Sau năm 1955, tỉnh Bạc Liêu bị chính quyền Ngô Đình Diệm xóa tên và đem sát nhập với tỉnh Sóc Trăng thành tỉnh Ba Xuyên và tỉnh lỵ Bạc Liêu trở thành quận lỵ Vĩnh Lợi.[5]
Ngày 28 tháng 8 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Dụ số 50 về việc bãi bỏ quy chế thị xã. Theo quyết định này, bãi bỏ Dụ số 13 ban hành ngày 30 tháng 5 năm 1954 về quy chế thị xã. Những thị xã hiện đặt dưới quy chế trên, từ nay sẽ theo chế độ thôn, xã và được quản tri bởi một ủy ban hành chính do tỉnh trường bồ nhiệm. Theo đó, giải thể thị xã hỗn hợp Bạc Liêu.
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, thị xã Bạc Liêu giải thể sáp nhập vào xã Vĩnh Lợi, tổng Thạnh Hòa, quận Vĩnh Lợi, tỉnh Ba Xuyên.[1]
Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đồng loạt ban hành các Sắc lệnh số 245/NV về việc tái lập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh lỵ Bạc Liêu là Vĩnh Lợi (thị xã Bạc Liêu có dân số lúc đó khoảng 40.000 người, mật độ trung bình 825 người/km²).[5]
Tỉnh Minh Hải được thành lập vào ngày 10 tháng 3 năm 1976 trên cơ sở đổi tên từ tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu trước đó. Đây là tỉnh được thành lập do hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu trước năm 1976 và thị xã Bạc Liêu trực thuộc tỉnh Minh Hải.
Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 275-CP[7] về việc:
Chia xã Vĩnh Trạch thành xã Vĩnh Thuận và xã Vĩnh Hòa.
Chia xã Vĩnh Lợi thành xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Thành.
Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT[8] về việc đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu thuộc tỉnh Minh Hải.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[10] về việc thành lập xã Hiệp Thành trên cơ sở xã Vĩnh Hiệp và xã Vĩnh Thành.
Xã Hiệp Thành có 4.405 ha đất và 9.735 nhân khẩu.
Ngày 2 tháng 2 năm 1991, Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định 51/QĐ-TCCP[11] về việc:
Sáp nhập Phường 6 vào Phường 5.
Sáp nhập Phường 4 vào Phường 7.
Giải thể Phường 1 nhập địa bàn vào Phường 3 và Phường 8.
Thành lập xã Thuận Hòa trên cơ sở xã Vĩnh Thuận và xã Vĩnh Hòa.
Thị xã Bạc Liêu có 7 đơn vị hành chính, bao gồm 5 phường: 2, 3, 5, 7, 8 và 2 xã: Hiệp Thành, Thuận Hòa.
Ngày 25 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 82/1999/NĐ-CP[13] về việc thành lập xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch Đông trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Thuận Hòa:
Xã Vĩnh Trạch có 4.229,81 ha diện tích tự nhiên và 12.804 nhân khẩu.
Xã Vĩnh Trạch Đông có 4.656,97 ha diện tích tự nhiên và 9.632 nhân khẩu.
Thị xã Bạc Liêu có 8 đơn vị hành chính, bao gồm 5 phường: 2, 3, 5, 7, 8 và 3 xã: Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông.
Ngày 13 tháng 5 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2002/NĐ-CP[14] về việc thành lập Phường 1 trên cơ sở 582,6 ha diện tích tự nhiên và 17.568 nhân khẩu của Phường 7.
Thị xã Bạc Liêu có 9 đơn vị hành chính, bao gồm 6 phường: 1, 2, 3, 5, 7, 8 và 3 xã: Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông.
Ngày 24 tháng 12 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 166/2003/NĐ-CP[15] về việc thành lập phường Nhà Mát trên cơ sở 2.439 ha diện tích tự nhiên và 9.237 nhân khẩu của xã Hiệp Thành.
Thị xã Bạc Liêu có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 7 phường: 1, 2, 3, 5, 7, 8, Nhà Mát và 3 xã: Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông.
Thị xã Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 150,05 km², dân số năm 2005 là 120.131 người, mật độ dân số đạt 8.006 người/km²[16]; có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 phường: 1, 2, 3, 5, 7, 8, Nhà Mát và 3 xã: Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông.
