Theo thế giới quan Phật giáo, thế giới trước sau có vô số vị Phật xuất thế. Chỉ riêng trong thế giới hiện tại (tiếng Phạn: Sahā lokadhātu, Ta-bà thế giới) đã có hàng ngàn vị Phật, ngoài ra còn vô số vị Phật khác đã xuất thế trong những tiền kiếp quá khứ (còn gọi là "Trang nghiêm kiếp"). Vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni chỉ là một trong vô số các vị Phật đó mà thôi.
Trong văn hóa Phật giáo, một số vị Phật Toàn giác trong vô số các vị Phật được nhắc đến đầy đủ danh tự trong kinh văn. Những kinh văn nguyên thủy ban đầu chỉ nêu 7 danh vị Phật với danh tính và tiểu sử rõ ràng. Kinh Đại bổn (tiếng Pali: Mahãpadãnasutta) trong Trường bộ kinh, tương ứng với kinh Đại bản duyên (chữ Hán: 大本緣經) trong Trường a-hàm, chép những danh vị Phật đầu tiên, gồm có 3 vị Phật của trang nghiêm kiếp, 3 vị Phật của hiền kiếp, cộng với Phật Thích-ca Mâu-ni, được hợp xưng là Bảy vị Phật quá khứ (tiếng Pali: Saptatathāgata, tiếng Phạn: सप्ततथागत, chữ Hán: 過去七佛, Quá khứ Thất Phật).[1] Kinh Chuyển luân Thánh vương Sư tử hống (tiếng Pali: Cakkavati-Sìhanàda sutta) của Trường bộ kinh, tương ứng kinh Chuyển luân Thánh vương tu hành (chữ Hán: 轉輪聖王修行經) trong Trường a-hàm, còn nêu thêm danh vị của Phật Di-lặc, một vị Phật sẽ xuất hiện ở thời tương lai.[2] Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc sẽ là người kế vị Phật Thích-ca, người sẽ xuất hiện trên thế gian, đạt được giác ngộ hoàn toàn và giảng Pháp thuần tịnh.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các kinh văn của Phật giáo cũng mở rộng, ghi chép thêm nhiều danh vị Phật khác. Trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Pali: Buddhavamsa) của Thượng tọa bộ, có chép bổ sung thêm danh tự của 21 vị Phật, cùng với 7 vị Phật quá khứ, hợp thành 28 vị Phật (chữ Hán: 二十八佛; Nhị thập bát Phật).[3][4][5] Kinh văn của Phật giáo Đại thừa còn bổ sung thêm nhiều tên của các vị Phật, đôi khi cho rằng đã có, và, hoặc sẽ có vô số vị Phật. Một số hệ phái Phật giáo Bắc tông lại đề cao hình tượng Tam thế Phật (chữ Hán: 三世佛), trong đó Phật Thích-ca giữ vị trí Phật hiện tại hoặc vị Phật ở Trung tâm. Một số hệ phái khác lại tôn sùng hình tượng Ngũ phương Phật (五方佛) hoặc Thập phương Phật (十方佛) với các danh vị và địa vị các vị Phật có ít nhiều dị biệt.
Dưới đây là 7 vị Phật quá khứ được ghi lại theo kinh văn Phật giáo nguyên thủy:
Dưới đây là 28 vị Phật toàn giác được chép trong Kinh Phật chủng tính (tiếng Pali: Buddhavamsa, tên khác là Chánh Giác tông, hoặc Phật sử của Thượng tọa bộ.[10] Theo các học giả Jan Nattier và Richard Gombrich, việc gia tăng danh tự các vị Phật Toàn giác có thể xem là một động thái nhằm cạnh tranh với Kỳ-na giáo, khi Kỳ-na giáo có một tập hợp rõ ràng 24 vị đạo sư (tiếng Phạn: Tīrthaṅkara). Danh sách 28 vị Phật được cho là hoàn chỉnh vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc thứ II trước Công nguyên trước khi tập hợp vào bộ kinh Phật chủng tính.[11]
Tất cả các Vị Phật trên nối tiếp nhau xuất hiện, xếp theo thứ tự từ trước tới sau, từ quá khứ tới hiện tại. Đức Phật hiện tại là THÍCH CA MÂU NI, là vị Phật đã truyền lại giáo pháp cho các tín đồ ngày nay. Giáo pháp của các đức Phật đều chỉ tồn tại một khoảng thời gian (khoảng vài nghìn tới vài vạn năm) rồi sẽ dần bị hậu thế hiểu sai và cuối cùng bị lãng quên. Một thời gian rất lâu sau đó thì mới có Đức Phật kế tiếp xuất hiện, truyền dạy lại Phật pháp cho nhân loại. Bản thân Phật Thích Ca dự đoán giáo pháp do ngài truyền dạy sẽ bị lãng quên sau 5.000 năm, rồi rất lâu sau đó, vị Phật kế tiếp sẽ xuất hiện là Phật Di Lặc.
