Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Dải Gaza

Dải Gaza
Tên bản ngữ
  • قطاع غزة
    Qiṭāʿ Ġazzah
Cờ Palestine Dải Gaza
Cờ Palestine
Location of Dải Gaza
Tổng quan
Vị thế
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Thành phố Gaza
31°31′B 34°27′Đ / 31,517°B 34,45°Đ / 31.517; 34.450
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Ả Rập
Sắc tộc
Tên dân cưNgười Gazan
Người Palestine
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
365 km2[3]>
141 mi2
Dân số 
• Ước lượng cuối 2015
1,85 triệu[2]
5046/km2
13.069,1/mi2
Kinh tế
Đơn vị tiền tệ
Thông tin khác
Múi giờUTC+2 (Giờ chuẩn Palestine)
• Mùa hè (DST)
UTC+3 (Giờ mùa hè Palestine)
Mã điện thoại+970
Mã ISO 3166PS
  1. Nhà nước Palestineđược công nhận bởi 137 thành viên Liên hợp quốc.
  2. Được sử dụng từ năm 1986; như ở Israel, thay thế Cựu Shekel Israel (1980–1985) và Lira Israel (1967–1980).

Dải Gaza là một dải đất hẹp ven biển dọc theo Địa Trung Hải, ở Trung Đông, về mặt pháp lý không được quốc tế công nhận là một phần của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào. Tên của nó được đặt theo tên thành phố chính Gaza. Đây là một trong những vùng lãnh thổ có mật độ dân số cao nhất trên Trái Đất, với khoảng 1.4 triệu người sống trên khu vực diện tích 360 km². Dải Gaza thuộc quyền tài phán của Chính quyền Palestine, và họ cũng kiểm soát biên giới của Dải Gaza với Ai Cập. Israel kiểm soát không phận và đường bờ biển. Theo lập trường chính thức của Palestine vùng đất này vẫn nằm dưới sự chiếm đóng quân sự, và rằng Israel giữ quyền chiếm giữ quyền lực. Chính phủ Israel không chấp nhận điều đó, đặc biệt sau sự rút quân của Israel năm 2005.

Bối cảnh

Về mặt địa lý, Dải Gaza là phần cực tây của các lãnh thổ PalestineTây Nam Á, có biên giới trên bộ với Ai Cập ở phía tây nam và Israel ở phía bắc và phía đông. Ở phía tây, nó giáp với Biển Địa Trung Hải.

Các biên giới của Dải Gaza ban đầu được xác định bởi các ranh giới đình chiến giữa Ai Cập và Israel sau Chiến tranh Ả rập-Israel năm 1948, diễn ra sau sự tan rã của nước Palestine ủy trị của Anh. Nó bị Ai Cập chiếm (trừ giai đoạn bốn tháng xâm chiếm của Israel trong cuộc Khủng hoảng Suez) cho tới khi bị người Israel chiếm năm 1967 trong cuộc Chiến tranh sáu ngày. Năm 1993, sau những thỏa thuận hòa bình giữa Palestine-Israel, được gọi là Thỏa thuận Oslo, đa phần Dải Gaza được chuyển nằm dưới quyền kiểm soát giới hạn của Chính quyền Palestine. Tháng 2, 2005 chính phủ Israel biểu quyết áp dụng kế hoạch đơn phương rút quân của Thủ tướng Ariel Sharon khỏi Dải Gaza bắt đầu từ ngày 15 tháng 8 năm 2005. Kế hoạch này yêu cầu dỡ bỏ toàn bộ các khu định cư của người Israel tại đó, và dời toàn bộ người định cư cùng các căn cứ quân sự khỏi Dải Gaza, một tiến trình được hoàn thành vào ngày 12 tháng 12 năm 2005 khi chính quyền Israel chính thức tuyên bố kết thúc giai đoạn cai trị quân sự ở Dải Gaza sau 38 năm kiểm soát. Việc rút quân bị tranh cãi gay gắt bên trong những người theo đường lối chủ nghĩa quốc gia cấp tiến ở Israel, đặc biệt là những người theo xu hướng chủ nghĩa quốc gia tôn giáo, và một số người ủng hộ những xu hướng đó hiện coi Dải Gaza là một phần lãnh thổ Israel bị chiếm đóng. Sau khi rút quân, Israel vẫn giữ quyền kiểm soát lãnh hải và không phận Dải Gaza. Israel đã rút khỏi "Đường Philadelphi" liền sát với biên giới của Dải Gaza với Ai Cập sau một thỏa thuận với nước này nhằm bảo đảm biên giới phía họ. Tương lai tình trạng chính trị của Dải Gaza vẫn còn chưa được quyết định, và được coi là một phần của bất kỳ một nhà nước Palestine nào trong tương lai.