Ngày 27 tháng 8 năm 2010, Chính phủ ban hành quyết định số 32/NQ-CP[17] về việc thành lập thành phố Bạc Liêu trực thuộc tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bạc Liêu.
Thành phố Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 17.538,19 ha và 188.863 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 phường: 1, 2, 3, 5, 7, 8, Nhà Mát và 3 xã: Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông.
Thành phố Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 17.525 ha, dân số 190.045 người,[19] có 10 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 phường: 1, 2, 3, 5, 7, 8, Nhà Mát và 3 xã: Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông.
Đến nay, thành phố Bạc Liêu đạt 46/59 tiêu chuẩn đô thị loại I (trong đó có 25 tiêu chuẩn đạt và vượt mức tối đa, 21 tiêu chuẩn đạt trên mức tối thiểu nhưng chưa đạt điểm tối đa) và 13/59 tiêu chuẩn chưa đạt.[22]
Bảng đánh giá tiêu chuẩn đô thị loại I cho thành phố Bạc Liêu (theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13)
STT
Các tiêu chí
Thang điểm
Điểm đạt được
Đánh giá tiêu chuẩn
1
Vị trí chức năng, vai trò, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
15 – 20
14,00
Đạt
2
Quy mô dân số
6 – 8
0,00
Chưa đạt
3
Mật độ dân số
4,5 – 6
0,00
Chưa đạt
4
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
4,5 – 6
6,00
Đạt
5
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị
45 – 60
44,59
Chưa đạt
Tổng cộng
75 – 100
64,59
Chưa đạt
Nghị quyết số 02-NQ/TU về xây dựng TP. Bạc Liêu trở thành đô thị loại I vào năm 2025
Đến thời điểm này, xã Hiệp Thành đã đạt 10/18 tiêu chí để nâng lên phường.[23][24]
Hết năm 2023, thành phố Bạc Liêu đã đạt 46/59 tiêu chuẩn theo quy định đô thị loại I.[25][26]
Thành phố Bạc Liêu đạt được 50/59 tiêu chuẩn theo quy định đô thị loại I, trong đó: Nhóm tiêu chuẩn đạt và vượt mức tối đa là 25 tiêu chuẩn; nhóm tiêu chuẩn đạt trên mức điểm tối thiểu nhưng chưa đạt điểm tối đa là 21 tiêu chuẩn, còn 13 tiêu chuẩn chưa đạt điểm và 1 tiêu chí chưa thực hiện là Nhà máy xử lý nước thải.[27]
Đến nay, xã Hiệp Thành đạt 12/18 tiêu chuẩn trở thành phường.[28]
Thành Bạc Liêu đã hoàn thành 52/63 tiêu chuẩn của đô thị loại I.[29][30]
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu cho đến đầu năm 1976. Huyện lỵ là thị trấn Giá Rai, được thành lập do tách một phần nhỏ đất đai từ xã Phong Thạnh và xã Long Điền.
Ngày 4 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 142-CP[31] về việc:
Thành lập thị trấn Giá Rai – thị trấn huyện lỵ của huyện Giá Rai.
Thành lập thị trấn Hộ Phòng thuộc huyện Giá Rai.
Thành lập thị trấn Gành Hào thuộc huyện Giá Rai.
Huyện Giá Rai có 3 thị và 26 xã.
Ngày 13 tháng 4 năm 1991 của Ban Tổ chức Chính phủ ban hành Quyết định số 183/QĐ-TCCP.[32] Theo đó, huyện Giá Rai lúc này gồm có 3 thị trấn: Gành Hào, Giá Rai, Hộ Phòng.
Ngày 24 tháng 12 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2001/NĐ-CP[33] về việc chia huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu thành hai huyện Đông Hải và Giá Rai.
Huyện Giá Rai sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 2 thị trấn: Hộ Phòng, Giá Rai và 7 xã.
Ngày 24 tháng 5 năm 2011, UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số 1182/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng thị xã Hộ Phòng thuộc tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Giá Rai, thị trấn Hộ Phòng và một số xã thuộc huyện Giá Rai cụ thể là: Xã Phong Thạnh A, Phong Thạnh Đông A, một phần xã Tân Phong, một phần xã Phong Tân, tổng diện tích tự nhiên 10.000 ha, tổng dân số hiện trạng 73.000 người.
Ngày 2 tháng 8 năm 2013, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 717/QĐ-BXD[34] về việc công nhận đô thị Giá Rai – Hộ Phòng là đô thị loại IV.
Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 930/NQ-UBTVQH13[35][36] về việc:
Thành lập thị xã Giá Rai trên cơ sở toàn bộ 35.466,81 ha diện tích tự nhiên và 140.000 nhân khẩu của huyện Giá Rai
Thành lập Phường 1 thuộc thị xã Giá Rai trên cơ sở toàn bộ 1.186,60 ha diện tích tự nhiên và dân số 16.906 người của thị trấn Giá Rai.
Thành lập phường Hộ Phòng thuộc thị xã Giá Rai trên cơ sở toàn bộ 1.195,22 ha diện tích tự nhiên và dân số 19.475 người của thị trấn Hộ Phòng.
Thành lập phường Láng Tròn thuộc thị xã Giá Rai trên cơ sở toàn bộ 3.320,08 ha diện tích tự nhiên và dân số 17.855 người của xã Phong Thạnh Đông A.
Sau khi thành lập, thị xã Giá Rai có 10 đơn vị hành chính, gồm 3 phường: 1, Hộ Phòng, Láng Tròn và 7 xã: Tân Phong, Tân Thạnh, Phong Thạnh Đông, Phong Tân, Phong Thạnh, Phong Thạnh A, Phong Thạnh Tây.
Ngày 24 tháng 12 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 98/2001/NĐ-CP[33] về việc chuyển thị trấn Gành Hào thuộc huyện Giá Rai về huyện Đông Hải mới thành lập quản lý.
Ngày 20 tháng 12 năm 2006, HĐND huyện Đông Hải ban hành Nghị quyết số 15/2006/NQ-HĐND[42] về việc phê chuẩn chủ trương lập Đề án nâng cấp thị trấn Gành Hào trở thành thị xã Gành Hào vào năm 2020.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2008/NĐ-CP[43] về việc thành lập xã Điền Hải trên cơ sở điều chỉnh 3.400,04 ha diện tích tự nhiên và 9.408 nhân khẩu của xã Long Điền Tây.
Nguồn: Kế hoạch số 94/KH-UBND về việc thực hiện Kế hoạch số 64-KH/HU ngày 12/9/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện chương trình số 33 ngày 19/7/2022 của BTV Tỉnh ủy (khóa XVI) về thực hiện nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ chính trị về quy hoạch xây dựng quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu[46]
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2005/NĐ-CP[47] về việc chuyển thị trấn Hòa Bình thuộc huyện Vĩnh Lợi về huyện Hoà Bình mới thành lập quản lý.
Ngày 25 tháng 7 năm 2010, Huyện Uỷ Hòa Bình ban hành Nghị quyết số 01/NQ-HU[48] về việc thành lập thị trấn Cái Cùng trên cơ sở 100 ha[49] của ấp Vĩnh Lạc thuộc xã Vĩnh Thịnh.
Ngày 19 tháng 12 năm 2014, HĐND huyện Hòa Bình ban hành Nghị quyết số 03/2014/NQ-HĐND[50] về việc xây dựng thị trấn Hòa Bình là đô thị loại IV vào năm 2015.
