Động vật trong Hồi giáo

Một con được trang điểm hoa văn ở Sisdağı, Thổ Nhĩ Kỳ, con bò được nhắc đến rất nhiều trong Kinh sách của đạo Hồi

Động vật trong Hồi giáo là quan điểm, giáo lý, giáo luật của Hồi giáo về các loài động vật được cụ thể hóa qua các kinh sách như kinh Quran (Koran), luật Halal. Mặc dù những tín đồ Hồi giáo không thực hành thờ phượng động vật nhưng những kinh sách của đạo Hồi cũng giảng giải về sự trân quý dành cho số loài động vật. Trong kinh Quran, động vật còn được nhắc đến với tên gọi là thú vật (tiếng Ả rập: حَيوَان/hayawān/haywān; số nhiều: haywānāt có nghĩa là muôn loài, muôn thú), và còn được nhắc đến như là dã thú hoặc sinh vật với cụm từ dābba (tiếng Ả rập: دَابَّة; số nhiều: dawābb) để đôi khi phân biệt với các loài chim trời.

Những nội dung đề cập về động vật được nhà tiên tri Mohamed mặc khải như là ý chỉ của Allah. Theo đó, muôn loài đều có ý niệm về đấng Chân chủ Allah, chúng ngày đêm ca tụng Ngài, ngay cả khi lời ngợi khen này không được thể hiện bằng ngôn ngữ của con người. Đạo Hồi còn răn dạy tín đồ tuân thủ giới luật khi họ dùng các sản phẩm từ động vật (loài vật thanh sạch) hay cả việc giết mổ động vật. Đạo Hồi còn đặt ra quy tắc đối xử nhân đạo đối với động vật thông qua quy trình lễ nghi trong khi giết mổ động vật. Đạo Hồi cấm các trò chọi thú với mục đích giải trí hay để cá cược, đó là những nội dung mang có tính chất của phúc lợi động vật trên quan điểm hiện đại.

Các luật lệ

Do người Hồi giáo có những luật lệ rất phức tạp và nghiêm khắc nên việc ăn uống cũng rất khắt khe. Ở các nước theo đạo Hồi, thịt động vật Halal thì người Hồi giáo mới được phép tiêu thụ. Halal và haram là những thuật ngữ áp dụng cho tất cả các khía cạnh của cuộc sống người Hồi giáo. Thực phẩm Halal còn phải được làm từ nguồn động vật được xử lý theo đúng phương pháp của đạo Hồi.

Quy tắc chung

Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt hợp quy (Halal), tức là thịt từ những con vật thanh sạch và đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột). Những loại thịt cấm kỵ (Haram) gồm thịt lợn, thịt các con vật ăn tạp và các loại thức ăn có thịt lợn, thịt các con vật ăn tạp trong đó tuyệt đối không được ăn thịt lợn vì lợn là loài vật ô uế, cấm ăn tiết canh các loại, nghiêm cấm uống máu, ăn xác con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức, những người theo đạo Hồi còn không ăn ốc, hến, trai, sò. Tuy nhiên, trong trường hợp không còn gì để ăn thì họ mới được ăn mọi thứ để sống.

Những động vật và sản phẩm động vật được cho là hợp quy (Halal) phải là: Sữa (từ sữa bò, cừu, lạc đà và sữa dê), mật ong, cá, đồ tươi sống tự nhiên của động vật như bò, cừu, dê, hươu, nai, gà, chim, vịt cũng được xem là hợp quy Halal, nhưng chúng phải được giết mổ theo nghi thức Hồi giáo để phù hợp cho việc ăn uống theo lễ. Những con vật thường được chế biến theo kiểu Halal là gà, vịt, dê, cừu. Tất cả những con vật sống ở dưới nước như cá, tôm, rùa là thực phẩm Halal. Khi hạ sát con vật, từ Allah (nghĩa là chúa trời) phải được người mổ thịt nói trước khi mổ "Nhân danh thượng đế, Allah vĩ đại nhất, chỉ có Allah là người chúng tôi thờ phụng" bằng tiếng Ả Rập rồi mới cắt cổ con vật, để linh hồn con vật được về bên Allah[1].

Dụng cụ giết mổ phải được mài sắc bén để đảm bảo tính nhân đạo. Động vật phải được giết ở khe cổ họng (chọc tiết) và khi cắt cổ con vật phải cắt đứt thanh quản và hai mạch máu để máu thoát hết theo nghi thức Dhabihah (ذَبِيحَة/dhabīḥah). Động vật phải còn sống trước khi bị mổ. Thịt của động vật bị chết hoặc bất tỉnh trước khi mổ không phải là thịt thanh sạch hợp quy (Halal). Thịt sau khi mổ phải được treo ngược lên để cho máu chảy ra hết. Thịt thanh sạch phải là thịt không dính máu (vấy máu). Việc giết mổ phải được thực hiện bởi người Hồi giáo hoặc người Do Thái. Động vật phải được cho ăn ở chế độ tự nhiên, không chứa các sản phẩm làm từ động vật khác.