Nhân khẩu học

Địa lý

Dải Gaza nằm ở Trung Đông (tại 31°25′B 34°20′Đ / 31,417°B 34,333°Đ / 31.417; 34.333). Nó có biên giới dài 51 km với Israel, và biên giới dài 11 km với Ai Cập, gần thành phố Rafah. Khan Yunis nằm cách 7 km về phía đông bắc Rafah, và nhiều thị trấn nằm dọc theo bờ biển giữa nó và Thành phố Gaza. Beit LahiaBeit Hanoun nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố Gaza.

Khối Gush Katif của những khu định cư Israel được dùng làm nơi đi ra gần nhất của Rafah và Khan Yunis, dọc theo bờ phía tây nam dài 40 km của Biển Địa Trung Hải.

Dải Gaza có khí hậu ôn hòa, với mùa đông ấm áp, mùa hè nóng và thường bị hạn hán. Đất đai phẳng hay nhấp nhô, có nhiều cồn cát gần bờ biển. Điểm cao nhất là Abu 'Awdah (Joz Abu 'Auda), ở mức 105 mét trên mực nước biển. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm đất đai có thể trồng cấy (khoảng một phần ba diện tích được tưới tiêu), và gần đây đã khám phá ra khí gas tự nhiên. Các vấn đề môi trường gồm sa mạc hóa; mặn hóa nguồn nước ngọt; xử lý nước thải; các bệnh từ nguồn nước; suy thoái đất; và giảm sút cùng ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đây được coi là một trong mười lăm vùng đất được gọi là "Cái nôi của Nhân loại."

Hiện nó còn giữ những di tích cổ nhất còn lại của một đám lửa đốt rác do con người tạo ra và một số trong những bộ xương người cổ nhất thế giới.

Kinh tế

Sản xuất kinh tế của Dải Gaza đã giảm một phần ba từ 1992 đến 1996. Sự sụt giảm này phần lớn vì tham nhũng và quản lý kém của Yasser Arafat và các chính sách phong tỏa của Israel—sự ép buộc đóng cửa biên giới để trả đũa các vụ tấn công khủng bố vào Israel—đã phá vỡ các mối quan hệ thị trường lao động và hàng hóa được lập nên trước đó giữa Israel và Dải Gaza. Hậu quả tồi tệ nhất của sự suy giảm này là tình trạng thất nghiệp gia tăng.

Việc áp dụng biện pháp phong tỏa toàn diện của Israel đã giảm bớt trong những năm gần đây và vào năm 1988, Israel đã đưa ra các biện pháp mới nhằm giảm bớt các hậu quả của việc phong tỏa và các biện pháp an ninh khác đối với việc di chuyển hàng hòa và lao động của Palestine vào Israel. Những thay đổi đó đã khiến cho nền kinh tế Dải Gaza phục hồi đáng kể trong ba năm liền. Sự phục hồi kinh tế này chỉ chấm dứt khi phong trào al-Aqsa Intifada nổ ra vào ba tháng cuối năm 2000. al-Aqsa Intifada khiến cho các lực lượng an ninh Israel (IDF) kiểm soát và phong tỏa chặt chẽ biên giới cũng như thường xuyên hạn chế việc đi lại bên trong những vùng tự trị của người Palestine, gây ảnh hưởng lớn đến di chuyển thương mại và lao động. Năm 2001, và thậm chí còn nghiêm trọng hơn vào đầu năm 2002, sự xáo động quốc tế và những biện pháp quân sự của Israel trong những vùng tự trị của Palestine đã phá hủy các cơ sở kinh tế và hành chính của vùng này, mở rộng việc phong tỏa khiến GDP của Dải Gaza giảm mạnh. Một nhân tố chính khác khiến giảm sút thu nhập của vùng là việc hạn chế số người Palestine được phép vào làm việc tại Israel. Sau khi Israel rút quân khỏi Dải Gaza, một lần nữa họ lại cho phép công nhân Palestine vào Israel làm việc nhưng từ sau khi Hamas lên nắm quyền sau cuộc bầu cử nghị viện năm 2006., Israel đang có ý định giảm bớt và thậm chí là chấm dứt cho phép người Palestine được vào Israel làm việc.

