Giả thuyết một gen - một enzym là một lý thuyết của di truyền học cho rằng: trong quá trình di truyền hoặc quá trình hình thành tính trạng ở cơ thể sinh vật, thì một gen quy định sự tạo thành một enzym.[1][2][3][4]
Kết luận khoa học của giả thuyết này có thể tóm tắt bằng sơ đồ:
1 gen ⟶ {\displaystyle \longrightarrow } 1 enzym.[4]
Tuy gọi là "giả thuyết" (hypothesis), nhưng đã được các nhà di truyền học thế giới khẳng định là đúng trong một số trường hợp, nhưng lại không gọi là "học thuyết" (theory) do thói quen. Trong tiếng Anh, thuật ngữ này có tên là "one gene–one enzyme hypothesis".[4]
Giả thuyết này do nhà di truyền học Mỹ là George Wells Beadle và Edward Lawrie Tatum đề xuất vào năm 1941, là lúc mà khoa học đương thời chưa biết rõ cấu trúc và chức năng của gen cũng như DNA trong quá trình di truyền.[5] Đây là giai đoạn mà có nhà viết lịch sử sinh học cho rằng: tuy di truyền học đã ra đời khá lâu(từ năm 1900), nhưng vẫn chỉ là nghiên cứu về hình thức (formal genetics).[1]
Mặc dù sau này, do sự phát triển của di truyền học phân tử và công nghệ sinh học, công thức "1 gen ⟶ {\displaystyle \longrightarrow } 1 enzym" đã được đổi thành "1 gen ⟶ {\displaystyle \longrightarrow } 1 prôtêin", rồi "1 gen ⟶ {\displaystyle \longrightarrow } 1 pôlypeptit" và "1 gen ⟶ {\displaystyle \longrightarrow } 1 RNA", thì giá trị của giả thuyết này vẫn không thay đổi, dù so với trình độ hiện đại nó đã bị coi là quá đơn giản để mô tả mối quan hệ giữa DNA và sản phẩm của nó.
Cùng với thành tựu của nhiều nghiên cứu khác, công trình của Beadle và Tatum được nhận giải thưởng Nobel năm 1958 và được khắc tên trên tượng đài tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ ở Thành phố New York.
Nấm mốc N. crassa rất dễ nuôi cấy trong phòng thí nghiệm trên môi trường dễ kiếm chỉ gồm đường, muối và một loại vitamin là biotin. Từ những chất đơn giản này, tế bào nấm mốc tổng hợp ra nhiều amino acid và vitamin cho nó. Môi trường này gọi là môi trường tối thiểu (Mm).[7] Môi trường đầy đủ gồm môi trường tối thiểu và một số chất khác mà chúng cần, gồm: Ornitine, Citruline và Arginin.
Tiền chất - gen I → Ornitine - gen II → Citruline - gen III → Arginine
{{Chú thích web}}