Các loài động vật và sản phẩm động vật bị cấm kỵ (Hamram) theo Đạo Hồi là:

  • Lợn (heo) và những gì được làm hay chiết xuất ra từ chúng.
  • Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ và các loài động vật khác tương tự.
  • Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài chim tương tự khác.
  • Loài gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác.
  • Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến.
  • Động vật được coi là bẩn thỉu như chấy, ruồi, giòi bọ và các động vật tương tự khác.
  • Động vật vừa sống trên đất liền vừa sống trong nước (động vật lưỡng cư) như ếch, cá sấu và các động vật tương tự khác.
  • Con lacon lừa nhà.
  • Tất cả các chất độc hại và loài thủy sản nguy hiểm.
  • Bất kỳ loài động vật khác không giết mổ theo luật Hồi giáo.
  • Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi, bị tấn công bởi động vật khác.
  • Máu của động vật (huyết canh). Trong đạo Hồi, thượng đế nói rằng cấm con người được ăn huyết của các loài động vật bởi những bệnh tật khi cắt tiết sẽ đi theo đường máu mà ra, chứa nhiều mầm bệnh[1].
  • Một phần bộ phận của cơ thể con người hoặc nhau thai động vật.
  • Bất kỳ chất lỏng hay chất rắn xuất ra từ người hoặc động vật như nước tiểu, phân, dịch, nhầy, chất nôn và mủ.

Nguồn thịt

Nguồn thịt được phép tiêu thụ phải tuân theo Luật Halal

Người theo đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn, các loại gia cầm có thể bay, những động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước (lưỡng cư). Trước khi giết mổ động vật, cần có nhiều người trong tôn giáo cầu nguyện Người hồi giáo không ăn thịt khi đã chết trước khi giết mổ hoặc giết mổ nhưng chưa được cầu nguyện. Tín đồ Hồi giáo bị cấm uống huyết (máu), ăn thịt lợn, thịt chó, hoặc bất kỳ con vật nào bị bệnh mà chết, hay bị một con vật khác giết, bị người giết để tế thần, thánh.

Theo Hồi giáo, thực phẩm từ động vật được quy định rất chặt chẽ, trong cách chọn loại thực phẩm này thì tín đồ Hồi giáo bắt buộc phải phân biệt được loài nào có Najis (những chất bẩn như: máu, mủ, rượu, nước tiểu, phân) và không có Najis. Thực phẩm, theo quy định của Hồi giáo, bao gồm những thực phẩm được phép ăn (gọi là Halal) và thực phẩm không được phép ăn (gọi là Haram). Theo luật Hồi giáo, nguyên liệu thực phẩm sản xuất từ động vật sau không được phép sử dụng[2]:

Các loài động vật mà theo luật Hồi giáo không được giết như: kiến, ong, chim gõ kiến, các loại động vật mà bản chất con người nói chung là ghét hoặc ngại tiếp xúc, các loài động vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước như: ếch, cá sấu và các loại khác tương tự, bất cứ loại động vật biển nào không có vây (loại gây hại và có chất độc). Bất cứ loài động vật nào không được giết thịt theo đúng luật Hồi giáo, tiết hay thực phẩm có lẫn tiết. Tất cả những loài vật ăn thịt loài vật khác như chó, mèo, cá sấu cùng với tiết động vật cũng thuộc danh sách không bao giờ đụng miệng[3].

Một số chất hỗ trợ có thể bắt nguồn từ động vật không Halal, một số chất béo thực vật được xử lý bởi cùng một máy móc thiết bị đã được sử dụng để xử lý các chất béo động vật không Halal hay một số bao bì có thể chứa mỡ động vật như mỡ heo. Nếu những vật liệu đóng gói này có tiếp xúc với chất Haram, nó sẽ làm cho những sản phẩm Haram, không thích hợp cho tín đồ Hồi giáo tiêu thụ[2]. Người Hồi giáo được phép ăn thịt bò, nhưng phải do chính người Hồi giáo giết mổ[3].

Luật giết mổ

Giết mổ cừu theo lễ Qurban

Một động vật nằm trong chủng loài Halal thì mới được giết mổ theo cách Halal. Ngoài cách cắt cổ ít gây đau đớn và chết nhanh, động vật phải được nuôi, chuyên chở, bắt và giữ theo điều kiện nhân đạo. Vì thế cách đập đầu, chích điện để gây ngất trước khi cắt cổ sẽ không được chấp nhận. Đối với việc cắt cổ (dhabah): được xác định là phương pháp giết động vật với mục đích duy nhất là làm cho thịt chúng thích hợp cho con người sử dụng. Những điều kiện sau đây phải được thỏa mãn để Dhabh đạt được yêu cầu của luật Shariah. Người thao tác Dhabh (người cắt cổ) phải là người có tinh thần minh mẫn, và là người trưởng thành.

Nếu một người thiếu hoặc mất khả năng do say hay là thiểu năng trí tuệ thì người ấy phải ngừng công việc cắt cổ ngay. Phải có người khác vào thay thế vị trí Dhabh này. Những cái dao để thao tác Dhabh phải thật sự sắc bén để tạo điều kiện cắt da và mạch máu để máu thoát nhanh và tức thì, để cho xuất huyết nhanh và toàn bộ, không thể nói là cắt cổ nếu chỉ cắt da và các phần khác mà không cắt tĩnh mạch cảnh. Tiến trình được bắt đầu với vết cắt bằng con dao sắc như khuyến cáo đã rút ngắn toàn bộ thời gian cắt cổ, và có vẻ như con vật ít đau đớn hơn là gây ngất.