Đến đầu tháng 3 năm 2022, xã Vĩnh Thịnh đã đạt 50/59 số tiêu chuẩn về đô thị loại V, đạt gần 85% kế hoạch, tương đương số điểm đạt được hơn 81 điểm, so với yêu cầu qui định điểm tối thiểu là 75 điểm thì xã Vĩnh Thịnh đủ điều kiện công nhận đô thị loại V và từng bước hoàn thành các tiêu chí còn lại để xã sớm trở thành thị trấn vào năm 2023.[54]
Bảng tổng hợp 5 tiêu chí Đô thị Cái Cùng (đô thị loại V) (theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15)
STT
Các tiêu chí
Thang điểm
Điểm đạt được
Đánh giá tiêu chuẩn
1
Vị trí chức năng, vai trò, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
15 – 20
18,66
Đạt
2
Quy mô dân số
6 – 8
7,50
Đạt
3
Mật độ dân số
4,5 – 6
4,50
Đạt
4
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
4,5 – 6
4,63
Đạt
5
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị
45 – 60
53,00
Đạt
Tổng hợp
75 – 100
85,90
Đạt
Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Hòa Bình
Đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, TX. Hòa Bình có 5 phường và 3 xã. Đẩy mạnh quá trình xây dựng đô thị hóa một cách hợp lý, thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa đô thị và nông thôn, phối hợp chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với phát triển công nghiệp dịch vụ đô thị. Duy trì thị trấn Hòa Bình đạt chuẩn văn minh đô thị; nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại IV thị trấn Hòa Bình và đô thị loại V xã Vĩnh Thịnh theo hướng liên kết với các đô thị vừa đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ, du lịch, thương mại, vừa đảm bảo quốc phòng an ninh. Xây dựng xã Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Mỹ A và Vĩnh Bình trở thành đô thị loại V, xây dựng thị trấn Hòa Bình xứng tầm là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện và huyện trở thành thị xã với khu vực nội thị gồm: thị trấn Hòa Bình, xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Bình và Vĩnh Mỹ B. Đến năm 2030 toàn huyện có 25.916,19 ha đất đô thị, chiếm 60,74% tổng diện tích tự nhiên.[55]
Trong năm 2022, thị trấn Hòa Bình đã đạt 5/5 tiêu chí đô thị loại IV tương đương 89/100 điểm.[56]
Bảng tổng hợp 5 tiêu chí Thị trấn Hòa Bình dự kiến lên đô thị loại IV (theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15)
STT
Các tiêu chí
Thang điểm
Điểm đạt được
Đánh giá tiêu chuẩn
1
Vị trí chức năng, vai trò, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
15 – 20
17,50
Đạt
2
Quy mô dân số
6 – 8
6,00
Đạt
3
Mật độ dân số
4,5 – 6
4,50
Đạt
4
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
4,5 – 6
6,00
Đạt
5
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị
45 – 60
55,00
Đạt
Tổng hợp
75 – 100
89,00
Đạt
Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Hòa Bình
Ngày 16 tháng 1 năm 2023, UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số 85/QĐ-UBND[57] về việc công nhận xã Vĩnh Thịnh đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.
Tính đến hết năm 2023, huyện Hòa Bình đạt 63/63 tiêu chuẩn với 93,96/100 điểm.[58]
Ngày 23 tháng 1 năm 2024, UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số 11/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.[59]
Ngày 13 tháng 3 năm 2024, UBND huyện Hòa Bình tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch xây dựng vùng huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050[60][61]:
Giai đoạn 2021 – 2025: Tiểu vùng 1 gồm đô thị loại IV – thị trấn Hòa Bình, đô thị loại V – đô thị Vĩnh Thịnh và Tiểu vùng 2 có đô thị loại V – đô thị Vĩnh Mỹ B.
Giai đoạn 2031 – 2050: Đô thị Vĩnh Bình là đô thị loại V.
Tính đến hết tháng 6 năm 2024, huyện Hòa Bình đạt 63/63 tiêu chí tương đương với 93,96/100 điểm chuẩn đô thị loại IV (đạt yêu cầu về số điểm và không có nhóm tiêu chí dưới mức tối thiểu theo quy định). Trong đó, thị trấn Hòa Bình đạt 63/63 tiêu chí tương đương với 93,96/100 điểm chuẩn đô thị loại IV, xã Vĩnh Thịnh đạt 49/59 tiêu chí tương đương với 80,34 điểm chuẩn đô thị loại V, xã Vĩnh Mỹ B đạt 47/54 tiêu chí tương đương với 84,27/100 điểm chuẩn đô thị loại V.[62]
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP[6] về việc chia huyện Hồng Dân thành hai huyện lấy tên là huyện Hồng Dân và huyện Phước Long. Huyện Hồng Dân có 16 xã, 1 thị trấn huyện lỵ.
Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[7] về việc thành lập thị trấn Ngan Dừa – thị trấn huyện lỵ của huyện Hồng Dân.
Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 75-HĐBT[8] về việc sáp nhập huyện Phước Long vào huyện Hồng Dân thuộc tỉnh Minh Hải. Lúc này, huyện Hồng Dân gồm có 2 thị trấn: Phước Long (huyện lỵ), Ngan Dừa.
Ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP[63] về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Dân để thành lập huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Huyện Hồng Dân còn thị trấn Ngan Dừa.
Định hướng phát triển đô thị giai đoạn 2020 – 2030 của huyện Hồng Dân
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP[6] về việc chia huyện Hồng Dân được chia thành hai huyện lấy tên là huyện Hồng Dân và huyện Phước Long. Huyện Phước Long mới thành lập có 19 xã, 1 thị trấn huyện lỵ.
Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 275-CP[7] về việc thành lập thị trấn Phước Long – thị trấn huyện lỵ của huyện Phước Long.
Ngày 25 tháng 9 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2000/NĐ-CP[63] về việc chuyển thị trấn Phước Long thuộc huyện Hồng Dân về huyện Phước Long mới thành lập quản lý.
Ngày 12 tháng 9 năm 2018, thị trấn Phước Long được công nhận thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, giai đoạn 2016 – 2018.[67]
Quyết định số 29/QĐ-UBND[74] về việc công nhận xã Phước Long đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.
Quyết định số 30/QĐ-UBND[75] về việc công nhận thị trấn Phước Long đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.
Đến thời điểm này, đô thị Chủ Chí (Phong Thạnh Tây B) đạt 41/49 tiêu chí, tương ứng 79,75 điểm/100 điểm và để đưa Chủ Chí về đích đô thị loại V đúng theo lộ trình vào cuối năm 2022.[76]
Ngày 16 tháng 1 năm 2023, UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số 83/QĐ-UBND[77] về việc công nhận xã Phong Thạnh Tây B đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 326-CP.[6] Theo đó, huyện Vĩnh Lợi có 22 xã, 1 thị trấn huyện lỵ.
Ngày 14 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 33B-HĐBT[10] về việc:
Tách ấp Láng Dài của xã Vĩnh Lợi để sáp nhập vào xã Long Thạnh.
Giải thể xã Vĩnh Lợi để thành lập thị trấn Hòa Bình (thị trấn huyện lỵ huyện Vĩnh Lợi).
Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2005/NĐ-CP[47] về việc chuyển thị trấn Hòa Bình thuộc huyện Vĩnh Lợi về huyện Hoà Bình mới thành lập quản lý.
Ngày 28 tháng 9 năm 2006, UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số 659/QĐ-UBND[78] về việc công nhận xã Châu Hưng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.
Ngày 6 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2007/NĐ-CP[79] về việc thành lập thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi trên cơ sở toàn bộ 3.155 ha diện tích tự nhiên và 11.311 nhân khẩu của xã Châu Hưng và điều chỉnh toàn bộ 265,23 ha diện tích tự nhiên và 1.438 nhân khẩu của ấp Xẻo Chích thuộc xã Châu Thới.
Thị trấn Châu Hưng có 3.420,23 ha diện tích tự nhiên và 12.749 nhân khẩu.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Lợi lần thứ XII phấn đấu hoàn thành tiêu chí xây dựng thị trấn Châu Hưng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV và xã Vĩnh Hưng trở thành thị trấn trong nhiệm kỳ 2020 –2025:
Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ thị trấn Châu Hưng: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu đưa thị trấn trở thành đô thị loại IV vào năm 2025.[80][81]
Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, xây dựng xã Vĩnh Hưng trở thành đô thị loại V và trở thành thị trấn.[82]
Định hướng phát triển đô thị giai đoạn 2020 – 2050 của huyện Vĩnh Lợi
Nguồn: Phương án số 48/PA-UBND về việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Lợi thời kỳ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050[83]
Đô thị Vĩnh Hưng đã đạt được 52/59 tiêu chuẩn với tổng số điểm đạt được là 82,82/100 điểm.[84]
Bảng tổng hợp 5 tiêu chí Đô thị Vĩnh Hưng (đô thị loại V) (theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15)
STT
Các tiêu chí
Thang điểm
Điểm đạt được
Đánh giá tiêu chuẩn
1
Vị trí chức năng, vai trò, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
15 – 20
18,53
Đạt
2
Quy mô dân số
6 – 8
6,27
Đạt
3
Mật độ dân số
4,5 – 6
4,50
Đạt
4
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
4,5 – 6
4,50
Đạt
5
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị
45 – 60
49,02
Đạt
Tổng hợp
75 – 100
82,82
Đạt
Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Vĩnh Lợi
Ngày 7 tháng 6 năm 2022, UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành Quyết định số 225/QĐ-UBND[85] về việc công nhận xã Vĩnh Hưng đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.
