, Phạm Sông Đông
|
[1]
|
Công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình
- Không có cánh diều vàng, cánh diều bạc.
- Giải khuyến khích:[1]
- Điện ảnh và truyền hình Việt Nam hiện nay - Trần Duy Hinh (Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin)[28]
- 20 bài học điện ảnh (biên dịch) - Hải Linh và Việt Linh (Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn)[29]
Nhận xét về giải
Ở hạng mục phim truyện điện ảnh, không có bộ phim nào đạt được mức điểm 9,1 nên không có giải Cánh diều Vàng.[13] Cánh diều Bạc thuộc về Trái tim bé bỏng và Nụ hôn thần chết với điểm sít sao, nhưng hai bộ phim không được nhận giải một lượt; ban tổ chức cho một phim lên nhận giải trước khiến cơ số khán thắc mắc.[11] Một thành viên Ban giám khảo cho rằng nên gọi tên giải là Giải Cánh diều thay vì Giải Cánh diều Vàng, vì một số lần tổ chức trước đấy cũng không có phim đạt giải Vàng,[13] cũng như một số giải thưởng điện ảnh lớn cũng chỉ có giải Vàng, không có cơ cấu giải Bạc hay Khuyến khích như ở Việt Nam.[30] Đạo diễn của chương trình, ông Đinh Anh Dũng cho rằng cơ cấu giải quá cứng nhắc và dù không có tác phẩm đủ xuất sắc thì một lễ trao giải luôn phải có giải vàng.[7]
Một giám khảo cho rằng cơ cấu giải vẫn mang tính "cào bằng", giải thưởng chia đều giữa tư nhân và nhà nước, đại diện miền Nam và miền Bắc.[30]
Lễ trao giải diễn ra có phần gây gò bó với những người tham gia, một số nghệ sĩ sau khi nhận giải cho biết họ muốn phát biểu hài hước, vui vẻ một chút nhưng không khí buổi lễ quá nghiêm trọng. Là một sự kiện trang trọng nhưng một số nghệ sĩ đạt giải lại xuất hiện với trang phục "tuềnh toàng", dù ban tổ chức có sẵn âu phục cho các nghệ sĩ mượn.[7][11]
Xem thêm
Tham khảo