Phương pháp Dhabh cho phép con vật thoát máu nhanh và hiệu quả. Tim đập càng mạnh thì máu thoát ra càng nhiều, sự co giật không chủ động của con vật bị giết theo cách thức Dhabh nhiều hơn những con vật bị gây bất tỉnh. Các điều kiện sinh lý được diễn tả có hiệu lực đối với sự thoát máu của cơ thể con vật, nhưng nó chỉ hoạt động hết công suất nếu con vật bị cắt cổ trong lúc còn sống bằng cách cắt cuống họng và để lại phần cột sống mà không gây mất hoạt động cho bộ não của con vật. Không nên mài dao trước mặt con vật đang chuẩn bị bị cắt cổ. Nơi cắt được thực hiện trên cổ động vật ở một điểm ngay dưới thanh môn.

Theo truyền thống, lạc đà được cắt cổ bằng cách rạch một đường dao ở bất cứ nơi nào trên cổ, tiến trình này được gọi là Nahr. Với cách thức hiện đại và cách gây ngất, tiến trình này không còn thích hợp. khí quản và thực quản phải được cắt cùng với động mạch cảnh và độc mạnh tĩnh. Bằng phương pháp gây ngất hoặc gây sốc, con vật vẫn còn sống một vài phút sau đó. Vì lý do này mà một vài cơ sở giết mổ dùng gây ngất cho súc vật và dùng gây giật trong nước có điện cho gia cầm. Ở một số nước, gây ngất bằng cách đánh đã làm cho súc vật bị chết. Cũng vì lý do này mà một số tổ chức đã không cho phép gây ngất trong quy trình giết mổ Halal.

Hình ảnh quy trình giết cừu ở Hồi giáo trên thế giới

Một nghi thức quan trọng là phải cầu nguyện cho con vật bị giết theo nghi lễ Tasmiyah hoặc là lời cầu nguyện nghĩa là nhân danh Allah bằng lời Bismillah (nhân danh Allah) hoặc là Bismillah Allahuakbar (nhân danh Allah, Allah vĩ đại) trước khi cắt cổ động vật. Lời cầu nguyện còn khác tùy theo từng trường phái khác nhau. Nhưng lời cầu nhân danh Allah là phổ biến hơn cả và được cho là điều kiện quan trọng của Dhabh. Một số hành động bị cấm như:

  • Bắt con vật nằm xuống trước rồi sau đó mới mài dao là việc làm không được chấp nhận, vì lý do nhân đạo nên hành động mài dao trước mặt động vật trong lúc cắt cổ là không được chấp nhận.
  • Để cho dao cắt chạm vào tủy sống hoặc là cắt đứt cổ động vật là việc làm không được chấp nhận. Việc cắt đứt đầu, đánh vào đầu hoặc là đập đầu là việc làm đáng ghê tởm đối với cộng đồng Hồi Giáo nói chung.
  • Bẻ gãy cổ, lột da, cắt đứt từng phần hay là nhổ lông trong khi động vật vẫn chưa chết hẳn là không thể chấp nhận. Đôi khi trong các lò giết mổ công nghiệp, để đạt được tiến độ người ta đã tháo sừng, tai, chân trước trong khi con vật vẫn chưa chết hẳn. điều này đi ngược lại với nguyên tắc và yêu cầu của Dhabh và cần phải tránh.
  • Thao tác Dhabh với dụng cụ cắt đã cùn (không bén) là không được chấp nhận.
  • Không được cắt cổ con vật khi để con khác nhìn thấy cảnh đồng loại bị giết. Điều này đi ngược lại tiến trình giết mổ nhân đạo.

Lễ Hiến tế

Những con vật được tập kết chuẩn bị cho lễ hiến tế

Lễ hội Eid al-Adha (hay còn được gọi là lễ tế sinh, lễ hiến sinh) kéo dài 3 ngày, là một trong những dịp lễ lớn nhất của người Hồi giáo nhằm tôn vinh việc Abraham đã sẵn lòng vâng lời Thượng đế mà hiến tế con trai Ishmael, trước khi Thượng đế can thiệp để cấp cho ông ta một con cừu làm vật hiến tế thay thế. Trước dịp lễ hội, người Hồi Giáo sẽ phải chuẩn bị sẵn những con vật hiến tế. Chúng phải là những con vật khỏe mạnh và sẽ được quyết định dựa theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Trong dịp này, n

Sau khi giết chết những con vật đáng thương, người dân sẽ chia thịt của chúng ra làm 3 phần: 1 phần mang về nhà thưởng thức, 1 phần khác tặng người thân và phần còn lại để chia cho những người nghèo. Eid Al-Adha nằm trong số ba lễ hội giết nhiều thú vật nhất trên thế giới tính theo số lượng thú vật bị "khai tử". Vào mỗi dịp lễ hội, có khoảng 100 triệu con vật bị giết bao gồm: cừu, dê, lạc đà. Riêng tại Pakistan, quốc gia này đã thống kê mỗi năm trong dịp lễ hội Eid Al-Adha ở nước này tiêu thụ khoảng 10 triệu vật nuôi, ước tính giá trị lên đến hơn 3 tỉ USD.