Bảng tổng hợp 5 tiêu chí phân loại đô thị thị trấn Châu Hưng (theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị)
STT
Các tiêu chí
Thang điểm
Điểm đạt được
Đánh giá tiêu chuẩn
1
Vị trí chức năng, vai trò, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
15 – 20
19,25
Đạt
2
Quy mô dân số
6 – 8
0,00
Không đạt
3
Mật độ dân số
4,5 – 6
6,0
Đạt
4
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
4,5 – 6
4,5
Đạt
5
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị
45 – 60
45,75
Đạt
Tổng hợp
75 – 100
75,50
Đạt
Hiện trạng đô thị theo các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại đô thị[86]
Ngày 5 tháng 9 năm 2024, Huyện ủy Vĩnh Lợi ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU[87] về việc xây dựng thị trấn Châu Hưng trở thành đô thị loại IV vào năm 2030, theo hướng văn minh, năng động và thân thiện với môi trường.[88]
Tính đến hết năm 2022, hệ thống đô thị tỉnh Bạc Liêu có 12 đô thị. Trong đó, có 1 đô thị loại II (thành phố Bạc Liêu), 1 đô thị loại IV (thị xã Giá Rai) và 10 đô thị loại V, tỷ lệ đô thị hóa đạt 35,48%.[90][91]
Là nền tảng của thị xã Đông Hải (dự kiến thành lập thị xã Đông Hải trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Đông Hải với hạt nhân là đô thị Điền Hải – Gành Hào).
Phối hợp với đô thị Chủ Chí sẽ hỗ trợ thị trấn Phước Long trong phát triển vùng kinh tế, góp phần quan trọng để huyện Phước Long thực hiện tốt vai trò trung tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Quốc lộ 1 của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Là cửa ngõ phía Tây Nam của huyện Phước Long giáp với tỉnh Cà Mau, có tuyến Quản lộ Phụng Hiệp đi qua nên thuận lợi thông thương và phát triển các hoạt động kinh tế, nhất là dịch vụ – thương mại.
Là trung tâm thương mại – dịch vụ, công nghiệp phía Tây Nam của huyện Phước Long.
Là đô thị phối hợp với đô thị Phó Sinh (xã Phước Long) sẽ hỗ trợ đô thị thị trấn Phước Long trong phát triển vùng kinh tế, góp phần quan trọng để huyện Phước Long thực hiện tốt vai trò trung tâm phát triển kinh tế – xã hội vùng Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo tinh thần Nghị quyết số 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
Là một cực phát triển trên hành lang kinh tế đô thị ven biển.
Là một trong các trung tâm văn hóa – hành chính – dịch vụ của huyện Hòa Bình.
Là trung tâm về thương mại - nuôi trồng thủy sản – dịch vụ nghề cá.
Là đô thị trung chuyển kinh tế quan trọng giữa huyện đến xã, giữa các xã với nhau trên địa bàn lân cận ngoài huyện.
Là đô thị có vị trí chiến lược về kinh tế, công nghiệp, dịch vụ, an ninh quốc phòng của khu vực.
Chương trình phát triển đô thị
Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012 – 2020
Ngày 7 tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1659/QĐ-TTg[97] về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012 – 2020:
DANH MỤC NÂNG LOẠI ĐÔ THỊ TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ 2016 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)
VI
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
62
Tỉnh Bạc Liêu
A
Các đô thị nâng loại
STT
Tên đô thị
Hiện trạng (2011)
2012 – 2015
2016 – 2020
1
Thành phố Bạc Liêu
III
II
II
2
Thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai
V
IV
IV
3
Thị trấn Hộ Phòng, huyện Giá Rai
V
IV
IV
4
Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải
V
V
IV
5
Thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình
V
V
IV
B
Các đô thị hình thành mới
01 V
04 V
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 6 tháng 12 năm 2013, HĐND tỉnh Bạc Liêu ban hành Nghị quyết số 20/2013/NQ-HĐND[104] về việc định hướng phát triển hệ thống đô thị:
Năm 2020: Dự kiến có 13 đô thị (bao gồm 02 đô thị ghép), gồm: 01 đô thị loại II thành phố Bạc Liêu; 01 đô thị loại III thị xã Giá Rai; 04 đô thị loại IV gồm: Đô thị Điền Hải - Gành Hào, đô thị Phước Long - Ninh Quới A, thị trấn Hòa Bình, thị trấn Châu Hưng và 07 đô thị loại V thị trấn Ngan Dừa, các đô thị: Cái Cùng, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Hưng, Chủ Chí, Phó Sinh và Ba Đình
Năm 2030: Dự kiến có 14 đô thị gồm: 01 đô thị loại I thành phố Bạc Liêu; 02 đô thị loại III gồm: Thị xã Giá Rai, thị xã Đông Hải; 04 đô thị loại IV gồm: Thị xã Phước Long và các thị trấn: Hòa Bình, Châu Hưng, Ngan Dừa và 07 đô thị loại V gồm: Cái Cùng, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Hưng, Chủ Chí, Phó Sinh, Ba Đình, Hưng Thành.