Trong thời gian những người định cư Israel còn ở tại Dải Gaza, họ đã xây dựng những nhà kính và thực nghiệm những biện pháp canh tác mới. Những nhà kính đó cũng là nơi cung cấp hàng trăm việc làm cho người Palestine ở Gaza. Khi Israel rút quân khỏi Dải Gaza vào mùa hè năm 2005, các nhà kính đó được Ngân hàng thế giới mua lại và trao cho người dân Palestine để khôi phục nền kinh tế của họ. Đa số những nhà kính đó hiện được các nông dân Palestine sử dụng, dù đã có những vụ cướp phá xảy ra ở vài nơi.

Theo CIA World Factbook, GDP năm 2001 giảm 35% xuống mức thu nhập trên đầu người còn $625 một năm, và 60% dân số hiện sống dưới mức nghèo khổ. Các ngành công nghiệp tại Dải Gaza nói chung là nhỏ và đều là kiểu sản xuất gia đình với các sản phẩm dệt may, xà phòng, điêu khắc trên gỗ cây ô liu và các đồ thủ công mỹ nghệ làm từ vỏ trai; người Israel đã thành lập một số ngành công nghiệp ở mức độ nhỏ tại một trung tâm công nghiệp. Điện do Israel cung cấp. Các sản phẩm nông nghiệp chính là ô liu, chanh, các loại rau, thịt bò, và các sản phẩm sữa. Xuất khẩu chính là chanh và hoa, trong khi nhập khẩu gồm thực phẩm, các loại hàng tiêu thụ, và các vật liệu xây dựng. Đối tác thương mại chính của Dải Gaza là Israel, Ai Cập, và Bờ Tây.

Sức khỏe

Một cuộc nghiên cứu do Đại học Johns Hopkins (USA) và Đại học Al-Quds (tại Jerusalem) tiến hành cho CARE International vào cuối năm 2002 cho thấy tỷ lệ thiếu ăn rất cao trong số dân Palestine. Việc nghiên cứu cho biết 17.5% trẻ em 6 tuổi–59 tháng bị suy dinh dưỡng kinh niên. 53% phụ nữ ở tuổi sinh đẻ và 44% trẻ em bị thiếu máu. Hậu quả của việc rút quân Israel từ tháng 8tháng 10 2005, hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Gaza tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức. [4].

Giao thông và thông tin liên lạc

Phần đã bị hư hại của Sân bay quốc tế Yaser Arafat

Dải Gaza có một hệ thống đường sá nhỏ và kém phát triển. Nó cũng có một đường sắt đơn theo khoảng cách tiêu chuẩn chạy dọc toàn bộ chiều dài từ phía bắc đến phía nam; tuy nhiên, nó đã bị bỏ hoang và không được sửa chữa, và chỉ ít phần tuyến đường còn sót lại. Tuyến đường này từng được nối với hệ thống đường sắt Ai Cập ở phía nam và hệ thống đường sắt Israel ở phía bắc.