Các loài

Trong đạo Hồi, một số động vật được đề cập đến trong các Kinh sách, lời răn và quan niệm của các tín đồ như:

Con bò

Những con bò đang chuẩn bị tập trung cho lễ Hajj

Con (Baqarah) được dành một dung lượng khá dài trong Kinh Koran dành đề cập đến chúng với ý niệm về con bê đỏ (Al-Baqarah; البقرة). Cả Do Thái giáo, Ki-tôHồi giáo đều trân quý con bò và cho rằng có quan hệ với Đấng toàn năng với những cái tên khác nhau: Elohim (אֱלֹהִים/'ĕlōhîm), Jehovah, Allah nhưng tất cả đều bắt nguồn từ thần EL. Các âm I trong tiếng Ả rập biến thành âm E trong tiếng Hebrew theo đó Il là El (אֵל) tức Bò thần. Trong ngôn ngữ Ả rập, người ta không gọi Thượng đế IL (tức El) trống không mà thường thêm mạo tự Ah ở sau danh từ Il (ʾlh). Do đó, tên của Il trở thành Illah (Il+'ah'). Do biến chuyển ngôn ngữ, Thần bò Il thành Illah trong tiếng Ả rập và Allah trong ngôn ngữ Tây phương.

Tên gọi Chân chủ là Allah có căn ngữ theo từ nguyên bắt nguồn từ Babylon. Chính cái căn ngữ này đã nối kết cả ba tôn giáo Do Thái, Ki tô và Hồi giáo[4]. Những người Ki tô giáo đầu tiên đã gọi Jesus là Emmanu-El có nghĩa là "Thượng đế El ở cùng chúng ta". El trong tiếng Ả rập luôn đi theo với mạo tự "ah" trở thành Il-ah và cuối cùng khi chuyển sang Anh ngữ đã trở thành "Allah"[5]. Con bò trong Kinh Coran được gọi là Al-Baqara hay Sūrat al-Baqarah (سورة البقرة) được nhắc đến một chương dài nhất trong kinh Koran[6].

Chính Do Thái giáo và Ki tô giáo đã vay mượn ý niệm do sự biến thể của "Allah" là El (Il) là Chân chủ của đa thần giáo Ả-rập: "Il-ah" hoặc Allah là Chân chủ tối cao của bán đảo Ả rập Đa thần giáo. Đối với những người Babylon thì Ngài là Il và sau đó Ngài được biết đến bởi người Do Thái với tên của Ngài là El. Những người ở miền Nam bán đảo Ả rập tôn thờ Ngài dưới danh hiệu Illah và người Bedouin lại gọi ngài là Allah. Thượng đế của Do thái giáo và Ki tô giáo đã phát sinh từ sự biến dạng của Allah (Il/El) tức Thượng đế của tất cả các đạo Độc thần. Muhammad và các tín đồ Hồi giáo chấp nhận danh từ Allah để gọi Thượng đế, mặc dầu danh từ này là biến thể của tên gọi Bò Thần El, Thượng đế đã hiện thân thành một con bò đực.

Muhammad đã chỉ trích người Do Thái trong kinh Koran tại chương 4, câu 153: "Những tín đồ của các sách Kinh thánh [tức dân Do thái] đòi hỏi phải đưa cho họ một cuốn sách mang từ trên nước trời xuống, nhưng rồi họ đã tôn thờ con bò vàng thay vì thờ Thượng đế. Những người của các sách Thánh kinh (Những tín đồ của Kinh Thánh) đã thờ con bò thay vì thờ Thiên Chúa, mặc dầu Thiên Chúa đã tỏ cho biết nhiều dấu hiệu về Ngài. Nhưng Chúa đã tha thứ cho họ tội này và đã ban cho Maisen thẩm quyền cai trị" (Kinh Koran 4:153/ Sutra 4, verse 153). Do chuyện trên trong Cựu Ước Do Thái, Muhammad đã kết tội dân Do Thái là những kẻ thờ bò thay vì thờ Chúa. Ông tôn trọng Maisen trong việc cấm thờ ảnh tượng và ông tin là Thượng đế đã cho Maisen thẩm quyền cai trị.

Sự việc thờ phượng của con Bê Vàng được thuật lại trong Kinh Qur'an và các văn học Hồi giáo khác. Kinh Qur'an kể rằng sau khi họ từ chối đi vào vùng đất hứa, Thiên Chúa đã ấn định rằng đó là hình phạt mà người Do Thái sẽ phải lang thang trong 40 năm. Trong thời gian này, Môise đã hướng dẫn người Israel rằng Aaron (Harun) đã dẫn dắt họ. Dân Do Thái đã trở nên bồn chồn, vì Môi-se đã không trở lại với họ, và sau ba mươi ngày, người Qur'an tên Samiri đã gây nghi ngờ trong người Do Thái. Samiri tuyên bố rằng Môise đã lìa bỏ dân Do Thái và ra lệnh cho những người theo ông trong số người Do Thái đốt lửa và mang cho ông tất cả đồ trang sức và đồ trang sức bằng vàng mà họ có[7] Samiri đã biến vàng thành một con bê vàng cùng với bụi mà thiên sứ Gabriel đã cướp đoạt, mà ông tuyên bố là Thiên Chúa của Môise và Thiên Chúa đã dẫn họ ra khỏi Ai Cập[8].

