Bờ biển (hoặc ven biển, duyên hải) được xác định là nơi đất liền và biển tiếp giáp nhau.[1] Ranh giới chính xác được gọi là đường bờ biển, tuy nhiên yếu tố này rất khó xác định do sự ảnh hưởng của thủy triều. Thuật ngữ "đới bờ biển" cũng được sử dụng để thay cho bờ biển vì nó đề cập đến một khu vực xảy ra các quá trình tương tác giữa biển và đất liền.[2] Cả hai thuật ngữ có thể dùng để đề cập đến các vị trí hay một vùng địa lý; ví dụ, bờ biển Tây của New Zealand, hoặc bờ biển Đông và Bờ biển Tây của Hoa Kỳ.
Bờ biển hở đề cập đến bờ biển mà phía trước nó là đại dương hở, ngược lại là bờ biển kín trong các vịnh. Đường bờ biển (shore hay shoreline), theo một cách khác có thể đề cập đến một phần đất nối các thể chứa nước lớn, bao gồm cả các đại dương và hồ (bờ hồ).
Đới bờ biển hay còn gọi là đới bờ, bao gồm hai dải không gian kéo dài ôm lấy đường bờ, là dải đất ven biển và dải nông ven bờ[3]. Ranh giới bên trong của dải đất ven biển là địa giới hành chính các huyện, quận, thành phố ven biển; còn ranh giới bên ngoài của dải biển nông ven bờ là mép thềm lục địa. Đới ven bờ biển là nơi sinh sống của nhiều động vật hoang dã, các loài chim nước, rùa, cá sấu. Nhiều đầm, phá, vịnh biển là kho thực phẩm đã nuôi sống hàng triệu người, là nơi dồi dào nguồn nguyên liệu để làm phân bón, dược liệu... Khu vực này còn là nơi chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, kinh doanh du lịch, chế biến thủy sản... Với đa dạng về hình thái, về chức năng, vai trò quan trọng, đới ven bờ biển đã ảnh hưởng đến phương thức tồn tại của cộng đồng dân cư, tác động đến tập tục, cuộc sống của người dân ven biển.
Vùng ven bờ thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và biển, bao gồm các môi trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trưng ven bờ khác. Khái niệm vùng ven bờ thường được xác định một cách tùy tiện, hơi khác nhau giữa các quốc gia và thường dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành chánh. Ngoài ra. còn có những sai khác về địa văn, sinh thái và kinh tế giữa các vùng khác nhau, do đó không có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về vùng ven bờ. Thay vào đó, có nhiều định nghĩa bổ sung phục vụ cho những mục đích quản lý khác nhau, trong đó vấn đề ranh giới cần được xem xét. Ví dụ ở một số nước Châu Âu, vùng ven bở mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nước khác thì lấy đường đẳng sâu làm giới hạn. Còn về ranh giới đất liền thì cũng rất mơ hồ do tác động của biển vào khí hậu có thể vào đến vùng nội địa bên trong cũng như vùng đồng bằng ngập lụt rộng lớn. Trong nhiều trường hợp, ranh giới vùng đất và biển được chọn thường có một khoảng cách nhất định với mốc tự nhiên chẳng hạn như là mức nước thấp trung bình (MLWM, Mean Low Water Mark) hay mức nước cao trung bình (MHWM, Mean High Water Mark). Bảng 1. Một số ví dụ về ranh giới vùng ven bờ
Theo IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên Nhiên và Tài nguyên Thiên Nhiên)[5], vùng ven bờ được định nghĩa như sau: "là vùng ở đó đất và biển tương tác với nhau, trong đó ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và ranh giới về biển được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển". Theo World Bank, vùng ven bờ được hiểu là "... dựa vào những mục tiêu thực tiễn, mà vùng ven bờ là một vùng đặc biệt có những thuộc tĩnh đặc biệt, mà ranh giới được xác định, thường dựa vào những vấn đề được giải quyết" Ngoài ra còn có một số thuật ngữ khác được sử dụng trong QLTHVB bao gồm[4]:
Quản lý tổng hợp vùng bờ biển (QLTHVB). Được hiểu là một quá trình động và liên tục trong việc đưa ra các quyết định hợp lý đối với việc khai tác, sử dụng, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ biển. Phần cốt lõi của QLTHVB là xây dựng một thiết chế tổ chức và cơ chế chính sách để điều hòa các giải pháp đã được chấp nhận của các ngành và những người sử dụng vùng bờ.
Mỏ hàn là loại công trình để chỉnh trị một đoạn sông hay một đoạn bờ biển. Chức năng: giảm lưu tốc dòng chảy, giảm vận chuyển bùn cát dọc bờ, tạo vùng nước tĩnh hoặc xoáy nhẹ để giữ bùn cát lại gây bồi cho vùng bờ, bãi bị xói, che chắn cho bờ khi sóng xiên truyền tới, giảm lực xung kích của sóng tác dụng vào bờ, hướng dòng chảy ven bờ bị lệch ra xa vùng xói lở.
{{Chú thích bách khoa toàn thư}}
|chapter-format=
|chapter-url=
|ngày truy cập=
|url=
{{Chú thích tạp chí}}
|magazine=
|contribution=
{{Chú thích sách}}
|isbn=