Tầm nhìn đến năm 2050: Tiếp tục đầu tư xây dựng các đô thị trung tâm vùng và Tiểu vùng thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai, thị xã Phước Long, nâng cao chất lượng đô thị hướng tới tăng trưởng kinh tế xanh, đáp ứng 100% các tiêu chí phân loại đô thị phù hợp định hướng quy hoạch tại các tiểu vùng. Phát triển thêm các đô thị loại IV, loại V tại các phân vùng phát triển kinh tế.
Ngày 26 tháng 8 năm 2016, Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu có văn bản số 701/SXD-QLQH về việc sao lục các quyết định công nhận các thị trấn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là đô thị loại V.[99]
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Ngày 21 tháng 5 năm 2020, Sở Xây dựng ban hành Tờ trình số 66/TTr-SDX về việc đề nghị phê duyệt "Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:"
1. Hiện trạng hệ thống đô thị:
Toàn tỉnh có 7 đô thị gồm 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại IV, 5 đô thị loại V[105]. Cụ thể:
Thành phố Bạc Liêu hiện là đô thị loại II, dự kiến nâng lên đô thị loại I. Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bạc Liêu và cấp vùng; là đầu mối giao thông của các trục hành lang kinh tế đô thị Quốc gia và Quốc tế; trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, thể thao và giải trí của tỉnh Bạc Liêu và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có vị trí an ninh quốc phòng chiến lược trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long[104]
Thị xã Giá Rai hiện là đô thị loại IV, dự kiến nâng lên đô thị loại III. Là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo lớn thứ hai của tỉnh Bạc Liêu; trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp, công nghiệp chế biến thủy sản tập trung; trung tâm nông nghiệp công nghệ cao và nuôi trồng thủy sản sinh thái của vùng Phía Tây tỉnh Bạc Liêu; là cửa ngõ kết nối với thành phố Cà Mau và kết nối hạ tầng giao thông quan trọng của Quốc gia cả đường bộ, đường hàng không, đường biển; là trung tâm tiểu vùng III của tỉnh Bạc Liêu[104]
Thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải) hiện là đô thị loại V, dự kiến nâng lên đô thị loại IV. Là nền tảng của thị xã Đông Hải (dự kiến thành lập thị xã Đông Hải trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Đông Hải với hạt nhân là đô thị Điền Hải – Gành Hào). Là đô thị chuyên ngành kinh tế
Thị trấn Phước Long (huyện Phước Long) hiện là đô thị loại V, dự kiến nâng lên đô thị loại IV. Là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng II; trung tâm công nghiệp phụ trợ, chế biến nông sản, thủy sản; là trung tâm thương mại và du lịch làng nghề Phía Bắc của tỉnh Bạc Liêu[104]
Thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình) hiện là đô thị loại V, dự kiến nâng lên đô thị loại IV. Là đô thị trung tâm huyện Hòa Bình (đô thị chức năng tổng hợp)[104]
Thị trấn Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi) hiện là đô thị loại V, dự kiến nâng lên đô thị loại IV. Là đô thị trung tâm huyện Vĩnh Lợi (đô thị chức năng tổng hợp)[104]
Thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân) hiện là đô thị loại V, dự kiến nâng lên đô thị loại IV. Là đô thị trung tâm huyện Hồng Dân (đô thị chức năng tổng hợp).[104]
2. Hệ thống đô thị:
Giai đoạn đến năm 2020: Tổng số đô thị toàn tỉnh là 9 đô thị gồm 1 đô thị loại II, 2 đô thị loại IV, 6 đô thị loại V[105]
Giai đoạn 2021 – 2025: Tổng số đô thị toàn tỉnh là 13 đô thị gồm 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 4 đô thị loại IV, 7 đô thị loại V[106]
Giai đoạn 2026 – 2030: Tổng số đô thị toàn tỉnh là 16 đô thị gồm 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại III, 5 đô thị loại IV, 9 đô thị loại V.[107]