Giết mổ bò trong Korban ở Mã Lai

Có một sự tương phản rõ nét giữa Kinh Koran và các sách Kinh thánh về hành động của tiên tri A-rôn. Kinh Qur'an đề cập đến việc A-ron đã cố gắng hướng dẫn và cảnh báo mọi người thờ phụng Bê vàng. Tuy nhiên, người Do Thái từ chối ngừng lại cho đến khi Môi-Se đã trở lại[9]. Thiên Chúa đã báo tin cho Moses rằng Ngài đã thử những người Do thái khi ông vắng mặt và họ đã thất bại bằng cách thờ cúng con Bê vàng. Trở lại với dân Y-sơ-ra-ên trong cơn nóng giận dữ dội, Môi-se hỏi A-rôn rằng tại sao ông không ngăn cản người Do Thái khi ông nhìn thấy họ thờ cúng con Bê vàng.

Kinh Qur'an cho biết Aaron đã nói rằng anh ta đã không hành động vì sợ rằng Moses sẽ đổ lỗi cho anh ta vì đã gây chia rẽ trong số các người Do Thái. Moses nhận ra tình trạng bất lực của mình trong tình hình, và cả hai đều cầu nguyện với Chúa để được tha thứ (Kinh Koran 7: 150-151). Sau đó, Moses đã thẩm vấn Samiri về việc tạo ra con bê vàng. Samiri biện minh cho hành động của mình bằng cách đổ hô cho Gabriel đã gợi ý nó với ông. Moses thông báo với ông rằng ông sẽ bị trục xuất và họ sẽ đốt con bê vàng và quang tro bụi của nó xuống biển. Môi-se đã ra lệnh cho bảy mươi vị đại diện để ăn năn với Chúa và cầu nguyện cho sự tha thứ[10]

Đoàn lê dân đi cùng với Môsê đến Núi Sinai, nơi họ chứng kiến sự giao ước giữa ông và Đức Chúa Trời, nhưng không chịu tin cho đến khi họ chứng kiến trước mặt Đức Chúa Trời. Là hình phạt, Thiên Chúa đã tấn công các đại biểu bằng sét đánh và giết họ bằng một trận động đất mạnh[11]. Môi-se cầu nguyện với Đức Chúa Trời vì sự tha thứ của họ. Đức Chúa Trời tha thứ và phục sinh họ và họ tiếp tục hành trình. Theo quan điểm Hồi giáo, tội lỗi của những người thờ bò đã trốn tránh (tiếng Ả Rập: شرك) tội lỗi của sự thờ hình tượng hoặc chủ nghĩa đa thần. Điều này không phù hợp với sự chỉ dẫn của Thượng đế (Thánh Allah) thông qua những dấu hiệu của mình.

Tại Ấn Độ, vấn đề giết mổ bò rất phức tạp vì gây mâu thuẫn giữa cộng đồng Ấn Giáo và Hồi giáo ở đây, với lệnh cấm giết mổ trâu bò, Chính phủ muốn lấy lòng người Hindu và gây phiền toái cho tín đồ Hồi giáo. Tiểu bang Maharashtra miền Tây Ấn Độ, lệnh cấm tiêu thụ thịt bò bị những người liên quan đến ngành kinh doanh này, đa số là người Hồi giáo, đả kích kịch liệt cho rằng lệnh cấm sẽ làm cho hàng chục ngàn người thất nghiệp. Với những người theo đạo Hồi đang kiểm soát phần lớn ngành mua bán thịt bò, lệnh cấm có phần mang âm hưởng chính trị khi nó trở thành một vấn đề chia rẽ giữa các nhóm theo Ấn giáo và các nhóm theo Hồi giáo. Những người theo đạo Hindu tôn thờ bò nhưng không bị cấm ăn thịt lợn, trong khi cộng đồng Hồi giáo không thể ăn thịt lợn nhưng vẫn có thể tiêu thụ thịt bò.

Vào tháng 6 năm 2016, hai người đàn ông Hồi giáo đã bị một tổ chức bảo vệ loài bò của người Hindu bắt ăn phân bò như hình phạt dành cho hành vi bị cáo buộc là vận chuyển thịt bò do phạm tội vận chuyển thịt bò sang bang Haryana ở phía bắc. Ngay lập tức, cộng đồng Hồi giáo đã dậy sóng vì hành vi trên và tạo nên nhiều cuộc tranh cãi, xung đột về vai trò của loài bò trong xã hội Ấn Độ. Một người đàn ông theo đạo Hồi bị một đám đông đánh cho đến chết tại một thị trấn nhỏ cách New Delhi một tiếng chạy xe vì người ta đồn rằng anh đã giết và ăn thịt một con bò, họ tin rằng người này tham gia buôn lậu gia súc. Ba người chết chỉ trong vòng ba tuần. Một số cộng đồng, đặc biệt là người Hindu ở tầng lớp thấp cùng hàng triệu tín đồ Hồi giáo và Cơ đốc giáo, ăn thịt bò và trâu.

Con ngựa

Bạch mã Al-Buraq

Ngựa cũng được coi trọng trong đạo Hồi. Cư dân Hồi giáo ở Đông Nam Á có tục thờ ngựa, họ coi ngựa là con vật linh thiêng và có những quan niệm tốt đẹp về ngựa, họ coi ngựa là con vật linh thiêng của mỗi gia đình và có thờ ngựa. Trong đạo Hồi còn có nói đến con ngựa Al-Buraq (الْبُرَاق al-Burāq) theo truyền thuyết của đạo Hồi, Al-Buraq có lông màu trắng, đôi cánh mọc ở thân và đôi khi được mô tả mang khuôn mặt người, có đầu là khuôn mặt của một thanh niên đẹp trai, tuấn tú, và có đôi tai rất to, có thể nghe được âm thanh từ xa. Al-Buraq là chiến mã, là phương tiện di chuyển của các nhà tiên tri.

