Một bản mở rộng có độ dài khoảng 30 phút với tựa đề mới Kono Sekai no (Sara ni Ikustumono) Katasumi ni sẽ được khởi chiếu vào tháng 12 năm 2018 tại Nhật Bản.[12]
Bối cảnh
Phim lấy bối cảnh từ thập niên 1930-1940 tại thành phố Hiroshima và thành phố Kure, Nhật Bản vào khoảng 10 năm trước và sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, đặc biệt vào năm 1944 – 1945. Trong phim, thiên nhiên và nền văn hóa truyền thống của Nhật Bản được khắc họa và phản chiếu bằng những cảnh tàn khốc và tuyệt vọng do chiến tranh mang lại. Tuy đây là tác phẩm hư cấu, song nội dung nền tảng dựa trên các sự kiện có thật, do chính nhà sản xuất phim tìm hiểu. Trong phim, cảnh quan thành phố Hiroshima trước chiến tranh bị tàn phá vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, được tái hiện lại chính xác dựa trên ảnh chụp cũ và ký ức của người dân sống ở nơi đây.
Nội dung
Câu chuyện kể về thiếu nữ trẻ Nhật Bản tên là Suzu, có tính cách trong sáng và giỏi vẽ tranh. Cô sống ở thành phố Hiroshima và sau này chuyển đến thành phố Kure, Nhật Bản trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai. Suzu, sinh ra và lớn lên tại thị trấn Eba nằm bên bờ biển thuộc thành phố Hiroshima trong tuổi thơ hạnh phúc bên gia đình đông thành viên và bạn bè. Năm 1944, Suzu năm ấy 18 tuổi, cô làm việc trong một doanh nghiệp gia đình nhỏ chuyên trồng trọt nori. Một ngày bố mẹ cô bảo rằng nhắc cô về ý định kết hôn của một chàng trai. Cậu tên là Shūsaku sống ở thành phố Kure, là sĩ quan luật pháp ở Tòa án quân sự thuộc thành phố Kure, đã từng thấy Suzu mười năm trước. Suzu kết hôn với cậu, chuyển từ quê nhà ở Hiroshima lên Kure và sống cùng gia đình Shūsaku. Suzu được bố mẹ Shūsaku thương yêu và cuộc đời ở Kure cứ thế trôi qua. Cho đến một ngày, những ngày tháng đen tối của chiến tranh Thái Bình Dương kéo tới.
Kure, là một thành phố cảng lớn, cách thành phố Hiroshima khoảng 1 giờ đi bằng tàu. Cảng nằm nhìn ra biển nội địa Seto và được biết tới là căn cứ quân sự lớn nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản thất bại trong chiến tranh trước Hoa Kỳ, điều kiện sống của người dân trở nên khó khăn và lực lượng quân đội Hoa Kỳ liên tục đe dọa đời sống thường nhật của người dân Nhật Bản. Sự thiếu thốn nguồn cung cấp lương thực cho người dân Nhật Bản, nhà nước bắt đầu phân phát lương thực. Cảnh báo và chuẩn bị di tản trước những đợt không kích của Hoa Kỳ cũng bắt đầu. Suzu, một trong những người vợ nội trợ thuộc hội Tonarigumi giữ nhiệm vụ phân phát lương thực luân phiên và tham gia vào lực lượng chống lại những cuộc không kích. Thể theo điều lệ chính thức, cô may những chiếc quần phù hợp cho trường hợp di tản khẩn cấp, bằng cách cắt những bộ đồ truyền thống ra thành từng phần. Khi lượng lương thực để phân phát quá cạn kiệt, Suzu thành khẩn tìm mọi cách để kiến cái ăn cho gia đình, nhặt từng loại cây ở mọi nơi có thể ăn được và thử những công thức nấu ăn phù hợp. Suzu, cùng gia đình cô và làng xóm, cố gắng vượt qua hoàn cảnh khó khăn và chuẩn bị để giảm bớt thiệt hại do đánh bom. Cuộc sống của Suzu giờ đây tràn ngập niềm vui.