Trong Kinh Phật chủng tính, Đức Thích Ca Mâu Ni giảng giải cho Tôn giả Xá Lợi Phất và các môn đồ rằng: tính từ cách đây 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất (Kalpa) đến nay, đã có 28 Đức Phật toàn giác ra đời giáo hóa chúng sinh.
Phân chia theo số lượng vị Phật xuất hiện, có sáu loại đại kiếp sau:
Ngoài các vị Phật toàn giác còn có các vị Phật Độc Giác. Đây là quả vị thấp hơn Phật toàn giác, bởi vì Phật Độc Giác chỉ đạt tới giác ngộ cho bản thân chứ không có khả năng thuyết pháp, không thể giúp người khác đạt tới giác ngộ như các vị Phật toàn giác. Theo kinh Phật, số lượng các vị Phật Độc Giác nhiều hơn hẳn số lượng Phật toàn giác (có thời kỳ hàng trăm vị Phật Độc giác cùng xuất hiện), nhưng vì không thuyết pháp nên ảnh hưởng của họ tới nhân loại là không đáng kể, và người thời đó cũng chẳng mấy ai biết tới họ. Do vậy, Kinh Phật thường không ghi lại tên tuổi, lai lịch của các vị Phật Độc giác này.
Tất cả các vị Phật đều có những điểm chung:
Sau khi thành đạo, các vị Phật đều tương đương nhau về tuệ giác, oai lực. Tuy nhiên vẫn có những khác biệt giữa các vị Phật về thọ mạng, chiều cao, vật cưỡi, cây thành đạo, thời gian tu khổ hạnh...
Ngoài ra, một số vị Phật có những đặc điểm riêng biệt (kết quả của ước nguyện mà các ngài đã thực hiện trong một tiền kiếp), cụ thể:
Trong 4 A-tăng-kỳ đại kiếp và 100.000 đại kiếp trái đất tính từ Đức Phật Nhiên Đăng, các tiền kiếp của Phật Thích Ca chỉ gặp được 24 vị Phật Toàn giác. "Đại kiếp" ở đây không phải là một kiếp sống của con người, mà là một kiếp tồn tại của quả địa cầu, tức là quá trình hình thành, phát triển rồi hoại diệt của cả một hành tinh, kéo dài nhiều tỷ năm. Còn A-tăng-kỳ nghĩa là "số lượng không thể tính đếm" (vượt qua cả hàng tỷ tỷ tỷ, có sách ghi đây là con số 10140, tức còn nhiều hơn số hạt nguyên tử tồn tại trong vũ trụ). Khoảng thời gian để xuất hiện 1 vị Phật Toàn giác có thể ví dụ như sau: Dùng 1 cái thùng dài 32 cây số, cao 64 cây số (chiều dài ở đây chỉ là ví dụ), đựng đầy trong đó là hạt mè, cứ mỗi 3 năm lấy ra 1 hạt. Đến khi nào lấy hết số hạt mè trong thùng đó ra thì mới có 1 Đức Phật xuất hiện. Xét đến khoảng thời gian dài gần như vô tận như vậy thì cơ hội gặp được 1 vị Phật Toàn giác quả thật quá hiếm hoi, còn hy hữu hơn cả việc 1 người suốt 10 ngày liền trúng số độc đắc vậy.
Không có đại kiếp nào có nhiều hơn 5 vị Phật cùng giáng sinh. Có những giai đoạn kéo dài cả 1 A-tăng-kỳ đại kiếp trái đất mà không có vị Phật toàn giác nào ra đời. Khoảng cách ra đời giữa các vị Phật trong cùng 1 đại kiếp cũng phải kéo dài tới hàng triệu, hàng tỷ năm (do một kiếp Trái Đất kéo dài hàng tỷ, hàng chục tỷ năm). Và thời gian vị Phật đó tại thế cũng rất ngắn ngủi so với thời gian tồn tại của hành tinh đó (ví dụ như Phật Thích Ca tại thế được 80 năm, trong đó thuyết pháp được 45 năm, trong khi Trái Đất đã tồn tại 4,5 tỷ năm và sẽ tồn tại thêm mấy tỷ năm nữa). Như vậy, cơ hội để chúng sinh được nghe hoặc đọc Chánh Pháp do một vị Phật thuyết giảng là vô cùng nhỏ nhoi và vô cùng quý báu.
Phật Di-lặc (tiếng Pali: Metteyya, tiếng Phạn: Maitreya) giữ một vị trí đặc biệt trong văn hóa Phật giáo dù Ngài chỉ xuất hiện trong tương lai.[22][23]
Có 3 hình tượng Tam thế Phật thường được biết đến.
Hoặc
Và tại Chùa Giác Ngộ tôn thờ Tam thân của Phật Thích Ca Mâu Ni đó là
-Trung ương thế giới Tỳ Lô Giá Na Phật
-Đông phương thế giới A Súc Bệ Phật
-Tây phương thế giới A Di Đà Phật
-Nam phương thế giới Bảo Sanh Phật
-Bắc phương thế giới Bất Không Thành Tựu Phật
{{Chú thích bách khoa toàn thư}}
{{Chú thích web}}
|ngày truy cập=
|ngày=