Cái tên Al-Buraq bắt nguồn từ tiếng Arab trong đó "buraq" có nghĩa là "tia chớp". Câu chuyện nổi tiếng nhất liên quan đến loài ngựa này được ghi chép trong kinh Quran. Nhà tiên tri Muhammad cùng với thiên thần Jibril (Grabiel) đã cưỡi chúng từ thánh địa Mecca tới Jerusalem, sau đó lên thiên đường chuyện trò với thánh Allah trong "Cuộc du hành ban đêm". Linh vật này rất được sùng bái tại khu vực Tây Nam Á (gồm vùng núi Caucasus, bán đảo Ả Rập, các sơn nguyên Tiểu Á, Armenia, Iran) và một số quốc gia còn chọn chúng trong biểu tượng huy hiệu.

Con cừu

Một cái đầu cừu hiến tế

Cừu đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các tôn giáo khởi thủy từ Abraham gắn liền với các nhân vật như Abraham, Isaac, Jacob, Moses, Đa-vít và các tiên tri Hồi giáo Muhammad là tất cả các mục đồng. Theo những câu chuyện Kinh Thánh về Isaac có một con cừu đực (cừu đực) như là sự hy sinh như một sự thế mạng cho Isaac sau khi một thiên thần giữ lấy tay của Abraham (điều này còn ảnh hưởng đến truyền thống Hồi giáo, Abraham sắp hy sinh Ishmael). Lễ hội Eid al-Adha là một lễ hội hàng năm lớn trong Hồi giáo trong đó cừu được hiến tế nhớ đến hành động này[12][13]. Cừu cũng đôi khi hy sinh để kỷ niệm sự kiện tôn giáo quan trọng trong nền văn hóa Hồi giáo[14].

Con chó

Đối với con chó (كَـلـب/kalb), tại nhiều quốc gia theo Hồi giáo, việc giết chó làm thịt và ăn thịt chó bị coi là kinh tởm và bị cấm. Đạo Hồi biến con chó thành hình ảnh của tất cả những gì xấu xa đê tiện nhất trong thế gian. Theo Shabestari, quyến luyến với cõi trần thế, tức là tự đồng hoá mình với con chó ăn xác chết. Chó là biểu tượng của sự tham lam, sự phàm ăn là sự cùng tồn tại của chó và thiên thần là không thể có được.

Tuy nhiên, theo các truyền thuyết đạo Hồi, con chó có đến 52 thuộc tính, trong đó một nửa là thánh thiện, một nửa là quái ác. Chẳng hạn, nó thức tỉnh, nó kiên nhẫn, nó không cắn chủ hay sủa chống lại bọn thư lại. Tính trung thành của nó được ca ngợi: Khi không có anh em, chó là đứa em của người ấy. Trái tim chó đập hoà nhịp với trái tim chủ nó[15]. Một số giống chó được người Hồi giáo coi trọng như Saluki hay Sloughi vì gắn bó với con người. Người Bedouin thường có chăn để ủ ấm cho con chó của mình để chống lại cái lạnh của sa mạc vào ban đêm.

Con lợn

Lợn bị coi là loài vật ô uế (tiếng Ả rập: Najis/نجس) và bị cấm ăn trong Luật Hồi giáo, trong đạo Hồi thì thịt lợn là loại thức ăn cấm kị (Haram). Người theo đạo Hồi kiêng thịt lợn vì chúng bị coi là loại thực phẩm không sạch cho cơ thể chứ không phải đạo Hồi thờ con lợn nên ăn thịt lợn như một số hiểu lầm. Trong quyển Kinh Quran của người theo đạo Hồi đã viết rất rõ một số loại thực phẩm không được sử dụng và thịt lợn là một trong số đó. Mặc dù vậy, Kinh Quran cũng ghi rõ người theo đạo Hồi có thể ăn thịt lợn trong trường hợp sắp chết đói và chẳng có thực phẩm khác ngoài thịt lợn[cần dẫn nguồn].

Kinh Koran có nêu về điều răn: "Đấng Chân chủ chỉ cấm các ngươi ăn xác chết, máu, thịt lợn, và những thứ đã được cúng tế cho kẻ khác ngoài Allah" (Al Baqara 2:173). "Hãy nói: Trong những điều đã được khải thị truyền dạy, ta không thấy luật cấm ăn mọi thứ, ngoại trừ xác chết, máu tuơi hoặc thịt lợn, bởi vì đó là vật ô uế; hay thực phẩm không hợp quy, hay đã bị cúng tế cho ai khác ngoài Allah" (Al-'An`ām 6:145). Ngoài ra trong King đạo Hồi còn có đoạn: Và thịt lợn, vì nó có móng nhưng không không thuộc loài nhai lại, nó là vật ô uế. Vì thế không được ăn thịt chúng, hay chạm vào xác chết của chúng" (Deuteronomy 14:8).