Gia đình của Suzu và Shūsaku, nằm ở rìa sườn núi ở vùng ngoại thành thành phố Kure, nằm bao phủ trong rừng cây và vườn tược. Từ đây có thể nhìn ra quang cảnh vĩ đại như quân cảng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, bao gồm những thiết giáp hạm lớn nhất, Yamato và Musashi. Suzu tận hưởng tháng ngày hòa mình với thiên nhiên và ngắm nhìn tàu chiến chạy trên biển cùng với cháu gái của mình, tên là Harumi. Có lần Suzu vui vẻ vẽ tranh phác họa lại cảnh tàu chạy, quân đội bắt và tra khảo cô, nghi ngờ cô là mật thám của địch. Một ngày, một người lính thủy, là bạn thời thơ ấu của Suzu, tên là Tetsu, ghé qua thăm Suzu và Shūsaku. Shūsaku để cho Suzu và Tetsu được tâm sự riêng với nhau, vì đây có thể là lần cuối cùng trừ khi Tetsu có thể sống sót trở về sau chiến tranh.
Năm 1945, cuộc không kích của Hoa Kỳ tại Nhật Bản bắt đầu. Tại thành phố Kure, lực lượng không quân Hoa Kỳ tấn công mãnh liệt vào các cứ điểm của thủy quân và tàu chiến của Nhật Bản. Vào tháng 7, khu vực nội thành của Kure bị tấn công và gần như mọi thứ bị tàn phá. Binh lính Hoa Kỳ truy đuổi càn quét người dân đang trốn chạy, và Suzu cũng xém bị bắn trúng. Cũng như mọi người dân Nhật Bản, Suzu cũng không thoát khỏi bi kịch của chiến tranh. Chiến tranh đã cướp khỏi Suzu những người thân quan trọng, Harumi và Yoichi (anh trai của Suzu) và cả "một phần cơ thể của cô không thể thay thế". Quá đau buồn vì bi kịch chiến tranh, ngày 6 tháng 8 năm 1945, trong một ngày Lễ hội Mùa hè, Suzu lên kế hoạch từ Kure trở lại quê nhà Eba ở thành phố Hiroshima, khi ấy chưa bị đánh bom. Nhưng rồi, đến buổi sáng một ngày kia, khi ấy Suzu vẫn còn đang ở nhà ở Kure, lúc 8 giờ 15 sáng, chợt Suzu nhìn thấy tia sáng kì lạ và tiếng nổ lớn vang lên từ rất xa, cô nhìn thấy một đám mây hình nấm vô cùng lớn xuất hiện bên kia núi về phía thành phố Hiroshima. Trên đài phát thanh từ trạm Hiroshima của Hiệp hội Phát hình Nhật Bản ngừng phát sóng. Suzu đã biết chuyện kinh hoàng và chưa từng xảy ra trước đây tại Hiroshima. Vụ ném bom nguyên tử đã tàn phá kinh hoàng mọi thứ và số người chết không đếm xuể tại Hiroshima. Suốt sau đó một thời gian, Suzu không thể về Hiroshima hay hay biết thông tin gì về quê nhà nữa.
Khi đài phát thanh của Thiên Hoàng thông báo rằng chiến tranh đã kết thúc, 9 ngày sau trận đánh bom nguyên tử, những nỗi đau kinh hoàng đã khiến Suzu mất hết hi vọng để sống tiếp. Gia đình nhà bà của Suzu là Ito ở Kusatsu, một thị trấn ngoại ô về phía tây Hiroshima và nằm ngoài tầm ảnh hưởng của bom nguyên tử, may mắn vẫn còn an toàn. Tại nhà của gia đình bà Ito, Suzu gặp lại em gái Sumi, người duy nhất của gia đình quê nhà Suzu còn sống sót, và cũng đã được hay biết về số phận của bố mẹ mình. Tuy Sumi may mắn lánh khỏi được tai họa nơi thành phố Hiroshima, cô vẫn bị nhiễm phóng xạ của bom nguyên tử. Shūsaku tìm được công việc mới. Gia đình họ bắt đầu cuộc sống mới ở đất nước Nhật Bản mới hồi sinh. Suzu lấy lại được động lực để vượt qua khó khăn, cho cô, cho mọi người, giữa một góc của thế giới. Một ngày, một cô bé, mồ côi sau chiến tranh thả bom nguyên tử, đã gặp Suzu và Shūsaku ở Hiroshima để xin miếng ăn, được gia đình Suzu giúp đỡ nhận về nuôi. Trong phần thông tin cuối phim, cô bé ấy nay đã lớn, đang tự may quần áo cho mình và cho gia đình nhà Suzu, trong một góc của thế giới giữa một đất nước Nhật Bản thanh bình sau chiến tranh.
