Đại chiến lược hay chiến lược quốc gia, hay chiến lược tổng thể quốc gia[1] là cấp độ cao nhất của khoa học chiến lược,[2] trọng tâm là các định hướng phát triển ở tầm mức quốc gia, về tổng thể vạch ra những đường lối chiến lược ở tầm mức vĩ mô cho một đất nước,[3] về từng phương diện chính trị, kinh tế, quân sự,[2]... chỉ ra phương hướng phát triển cụ thể, đồng thời bao gồm các mối liên hệ giữa những phương diện. Đại chiến lược hướng đến mục đích phát triển và an ninh.[2]
Đại chiến lược được quan tâm sâu rộng bởi các học giả Trung Quốc, đại diện là Thái Thác, Hồ An Cương. Các vấn đề đại chiến lược căn bản của Trung Quốc bao gồm: cải cách mở cửa, tiếp nhận xu thế toàn cầu hóa, lấy khoa học và công nghệ làm động lực,...[1]
Chiến lược quốc gia được định nghĩa là "nghệ thuật xây dựng sức mạnh quốc gia bằng cách tạo ra và sử dụng các điều kiện thuận lợi để đạt được cơ hội thành công lớn nhất và những tác động có lợi trong việc theo đuổi các mục tiêu quốc gia".[4]
Mục tiêu của đại chiến lược là tâm điểm mục tiêu của các chiến lược từng lĩnh vực cụ thể: chính trị, quốc phòng, kinh tế, công nghệ,...Hướng đến thịnh vượng và an ninh là mục tiêu mà mọi quốc gia đều theo đuổi.[2] Các mục tiêu mà nó đề ra chi phối mọi công cụ quốc gia, mọi nguồn lực mà nó sẽ sử dụng để đầu tư phát triển. Đại chiến lược phụ thuộc tình hình thế giới và tình hình khu vực, cũng như tình hình nội tại quốc gia.[6] Việc xây dựng đại chiến lược trên nền tảng chính trị dù có khác biệt đến mấy, bao gồm các quan niệm chính trị khác biệt nhau giữa các nước đều không xa rời mục tiêu lợi ích quốc gia.
Việc hoạch định đại chiến lược cho quốc gia phụ thuộc vào những điều kiện hiện tại, những nguồn lực sẵn có của quốc gia:[7]
Đại chiến lược ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách chiến lược từng phương diện cụ thể. Điển hình, vương quốc Anh từ sau chiến tranh Napoleon đã thực thi chính sách "cô lập vinh quang", dựa vào vị trí Anh là một hòn đảo, có khả năng bảo đảm an toàn trước những cuộc chiến tranh từ lục địa, chính sách an ninh của Anh là tránh các xung đột giữa các nước châu Âu, đứng ngoài các vấn đề đó. Vì vậy, đại chiến lược này ảnh hưởng trước hết đến chiến lược quốc phòng của Anh, nước Anh tập trung ưu tiên phát triển hải quân để có thể bảo vệ hòn đảo chính quốc của mình. Các chính sách đối ngoại cũng ảnh hưởng theo đó trong việc tìm kiếm đồng minh phù hợp để cân bằng với các nước bất hảo trên lục địa, qua đó Anh chi tiền để củng cố đồng minh, giữ cho cán cân quyền lực lục địa châu Âu luôn được cân bằng.
Một ví dụ khác về "đại chiến lược" hiện đại là quyết định của phe Đồng minh trong Thế Chiến II tập trung vào đánh bại Đức trước tiên. Quyết định này là một thỏa thuận chung được thực hiện sau vụ tấn công Trân Châu Cảng (1941) đã kéo Hoa Kỳ vào chiến tranh. Điều hợp lý Đức là thành viên mạnh nhất của phe Trục, trực tiếp đe dọa sự tồn tại của Anh và Liên Xô.[9] Ngược lại, trong khi các cuộc xâm chiếm của Nhật Bản hầu hết ở các vùng thuộc địa được coi là ít cần thiết hơn, điều này được nhìn nhận bởi các nhà lập kế hoạch và các nhà hoạch định chính sách của Đồng minh. Các chi tiết cụ thể của chiến lược quân sự của phe Đồng minh trong Chiến tranh Thái Bình Dương do đó được định hình bởi các nguồn lực ít hơn cung cấp cho mặt trận này.[10]