Nguồn: Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050[109]
Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2021 – 2030
Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 23 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 886/QĐ-TTg[110] về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 24 tháng 2 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030[107]
DANH MỤC ĐÔ THỊ THỰC HIỆN PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 (Kèm theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
VI
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
62
Tỉnh Bạc Liêu
A
Các đô thị nâng loại
TT
Tên đô thị hiện hữu
Hiện trạng phân loại (2020)
Dự kiến phân loại 2021 – 2025
Dự kiến phân loại 2026 – 2030
1
TP. Bạc Liêu
II
I
2
TX. Giá Rai
IV
III
3
Các TT: Gành Hào, H. Đông Hải; Hòa Bình, H. Hòa Bình; Phước Long, H. Phước Long; Châu Hưng, H. Vĩnh Lợi
V
IV
4
Thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân
V
IV
5
Đô thị mới: Vĩnh Hưng, H. Vĩnh Lợi; Vĩnh Mỹ B, H. Hòa Bình: Ninh Quới A, H. Hồng Dân; Chủ Chí, H. Phước Long
V
6
Đô thị mới: Hưng Thành, H. Vĩnh Lợi; Ba Đình, H. Hồng Dân; Điền Hải, H. Đông Hải
V
Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 8 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1598/QĐ-TTg[111] về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tỉnh Bạc Liêu phấn đấu:
Đến năm 2030 xây dựng 17 đô thị, bao gồm: 1 đô thị loại I (TP. Bạc Liêu); 1 đô thị loại III (TP. Giá Rai); 5 đô thị loại IV (gồm các thị trấn: Gành Hào, Hòa Bình, Phước Long, Châu Hưng, Ngan Dừa); 10 đô thị loại V (gồm các xã: Vĩnh Hưng, Hưng Thành, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Thịnh, Ninh Quới A, Ba Đình, Phong Thạnh Tây B, Phước Long, Điền Hải, Định Thành).
Đến năm 2050 xây dựng 17 đô thị, bao gồm: 1 đô thị loại I (TP. Bạc Liêu); 1 đô thị loại II (TP. Giá Rai); 2 đô thị loại III (TX. Phước Long, TX. Đông Hải); 3 đô thị loại IV (gồm các thị trấn: Hòa Bình, Châu Hưng, Ngan Dừa); 9 đô thị loại V (gồm các xã: Vĩnh Hưng, Hưng Thành, Vĩnh Mỹ B, Vĩnh Thịnh, Ninh Quới A, Ba Đình, Ninh Quới, Ninh Thạnh Lợi, Vĩnh Bình).
Định hướng phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bạc Liêu thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chú thích
^ abcMinh Chiến Trương, Quang Ân Nguyễn, UBND tỉnh Bạc Liêu (2010). Từ điển địa chí Bạc Liêu(PDF). Đại học Wisconsin – Madison: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 68.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Minh Chiến Trương, Quang Ân Nguyễn, UBND tỉnh Bạc Liêu (2010). Từ điển địa chí Bạc Liêu(PDF). Đại học Wisconsin – Madison: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. tr. 739 - 740.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Bạc Liêu Thế và Lực trong thế kỷ XXI. “Lịch sử hình thành tỉnh Bạc Liêu”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2023.
^ abc“Lịch sử hình thành thành phố Bạc Liêu”. Cổng thông tin điện tử phòng giáo dục và đào tạo thành phố Bạc Liêu. 1 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2021.
^Quyết định số 51/QĐ-TCCP về việc điều chỉnh địa giới phường, xã thuộc thị xã Bạc Liêu và các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh, tỉnh Minh Hải.
^Nghị quyết số 01/NQ-HU ngày 25/07/2010 của Huyện ủy Hòa Bình về việc thành lập thị trấn Cái Cùng và chia xã Vĩnh Thịnh. Thị trấn Cái Cùng đặt tại ấp Vĩnh Lạc thuộc xã Vĩnh Thịnh hiện tại.
^Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 23/01/2024 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
^Nghị quyết số 08-NQ/HU về việc xây dựng thị trấn Châu Hưng trở thành đô thị loại IV vào năm 2030, theo hướng văn minh, năng động và thân thiện với môi trường vào năm 2030.