Cô kết hôn tầm tuổi thanh thiếu niên, chuyển từ quê nhà tại thành phố Hiroshima đến ở nhà gia đình chồng là Shūsaku ở thành phố Kure. Tính cách trong sáng và giỏi vẽ tranh. Cô luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn trong thời kì chiến tranh. Song, bi kịch chiến tranh ập đến với cuộc đời cô.
Hōjō Shūsaku (北條 周作 (Bắc Điều Chu Tác),Hōjō Shūsaku?)
Chồng của Suzu. Một con người trầm tính và thật thà. Cậu là sĩ quan luật pháp ở Tòa án quân sự thuộc thành phố Kure. Cậu gặp Suzu, ở khu kinh tế tại thành phố Hiroshima, vào tầm giữa đến cuối năm 1933, với những ký ức khó quên. Năm 1945, cậu thuyên chuyển qua hải quân. Sau chiến tranh, cậu trở về và tìm được công việc mới ở một đất nước Nhật Bản đã hồi sinh.
Cô bé tầm 6 đến 7 tuổi. Là cháu gái của Suzu, con gái của Keiko. Chết do quả bom hẹn giờ của Hoa Kỳ phát nổ, đặt ở gần kho chứa vũ khí của hải quân ở thành phố Kure, khi cô bé đang ở cùng với Suzu.
Chị gái của Shūsaku và là một quả phụ, là mẹ của bé Harumi. Ban đầu, cô không tỏ ra thân thiết với Suzu. Sau cái chết của Harumi, cô đổ lỗi rất nhiều cho Suzu, người đã ở cùng Harumi trong đánh bom của Hoa Kỳ ở thành phố Kure. Nhưng về sau, dần dần cô đã chấp nhận Suzu.
Mizuhara Tetsu (水原 哲 (Thủy Nguyên Triết),Mizuhara Tetsu?)
Bạn thời thơ ấu của Suzu. Cậu mất anh trai, người là học viên trong học viện hải quân khi do tai nạn trên biển. Cậu và Suzu đã từng có kỉ niệm đẹp với nhau. Anh là lính thủy trên tàu tuần dương Aoba. Trong một lần được lên bờ, cậu ghé qua thăm Suzu và Shūsaku và ở lại qua đêm. Một lần, tàu Aoba bị thiệt hại nặng trong một cuộc không kích của quân đội Hoa Kỳ. May mắn, Tetsu đã thoát chết. Sau chiến tranh, cậu đứng một mình ở bên cảng và nhìn tàu Aoba đã chìm phân nửa.
Em gái của Suzu, sống ở quê nhà Eba, thành phố Hiroshima. Chị em nhà Suzu rất thân thiết khi còn bé. Sau khi Suzu kết hôn, Sumi làm nhân viên công xưởng cho Lục quân Đế quốc Nhật Bản do phong trào huy động toàn dân của Nhật Bản. Sumi là một cô gái xinh đẹp và được một sĩ quan ở quân đội Nhật Bản đem lòng yêu. Trong vụ đánh bom nguyên tử, Sumi đang ở quê nhà ở Hiroshima, tuy không chết ngay lúc đó và lánh nạn qua nhà bà Ito ở Kusatsu, nhưng cô vẫn mắc bệnh nặng do hậu quả của chất phóng xạ sau chiến tranh.
