Đa Kao

Đa Kao
Phường
Phường Đa Kao
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
QuậnQuận 1
Trụ sở UBND58B Nguyễn Đình Chiểu
Thành lập1988
Địa lý
Tọa độ: 10°47′21″B 106°41′49″Đ / 10,78917°B 106,69694°Đ / 10.78917; 106.69694
MapBản đồ phường Đa Kao
Đa Kao trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Đa Kao
Đa Kao
Vị trí phường Đa Kao trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh
Đa Kao trên bản đồ Việt Nam
Đa Kao
Đa Kao
Vị trí phường Đa Kao trên bản đồ Việt Nam
Diện tích0,99 km²
Dân số (2023)
Tổng cộng21.579 người
Mật độ21797 người/km²
Khác
Mã hành chính26737[1]

Đa Kao là một phường thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Địa lý

Một góc công viên Lê Văn Tám

Phường Đa Kao nằm ở phía bắc Quận 1, có vị trí địa lý:

Phường có diện tích 0,99 km², dân số năm 2023 là 21.579 người, mật độ dân số đạt 21.467 người/km².

Lịch sử

Tên gốc của vùng đất Đa Kao là Đất Hộ (đất của hộ hoặc đất do hộ quản lý). Hộ (quartier) là đơn vị hành chính tồn tại vào thời kì Sài Gòn và Chợ Lớn được sáp nhập lại thành vùng Sài Gòn – Chợ Lớn (Région de Saigon – Cholon) (thời kì Pháp thuộc); đơn vị này tương đương cấp tổng ở các tỉnh. Đứng đầu một hộ là hộ trưởng. Đất Hộ được phiên âm thành Dakao trong sách báo, văn bản thời Pháp thuộc. Tên gọi Đa Kao trở nên phổ biến rộng rãi tại Sài Gòn từ thập niên 1950 trở về sau.[2]

Trước năm 1975, địa bàn phường Đa Kao hiện nay tương ứng với phường Tự Đức thuộc quận 1, thành phố Sài Gòn. Tên phường được đặt theo tên con đường Tự Đức trên địa bàn phường lúc bấy giờ (nay là đường Nguyễn Văn Thủ).

Năm 1976, phường Tự Đức giải thể và chia thành 3 phường là Phường 5, Phường 6 và Phường 7.[3]

Ngày 26 tháng 8 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 147-HĐBT[4]. Theo đó, giải thể Phường 5, địa bàn nhập vào Phường 6 và Phường 7.

Ngày 21 tháng 12 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 184-HĐBT[3]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Phường 6 và Phường 7 để thành lập phường Đa Kao.

Chú thích

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ Hỏi đáp Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (Tập 1). Nhà xuất bản Trẻ. 2006. tr. 61.
  3. ^ a b “Sơ lược lịch sử Quận 1”.
  4. ^ “Quyết định 147-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường thuộc thành phố Hồ Chí Minh”.

Tham khảo