Vì sự bùng nổ của phong trào Al-Aqsa Intifada, cảng duy nhất của Dải Gaza đã không bao giờ được hoàn thành. Sân bay của Dải Gaza, Sân bay quốc tế Gaza, đã mở cửa vào ngày 24 tháng 11 1998 như một phần trong những điều kiện của thỏa thuận Oslo IIBản ghi nhớ sông Wye ngày 23 tháng 10 1998. Sân bay đã bị đóng cửa vào tháng 10 năm 2000 theo lệnh của Israel, và đường băng của nó đã bị Các lực lượng phòng vệ Israel phá hủy vào tháng 12 năm 2001. Từ đó nó được đổi tên thành Sân bay quốc tế Yaser Arafat.

Dải Gaza có một hệ thống dịch vụ viễn thông yếu kém dùng dây dẫn trần cũng như các dịch vụ điện thoại di động do PalTel (Jawwal) hay các nhà cung cấp dịch vụ của Israel như Cellcom điều hành. Tại Dải Gaza có bốn nhà cung cấp dịch vụ internet hiện đang cạnh tranh nhau về các dịch vụ dial-upADSL. Đa số các gia đình tại Dải Gaza đều có một TV (70%+), và khoảng 20% có một máy tính cá nhân. Người dân sống tại Dải Gaza có thể sử dụng dịch vụ vô tuyến vệ tinh (Al-Jazeera, và các chương trình giải trí của Liban và Ai Cập vân vân), các kênh tư nhân địa phương và các chương trình TV của Công ty truyền hình Palestine, Cơ quan truyền hình IsraelCơ quan truyền hình số hai Israel.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ "Mideast accord: the overview; Rabin and Arafat sign accord ending Israel's 27-year hold on Jericho and the Gaza Strip". Chris Hedges, New York Times, ngày 5 tháng 5 năm 1994.
  2. ^ Table 3: Projected Population in the State of Palestine by Governorate, End Year 2015]. PCBS, Palestinians at the End of 2015, p. 36” (PDF).
  3. ^ The Gaza Strip: The Humanitarian Impact of the Blockade Lưu trữ 2015-07-17 tại Wayback Machine. UN OCHA, July 2015. "1.8 million Palestinians in Gaza are ‘locked in’, denied free access to the remainder of the occupied Palestinian territory and the outside world." Available at Fact Sheets Lưu trữ 2016-03-29 tại Wayback Machine.

Liên kết ngoài

Read other articles:

Wikipedia tidak disensor. Gambar atau rincian yang terdapat dalam artikel ini mungkin bersifat grafis atau tidak pantas demi memastikan kualitas artikel dan liputan lengkap tentang pokok bahasannya. Untuk informasi selengkapnya lihat halaman Wikipedia penyangkalan isi dan opsi untuk tidak melihat gambar. Baca juga: nasihat untuk orang tua. KlitorisAnatomi internal vulva manusia, dengan tudung klitoris dan labia minora digambarkan hanya sebagai garis. Klitoris memanjang dari bagian yang terlihat …

Зелений Долрос. Зелёный Дол Жанр дитячийРежисер Тамара РодіоноваСценарист Сергій АнтоновУ головних ролях Борис РижухінАріна БедрінцеваНаталія РашевськаОператор Євген КирпичовОлександр КсенофонтовКомпозитор Надія СимонянХудожник Ісаак КапланКінокомпанія «Ленфільм…

Why It's Kicking Off Everywhere: The New Global Revolutions Cover of the first editionAuthorPaul MasonCountryUnited KingdomLanguageEnglishSubjectsArab Spring, Anti-austerity protests in Europe, Occupy movement, Great RecessionPublished2011PublisherVerso BooksMedia typePrint (paperback)Pages244ISBN978-1844678518 Why It's Kicking Off Everywhere: The New Global Revolutions is a 2011 book by British journalist and writer Paul Mason. An updated edition, titled Why It's Still Kicking Off Everywhe…

Рушвал СамааїРушвал Самааї (англ. Rushwahl Samaai) Загальна інформаціяПрізвиська Rush[1]Національність південноафриканецьГромадянство  ПАРНародження 25 вересня 1991(1991-09-25) (32 роки)Paarld, Кейп-Вайнлендсd, Західна Капська провінція, ПАРЗріст 185 смВага 75 кгAlma mater Paarl GimnasiumdСпортКраїн