Bà của Suzu và đối xử rất tốt với Suzu. Sống ở Kusatsu, một thị trấn hẻo lánh nằm về phía tây thành phố Hiroshima. Khi Suzu còn bé, Suzu ở lại nhà bà vào kì nghỉ hè và có khoảng thời gian vui vẻ ở nơi đây. Gia đình bà và những người dân, ở Kusatsu, vẫn được an toàn sau vụ đánh bom nguyên tử, vì nơi này nằm ngoài vùng ảnh hưởng của bom.
Hōjō Entarou (北條 円太郎 (Bắc Thiêu Viên Thái Lang),Hōjō Entarou?)
Cha của Shūsaku. Kĩ sư ở cảng hải quân Hiro. Mất tích sau đợt không kích vào cảng hải quân Hiro, nhưng sau đó được tìm thấy còn sống ở bệnh viện, dù bị thương nặng.
Cha của Suzu, sống ở quê nhà Eba, thành phố Hiroshima. Ông quản lý doanh nghiệp gia đình chuyên trồng trọt tảo biển. Nhưng về sau, một doanh nghiệp lớn thuộc quân đội được thành lập về phía nam thị trấn Eba vào năm 1943, doanh nghiệp gia đình của ông đóng cửa và ông trở thành công nhân nhà máy. Sau vụ đánh bom nguyên tử, ông đang ở quê nhà thuộc thành phố Hiroshima, tuy không chết ngay lúc đó, nhưng ông mắc bệnhnặng do chất phóng xạ sau chiến tranh, vài tháng sau đó, ông qua đời.
Anh trai của Suzu. Là chiến sĩ được điều đi đến một hòn đảo ở phía Nam Thái Bình Dương để tham gia chiến tranh. Cậu hi sinh và đặt cốt trong hộp gửi về nhà. Song, trong hộp là một hòn đá ở đảo thay vì là cốt của cậu.
Cô là một Oiran hoạt động ở Kure, người đã chỉ đường cho Suzu khi cô lạc đường trong thành phố. Ở đoạn cuối phim có những bức tranh vẽ kể về quá khứ của Rin. Cô gái này là con cả trong một gia đình rất nghèo, phải đi làm người hầu cho một gia đình giàu có để nuôi các em. Ở nhà chủ, Rin bị hành hạ quá nhiều nên đã bỏ trốn. Cô lưu lạc đến nhà bà của Suzu và được cho cái ăn, cái mặc. Cô gặp Suzu lần đầu khi cả hai còn nhỏ, lúc đó gia đình Suzu đang đến thăm nhà ông bà và cô đang ăn vụng dưa hấu. Với cái nhìn ngây ngô của trẻ con, Suzu đã tưởng Rin là một linh hồn giữ nhà (Zashiki-warashi) trong truyền thuyết Nhật Bản. Nhiều năm sau, Suzu mới gặp lại cô với thân phận Oiran ở thành phố Kure.
