Giải Cánh diều 2002

Giải Cánh Diều lần thứ I
Giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ 14
← Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2001 · Lần I (2003) · Giải Cánh diều 2003
(2004) →
Địa điểmHà Nội, Việt Nam
Thành lập2002
Sáng lậpHội điện ảnh Việt Nam
Giải thưởng38
Số phim tham gia112
Ngày tổ chức13 tháng 3 năm 2003
Ngôn ngữTiếng Việt
Cổng thông tin Điện ảnh

Giải Cánh Diều 2002 hay Giải Cánh Diều Vàng 2002 là lần tổ chức đầu tiên của giải Cánh Diều; lê trao giải diễn ra ngày 13 tháng 3 năm 2003, tại Hà Nội. Giải thưởng trước đây có tên gọi khác Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam, là một phần biệt lập nhưng được trao thưởng trong Liên hoan phim Việt Nam từ năm 1993. Khác với giải thưởng hội Điện ảnh Việt Nam, giải Cánh diều có thêm các hạng mục dành cho cá nhân.[1]

Tổ chức

Giải Cánh Diều năm 2002 được tổ chức tối ngày 13 tháng 3 năm 2003, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia. Đây là một trong những hoạt động chào mừng 50 năm ngày thành lập ngành điện ảnh Việt Nam. Theo Ban Tổ chức, danh sách được đề cử giải Cánh diều vàng gồm: 10 phim truyện nhựa, 21 phim truyện video lẻ, 10 phim truyện truyền hình nhiều tập, 71 phim tài liệu (nhựa và video), 10 phim hoạt hình (nhựa và video).

Tổng số tiền thưởng cho các giải là hơn 300 triệu đồng.[2]

Giải thưởng

Có tất cả 38 giải thưởng trao cho các tác phẩm và công trình nghiên cứu- lý luận- phê bình xuất sắc trong năm 2002, trong đó có 4 giải Cánh diều vàng, 15 giải Cánh diều bạc và 19 giải khuyến khích.[3]

Phim truyện nhựa

Giải thưởng Tác phẩm Đạo diễn Sản xuất Ghi chú
Cánh Diều Vàng Lưới trời Phi Tiến Sơn Hãng phim Truyện I [4][5]
Cánh Diều Bạc Gái nhảy Lê Hoàng Hãng phim Giải Phóng
Vua bãi rác Đỗ Minh Tuấn Hãng phim truyện Việt Nam
Của rơi Vương Đức Hãng phim truyện Việt Nam
Giải khuyến khích Hà Nội 12 ngày đêm Bùi Đình Hạc Hãng phim truyện Việt Nam
Mê Thảo, thời vang bóng Việt Linh Hãng phim Giải Phóng

Phim video

Giải thưởng Tác phẩm Đạo diễn Sản xuất Phát hành Chú thích
Cánh Diều Vàng Không còn gì để nói Khải Hưng Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam 1 tháng 12 năm 2002 (VTV3, 1 tập)
Đứa con vùng đồi Trần Trung Dũng 25 tháng 5 năm 2002 (VTV3, 1 tập)
Cánh Diều Bạc Điệp vụ thứ nhất Nguyễn Quang Điện ảnh Công an nhân dân 24–31 tháng 8 năm 2002 (VTV3, 2 tập) [6]
Con gà trống Nguyễn Quang Dũng Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2003 (HTV7, 1 tập)
Đất lặng lẽ Phạm Huyên Điện ảnh Công an nhân dân
Phố Hoài Song Chi Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2002 (HTV7, 2 tập)
Sang sông Trọng Trinh Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam 28 tháng 7 năm 2002 (VTV3, 1 tập)
Cây huê xà Xuân Cường Hãng phim Giải Phóng, Hãng phim Sài Gòn 5–12 tháng năm 2002 (VTV3, 2 tập)
Giải khuyến khích Ranh giới
Chúa tàu Kim Quy

Phim truyền hình

Tác phẩm Đạo diễn Kết quả Chú thích
Không có giải vàng [7]
Phía trước là bầu trời Đỗ Thanh Hải Cánh Diều Bạc
Blouse trắng Trần Mỹ Hà Cánh Diều Bạc
Đất và Người Nguyễn Hữu PhầnPhạm Thanh Phong Giải khuyến khích
Sương gió biên thùy Hồ Ngọc Xum
Bác cả người sung sướng Trần Lực

Phim tài liệu

Phim tài liệu nhựa
Tựa đề Hãng sản xuất Đạo diễn Giải thưởng Chú thích
Thang đá ngược ngàn Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương Lê Hồng Chương Cánh diều Vàng [7]
Mặt trời trên đỉnh tháp Cánh Diều Bạc
Sự nhọc nhằn của cát Nguyễn Thước Cánh Diều Bạc
Trên chiếc xe lăn Lê Mạnh Thích Cánh Diều Bạc
Phim tài liệu video
Tay đào đất Bùi Thạc Chuyên Cánh Diều Bạc [7]
6 giải khuyến khích

Phim hoạt hình

Không có giải Cánh Diều Vàng.

Hai giải Cánh Diều Bạc cho "Xe đạp và ô tô" (đạo diễn: Phương Hoa) và "Cuộc phiêu lưu của Ong vàng".

Hạng mục này có 2 giải khuyến khích.

Giải Lý luận phê bình

Không có giải Vàng

Giải Bạc thuộc về tập tiểu luận "Điện ảnh không phải trò chơi" của tác giả Trần Tuấn Hiệp do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành.[3][8]

Hai công trình khác nhận giải khuyến khích.

Tham khảo

  1. ^ “Lịch sử ngành”. Cục điện ảnh Việt Nam. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ “Hội Điện ảnh VN: Hơn 300 triệu đồng cho giải Cánh diều vàng”. Báo Người Lao Động. 13 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ a b “Phim Lưới trời lồng lộng đoạt giải Cánh diều vàng”. Báo Người Lao Động. 14 tháng 3 năm 2003. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ “Lưới Trời”. Công ty cổ phần phim truyện I. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ “Đạo diễn Phi Tiến Sơn nói về "Lưới trời lồng lộng". Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Việt Hà (30 tháng 5 năm 2006). “Đạo diễn Nguyễn Quang: Người giật giải cho phim về Công an”. Công an Nhân dân.
  7. ^ a b c VnExpress. 'Lưới trời' đoạt giải Cánh diều vàng của Hội điện ảnh VN”. vnexpress.net. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ “Không phải của... trời cho”. Báo Người Lao Động. 12 tháng 7 năm 2002. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022.

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!