Castle in Freixo de Espada à Cinta, Bragança, Portugal Castle of Freixo de Espada-à-CintaCastelo de Freixo de Espada-à-CintaBragança, Douro, Norte in PortugalA view of the Tower of the Rooster, the ex-librus of the castle of freixo de Espada-à-CintaCoordinates41°05′34″N 6°48′15″W / 41.0927°N 6.8042°W / 41.0927; -6.8042TypeCastleSite informationOwnerPortuguese RepublicOpen tothe publicPublicSite historyBuilt12th centuryMaterialsGranite, Opu…

Lost in PapuaPoster filmSutradara Irhamachobahtiar Produser Naynie Ardiansyah Iwan Trilaksana Sp Ditulis oleh Ace Arca Augit Prima PemeranFanny FabrianaFauzy Baadillah.Piet PagauDidi PetetEdo BornePetrus Taro GerzeDistributorNayakom MediatamaMerauke Ent. ProductionTanggal rilis10 Maret 2011Durasi100 menitNegara Indonesia Bahasa Indonesia Lost in Papua adalah film Indonesia yang dirilis pada 10 Maret 2011 dengan disutradarai oleh Irhamachobahtiar yang dibintangi oleh Fanny Fabriana dan Fauzy Baad…

主要地方道 北海道道148号 釧路西インター線主要地方道 釧路西インター線 地図 総延長 2.233 km 実延長 0.543 km 制定年 1994年(平成6年) 開通年 2013年(平成25年) 起点 北海道釧路市星が浦大通1丁目 終点 北海道釧路市北園 接続する主な道路(記法) 北海道道113号釧路環状線 国道38号釧路新道E38 道東自動車道 ■テンプレート(■ノート ■使い方) ■PJ道路 北海道道148号釧路…

اضغط هنا للاطلاع على كيفية قراءة التصنيف أنيليمة ثنائية الأزهار المرتبة التصنيفية نوع  التصنيف العلمي النطاق: حقيقيات النوى المملكة: نباتات الفرقة العليا: النباتات الجنينية القسم: النباتات الوعائية الشعبة: حقيقيات الأوراق الشعيبة: البذريات العمارة: كاسيات البذور الطائف…

Overview of emotional expression by gender The study of the relationship between gender and emotional expression is the study of the differences between men and women in behavior that expresses emotions. These differences in emotional expression may be primarily due to cultural expectations of femininity and masculinity.[1] Major theories Many psychologists reject the notion that men experience emotions less frequently than women do. Instead, researchers have suggested that men exhibit r…

Pour les articles homonymes, voir Chancelier fédéral. Chancelier fédéral(de) Bundeskanzler Emblème du chancelier fédéral. Drapeau du chancelier fédéral. Olaf Scholz Création 23 mai 1949 Mandant Bundestag Durée du mandat 4 ans renouvelable Premier titulaire Konrad Adenauer Titulaire actuel Olaf Scholzdepuis le 8 décembre 2021 Résidence officielle Bundeskanzleramt, Berlin Rémunération Environ 226 000 €/an Site internet bundeskanzler.de modifier  Le chancelier fédé…

Overtake!Berkas:Overtake! key visual.jpgTeaser visualオーバーテイク!(Ōbāteiku!)GenreOlahraga (Balap mobil (F4))PenciptaKadokawa CorporationTroyca Seri animeSutradaraEi Aoki (あおきえい)ProduserSayaka UedaSkenarioAyumi Sekine (関根アユミ)MusikKana Utatane (うたたね歌菜)StudioTroycaPelisensiCrunchyroll SA / SEA MedialinkSaluranasliAT-X, Tokyo MX, Sun TV, BS11, TV Aichi, KBS Kyoto, SBS, IATTayang 1 Oktober 2023 – sekarangEpisode7  Portal anime dan manga Overtake!…

الريشة الطائرةمعلومات عامةنشأة القرن التاسع عشرالمنتسبون لاعب الريشة الطائرة — مدرب الريشة الطائرة — badminton umpire (en) — badminton executive and administrator (en) الخصائصأعضاء الفريق فردي وثنائيألعاب مختلطة الجنسين نعمالتصنيف رياضة الراح — رياضات أولمبية التجهيزات المستعملة راحة كرة، جماحال…