Quá trình sản xuất
Dự án phim được thông báo vào tháng 8 năm 2012 và bắt đầu gọi vốn cộng đồng vào tháng 3 năm 2015 để tăng kinh phí.[17] Dự án gây quỹ đạt thành công, với 3,374 người góp quỹ và ¥39 triệu [18] và vượt mục tiêu ¥20 triệu.[19] Một dự án gọi vốn cộng đồng khác, đích thân nhà sản xuất Katabuchi ra nước ngoài để quảng bá, bắt đầu từ ngày 22 tháng 11 năm 2016 và đạt mục tiêu ¥10 triệu chỉ trong vòng 11 giờ.[20]
Đạo diễn Katabuchi đã nhiều lần đến thành phố Hiroshima bằng những chuyến tàu đêm từ tháng 5 năm 2010. Sau nhiều lần đi khảo sát, đội ngũ làm phim đã thu thập được nhiều sách vở, hình ảnh, ghi lại sự thay đổi của thành phố xuyên suốt 70 năm, cách bố trí nhà cửa, thời điểm cảnh báo các cuộc không kích ở thành phố Kure.[21]
Ngày 17 tháng 8 năm 2012, trên mạng xã hội Twitter, những áp phích đầu tiên khắc họa hình ảnh ở quanh thành phố Hiroshima và thành phố Yamaguchi. Hình ảnh do MAPPA sản xuất và Uratani Chie minh họa.[22]
Đạo diễn Katabuchi Sunao chia sẻ, ông đã cố gắng thêm những chi tiết chân thực và chính xác vào bối cảnh của bộ phim, ví dụ như một cảnh chụp cần sửa 20 lần mới ưng ý, hay sử dụng ảnh vệ tinh để đo kích thước của một cửa tiệm và phỏng vấn với trên 10 người dân lớn tuổi.[16]
Âm nhạc
Kotringo là người đảm nhiệm âm nhạc và ca khúc chủ đề cho phim Góc khuất của thế giới sau khi nhận được lời đề nghị của đạo diễn Katabuchi Sunao và tìm được nguồn cảm hứng sau khi đọc manga Ở một góc nhân gian. Cô cho rằng cô bị mê hoặc bởi nội dung truyện vì nội dung khác với những câu chuyện nói về chiến tranh mà cô từng đọc, bởi vì lần đầu tiên cuộc sống đời thường của người dân, đặc biệt là thái độ của Suzu được đặc tả chi tiết đến như vậy. Cô đã hoà với cảm xúc của Suzu và cố gắng diễn tả cảm xúc đó đầy sức sống bằng những nhạc khí.[23]
Trong tuần đầu tiên công chiếu, phim đứng thứ 10 tại các phòng vé ở Nhật Bản, công chiếu ở 63 rạp trên cả nước và đạt doanh thu ¥47 triệu và bán ra được 32.032 vé.[56] Đến ngày 25 tháng 3 năm 2017, doanh thu của phim đạt tới ¥2.5 tỉ với trên 1.9 triệu lượt vé bán ra.[57]
Dưới đây là bảng doanh thu phòng vé của Góc khuất của thế giới tại Nhật Bản. Phim đạt doanh thu nằm trong tốp 10 phim có doanh thu cao nhất trong 15 tuần đầu (từ tuần 16 trở đi, bộ phim nằm ra khỏi tốp 10 phim có doanh thu cao nhất).
Doanh thu phòng vé của Góc khuất của thế giới tại Nhật Bản theo tuần
Tại Nhật Bản, phim được giới truyền thông đánh giá tích cực. Trên trang đánh giá phim Eiga, bộ phim được đánh giá 4.4/5 điểm, trong đó, nhà phê bình Sugimoto Hotoka cho rằng "Bộ phim không chỉ khắc họa chiến tranh theo cách thông thường, mà còn đang khắc họa cuộc sống thường nhật trong chiến tranh", ông còn khen ngợi rằng "Dẫu trong hoàn cảnh khắc khổ của chiến tranh, 126 phút của bộ phim sẽ giúp ta hòa cùng nhân vật Suzu cảm nhận những niềm hạnh phúc ấm áp."