Việc cấm ăn thịt lợn, có nhiều cách giải thích khác nhau, tuy nhiên tín đồ Hồi giáo thường giải thích quy định này một cách khá đơn giản và dễ hiểu do lợn là động vật ăn tạp, ăn tất cả những gì người ta đổ vào máng, vì vậy lợn không thể có dòng máu trong sạch như những động vật ăn cỏ và ăn thịt lợn con người sẽ bị nhiễm bẩn[2]. Vào thời hiện đại, các học giả Hồi giáo tiếp tục củng cố quy định cấm ăn thịt lợn bằng các chứng cứ khoa học, như việc thịt lợn là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các loại giun trong đường ruột. Thịt lợn có quá nhiều mỡ, quá nhiều chất béo, lợn là loài ăn quá tạp nên chứa nhiều chất độc cũng như vi khuẩn. Lợn là loài không có tuyến mồ hôi, khiến các mầm bệnh lưu trữ và phát triển trong các mô mỡ, máu và thịt của chúng.

Con lợn ô uế hơn các gia súc khác là vì hệ tiêu hóa của lợn hoạt động với tốc độ nhanh so với những loại gia súc khác, chúng ăn tạp và phàm nhưng chỉ mất 4 tiếng để tiêu hóa trong khi bò mất tới 24 tiếng, vì thế quá trình bài tiết độc tố của lợn cũng ngắn và kém hiệu quả hơn rất nhiều. Môi trường sống của lợn cũng không sạch sẽ nên thịt của chúng bị coi là dễ nhiễm các loại bệnh cho con người, ăn thịt lợn khiến con người dễ nhiễm các loại giun sán, những ký sinh trùng này khó diệt[16]. Ngoài ra, về bản năng tình dục của loài lợn khá tạp nham, trong các gia súc, đây là loài động vật có xu huớng trao đổi bạn tình như một thuộc tính cố hữu, về mặt đạo đức thì hành động này không thể chấp nhận trong đạo Hồi và các học giả đạo Hồi tin rằng một phần tính cách của con người sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn[17].

Loài khác

  • Con mèo là loài vật được trân quý. Dù ở đạo Hồi tuy không có động vật thần thánh nào, nhưng một vài quyển sách đã ghi lại rằng nhà tiên tri Muhammad có nuôi một con mèo cưng tên là Muezza (معزة/Muʿizza)[18] Thánh yêu mèo đến mức "Người thà không mặc áo khoác còn hơn là làm phiền một con mèo đang ngủ trên chiếc áo".[19].
  • Con Sư tử (أَسـد/Asad): Sư tử đóng vai trò quan trọng trong Hồi giáo và cả văn hóa Ả rập. Về mặt tôn giáo, Sư tử là loài biểu tượng cho ý chí của Chúa trời với câu cửa miệng "Asad Allāh" (tiếng Ả rập: أَسـد الله có nghĩa là: "Sư tử của Chúa Trời") và "Asad aṣ-Ṣaḥrā" (tiếng Ả rập: أَسـد الـصّـحـراء, "Sư tử của sa mạc" với hàm nghĩa như là chúa tể sa mạc hay dã thú chi vương-chúa sơn lâm). Nó đôi khi được đồng nhất với dã thú/thú dữ hoặc thợ săn (قَـسـوَرَة/Qaswarah). Sư tử còn là biểu tượng cho sự can trường và dũng cảm. Nhiều người dân Hồi giáo và người Ảrập khi đặt tên đều có yếu tố Asad trong tên gọi của mình, ví dụ như Bashar al-Assad hoặc người anh hùng có biệt danh Sư tử sa mạcOmar Mukhtar.
  • Con sói (ذِئـب/Dhi'b): Nhìn chung con sói không phải là điềm tốt trong đạo Hồi vì chúng tượng trưng cho sự hung dữ. Quốc huy của lực lượng ly khai ở Chechnya mang hình con chó sói, vì chó sói (borz) là Chechnya (hoặc Ichkerian) hiện thân quốc gia của quốc gia thế tục. Những người Hồi giáo đã gỡ bỏ nó và chế độ cầm quyền Nga gỡ bỏ nó hoàn toàn, nhưng chính phủ lưu vong vẫn sử dụng, nhưng những người Chechnya được cho là biểu tượng khác nhau về những truyền thuyết về tổ tiên của họ được nuôi dưỡng bởi một con sói mẹ. Dòng khẩu hiệu nổi tiếng nhất là các thành viên của dân tộc Chechnya là "tự do và bình đẳng như những con sói".
  • Con lừa (حُـمُـر/Humur) hoặc lừa nhà hoặc lừa hoang (حِـمَـار/Ḥimār) được nhắc đến trong Kinh sách với điển tích sự bỏ chạy khỏi thú dữ (قَـسـوَرَة/qaswarah), ngụ ý chỉ trích của những người không nghe những lời dạy của tiên tri Muhammad, chẳng hạn như quyên góp của cải cho những người nghèo hơn.
Biểu tượng hổ được ký họa bằng thư pháp Ả rập
  • Con hổ (نمر/Namur) là loài vật tượng trưng cho sự hung dữ.
  • Con báo (نَـمِـر/Namir) là loài vật tượng trưng cho sự hung dữ.
  • Con lạc đà cái (Nāqat) là con vật của Saleh, lạc đà cũng được Hồi giáo liệt vào danh sách cấm ăn thịt (Haram).
  • Con voi (fīl) cũng được nhắc đến trong Kinh thánh Hồi giáo.
  • Chim đầu rìu (Hud-hud) là loài vật được nhắc đến với ý nghĩa là một trong những loài bị cấm ăn.
  • Con hay cá voi (نُـون/Nūn) được nhắc đến trong Jonah.
  • Con ong mật chúa (Nahli) chỉ về những sản phẩm mật ong của chúng.
  • Con nhện cái (Ankabut) thường được ví von về nơi ở mỏng manh của chúng. Người Hồi giáo quan niệm việc giết chết một con nhện là một sự tội lỗi.
  • Con bọ cạp bị người Hồi giáo coi là hiện thân của ma quỷ. Điều này xuất phát một phần từ các loài bọ cạp độc thường sống ở vùng Trung Đông, Bắc Phi thường xuyên gây ra những cái chết cho con người thông qua những cú chích đốt.
  • Con kiến cái (Namlah) cũng được nhắc đến trong Kinh sách Hồi giáo.
  • Con mãnh thú địa cầu (دَابَّـة الْأَرْض/Dābbat al-Arḍ) mô tả về một sinh vật huyền thoại của người Hồi giáo, không chỉ rõ là loài vật nào nhưng những miêu tả qua tranh ảnh thì nó là động vật có bốn chân.
  • Con gà: Vì tiếng gáy mà ý nghĩa của gà được nhà tiên tri Mohammad nâng lên tầm vũ trụ "Trong những vật Thượng đế tạo ra, có mỗi gà trống là mào ở dưới Ngai Chúa, mông đạp đất hạ giới, cánh vỗ trong không trung. Khi hai phần ba đêm đã qua và chỉ còn lại một phần ba, nó vỗ cánh rồi nói: Hãy ngợi ca vị chúa tể vô vàn thánh thiện, xứng đáng được ca tụng và được tôn thờ mà không có gì có thể đứng bên cạnh Ngài. Khi ấy, tất cả chim muông vỗ cánh và tất cả các gà trống hát ca".