CB03BK03 Rasuna SaidStasiun LRT JabodebekStasiun Rasuna Said dilihat dari area parkir Plaza FestivalLokasiJalan H.R. Rasuna Said, Karet Kuningan, Setiabudi, Jakarta SelatanDaerah Khusus Ibukota JakartaIndonesiaKoordinat6°13′18″S 106°49′56″E / 6.221753°S 106.832261°E / -6.221753; 106.832261Koordinat: 6°13′18″S 106°49′56″E / 6.221753°S 106.832261°E / -6.221753; 106.832261PemilikDirektorat Jenderal PerkeretaapianPengelolaPT Ker…

UK charity This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: British Youth Council – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (May 2012) (Learn how and when to remove this template message) British Youth CouncilLogo of the British Youth CouncilFounded1948TypeUK charityLocationLondon, N1Area served United Kingd…

Lithograph by Dutch artist M. C. Escher Three WorldsArtistM. C. EscherYear1955TypelithographDimensions36.2 cm × 24.7 cm (14.3 in × 9.7 in) Three Worlds is a lithograph print by the Dutch artist M. C. Escher first printed in December 1955. Three Worlds depicts a large pool or lake during the autumn or winter months, the title referring to the three visible perspectives in the picture: the surface of the water on which leaves float, the world above the s…

1976 novella by Ursula K. Le Guin The Word for World Is Forest Cover of first edition (hardcover)AuthorUrsula K. Le GuinCover artistRichard M. PowersCountryUnited StatesLanguageEnglishSeriesHainish CycleGenreScience fictionPublished1976 (Berkley Books)Media typePrint (Hardcover & Paperback)Pages189ISBN0-399-11716-4OCLC2133448Dewey Decimal813/.5/4LC ClassPZ4.L518 Wo PS3562.E42Preceded byThe Left Hand of Darkness Followed byThe Dispossessed  The Word for Worl…

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (أكتوبر 2023) هذه مقالة غير مراجعة. ينبغي أن يزال هذا القالب بعد أن يراجعها محرر مغاير للذي أنشأها؛ إذا لزم الأمر فيجب أن توسم المقالة بقوالب الصيانة المناسبة. يمكن أيضاً ت…

First legal same-sex marriage in Texas, US Part of a series onLGBT rights Lesbian ∙ Gay ∙ Bisexual ∙ Transgender Overview Rights Movements Student Germany (pre-1933) United States Intersex rights Social attitudes Transgender rights Legal status Movement Aspects Marriage Legal status Timeline Migration Military service Organizations List Parenting Adoption Pinkwashing Relationship Recognition Union Opposition Censorship Conversion therapy Corrective rape Discrimination Criminalization of ho…

Ibnu SalehBupati Bangka TengahMasa jabatan27 Juli 2017 – 4 Oktober 2020PresidenJoko WidodoGubernurErzaldi Rosman DjohanWakilYulianto SatinPendahuluErzaldi Rosman DjohanPenggantiYulianto Satin (Plt.)Wakil Bupati Bangka TengahMasa jabatan17 Februari 2016 – 12 Mei 2017PresidenJoko WidodoGubernurRustam EffendiBupatiErzaldi Rosman DjohanPendahuluPatrianusa SyahrunPenggantiYulianto Satin Informasi pribadiLahir(1961-10-08)8 Oktober 1961Prabumulih, IndonesiaMeninggal4 Oktober 2020(…

New Zealand minister of the Crown Minister of DefenceCoat of arms of New ZealandFlag of New ZealandIncumbentJudith Collinssince 27 November 2023Ministry of DefenceStyleThe HonourableMember of Cabinet of New Zealand Executive Council Reports toPrime Minister of New ZealandAppointerGovernor-General of New ZealandTerm lengthAt His Majesty's pleasureFormation22 July 1862First holderReader WoodSalary$288,900[1]Websitewww.beehive.govt.nz Politics of New Zealand Constitution The Crown Mona…

Kembali kehalaman sebelumnya