Trên trang đánh giá Rotten Tomatoes, Góc khuất của thế giới được đánh giá 100% dựa trên 20 bài đánh giá, với tỉ lệ đánh giá trung bình là 7.7/10.[89] Trên trang Metacritic, điểm trung bình của phim là 80/100 dựa trên 9 bài đánh giá với nội dung tích cực về phim.[90] Sarah Ward từ tạp chí Screen International khen ngợi thẩm mĩ hình ảnh và kịch bản của phim là "lôi cuốn và quyến rũ." Trong bài đánh giá đó, Ward kết luận rằng: "Góc khuất của thế giới là một bộ phim hoạt hình tuyệt đẹp, thổn thức con tim, chi tiết hơn, nhưng cũng phải nói đến quang cảnh hút hồn và cảm giác hạnh phúc cũng chỉ là một phần của công thức này.[91] Trong bài đánh giá cho tạp chí TheWrap, Dan Callahan cho rằng kịch bản của Góc khuất của thế giới "tuyệt đẹp nhưng chưa nhất quán", nhưng cũng cho rằng phim "đã chạm tới ngưỡng mang đến nụ cười tới từng khuôn mặt khán giả."[92]
Tại Việt Nam, Góc khuất của thế giới cũng được cộng đồng đón nhận và đánh giá tích cực. Trên trang tin tức Zing, phim được đánh giá 8/10. Tác giả bài viết cho rằng "Tiết tấu của bộ phim diễn ra chậm rãi trong nửa đầu, nhưng không gây cảm giác lê thê nhờ việc tác giả biết nắm bắt và nhấn mạnh những chi tiết thú vị, độc đáo của cuộc sống thường nhật." và "Không đi sâu vào khai thác bi kịch thời chiến, bộ phim muốn truyền đạt đến khán giả tinh thần lạc quan, yêu đời và yêu hòa bình theo cách đơn giản, gần gũi và đồng cảm nhất."[93]
Trái với những phản hồi tích cực, với tiêu đề bài báo là Thông điệp hòa bình của Nhật Bản không được phản ánh trong Góc khuất của thế giới, Kim Hyo-eun trên trang tin tức Joins của Hàn Quốc cho rằng "Không có sự phê phán những kẻ gây ra chiến tranh, chủ nghĩa đế quốc quân phiệt thì hoàn toàn rỗng tuếch về mặt phản chiến." [94]
Sách ảnh "Chuyến du lịch 3 ngày 2 đêm tại thành phố Kure" của Non ~ "Góc khuất của thế giới - Một địa điểm êm đềm" [163] (Nhà xuất bản Futabasha, ngày 16 tháng 12 năm 2016, ISBN 978-4-575-31210-2).
Góc khuất của thế giới phiên bản tiểu thuyết kèm nội dung lịch sử (chuyển thể bởi tác giả Yohei Makita) (Nhà xuất bản Futabasha, ngày 22 tháng 12 năm 2016, ISBN 978-4-575-24012-2).
^“IN THIS CORNER OF THE WORLD” (bằng tiếng Đức). Film- und Medienfestival gGmbH. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2017.
^広島国際映画祭2016「ヒロシマ平和映画賞」受賞作品決定! (bằng tiếng Nhật). Hiroshima International Film Festival. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2016.
^シネフィル編集部 (ngày 4 tháng 1 năm 2017). “ブルーリボン賞ノミネート発表!” (bằng tiếng Nhật). Miramiru. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2017.
^“「ブルーリボン賞」ノミネート 主演女優賞候補に宮沢りえ、広瀬すず” (bằng tiếng Nhật). TOKYO-SPORTS. ngày 4 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
^“第31回 高崎映画祭 公式サイト” (bằng tiếng Nhật). Takasaki Film Festival. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2017.
^“2016年度ベスト&トホホ10”. 映画秘宝 (bằng tiếng Nhật). 洋泉社: 5. tháng 3 năm 2017.
^“ぴあ映画生活ユーザー大賞” (bằng tiếng Nhật). PIA Corporation. ngày 23 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2017.
^“おおさかシネマフェスティバル” (bằng tiếng Nhật). おおさかシネマフェスティバル実行委員会. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2017.
^“邦画第1位「この世界の片隅に」 おおさかシネフェス” (bằng tiếng Nhật). Weekly Osaka Nichinichi. ngày 2 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2017.
^“平成29年度「児童福祉文化賞表彰式」” (bằng tiếng Nhật). Ministry of Health, Labour and Welfare. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2017.
^“「クワイ河に虹をかけた男」 日本映画復興奨励賞” (bằng tiếng Nhật). Setonaikai Broadcasting Co., Ltd. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.
^“第41回日本カトリック映画賞授賞式と上映会” (bằng tiếng Nhật). Society of St. Paul. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.
^“第41回日本カトリック映画賞決定!” (bằng tiếng Nhật). Signis Japan. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.
^“In This Corner of The World”. www.futurefilmfestival.org. ngày 29 tháng 5 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2017.