Chú thích

  1. ^ a b Người Ả Rập ở Việt Nam - kỳ 7: Người phụ nữ Việt mang tên Ả Rập
  2. ^ a b c “Thực phẩm Halal của người Hồi giáo”. Truy cập 15 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ a b “Chuyện ít biết về cộng đồng Hồi giáo tại Hà Nội”. VietNamNet. Truy cập 15 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ Glinert Modern Hebrew: An Essential Grammar Routledge p14 section 13 "(b) Agreement "
  5. ^ K. van der Toorn, Bob Becking, Pieter Willem van der Horst (eds), Dictionary of deities and demons in the Bible (revised 2nd edition, Brill, 1999) ISBN 90-04-11119-0, p. 274, 352-3
  6. ^ Salwa M. S. El - Awa, Introduction to Textual Relations in Qur'an, pg. 1. Part of the Routledge Studies in the Qur'an series. Luân Đôn: Routledge, 2005. ISBN 9781134227471
  7. ^ M. Th Houtsma. First encyclopaedia of Islam: 1913-1936. tr. 136.
  8. ^ Abdul-Sahib Al-Hasani Al-'amili. The Prophets, Their Lives and Their Stories. tr. 354.
  9. ^ IslamKotob, Sayyed Abul Hasan Ali Nadwi. Stories of the Prophets - قصص الانبياء. tr. 115.
  10. ^ IslamKotob, Sayyed Abul Hasan Ali Nadwi. Stories of the Prophets - قصص الانبياء. tr. 113.
  11. ^ Iftikhar Ahmed Mehar. Al-Islam: Inception to Conclusion. tr. 123.
  12. ^ “Eid ul Adha (10 Dhul-Hijja) - the festival of sacrifice”. BBC. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2008.
  13. ^ “Eid Festival Around The World - Graphic photos”. Sweetness & Light. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2008.
  14. ^ Robertson, Cambpell (13 tháng 8 năm 0200). “Bloody Blessing Goes Unnoticed”. The New York Times. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2008.
  15. ^ “Con chó trong các nền Văn hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017.
  16. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên cafebiz.vn
  17. ^ Vì sao người Hồi giáo không ăn thịt lợn?
  18. ^ Geyer, Georgie Anne (2004). When Cats Reigned Like Kings: On the Trail of the Sacred Cats. Kansas City, Missouri: Andrews McMeel. ISBN 0740746979.
  19. ^ Minou Reeves (2000). Muhammad in Europe. New York University (NYU) Press. tr. 52. ISBN 0814775330.

Xem thêm

Read other articles:

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (يوليو 2021) جوزيف نور رحمن (بالبنغالية: জোসেফ নূর রহমান)‏  معلومات شخصية الميلاد 25 ديسمبر 1986 (العمر 36 سنة)أوبسالا  الطول 1.80 م (5 قدم 11 بوصة) مركز اللعب مُ

 

Памятники истории и культуры местного значения города Алма-Аты — отдельные постройки, здания и сооружения с исторически сложившимися территориями указанных построек, зданий и сооружений, мемориальные дома, кварталы, некрополи, мавзолеи и отдельные захоронения, произ

 

This article is about Chairman of the Constitutional Court of Russia. It is not to be confused with Chairman (Chief Justice) of the Supreme Court of Russia. Chairman of the Constitutional Court of RussiaCoat of Arms of RussiaIncumbentValery Zorkinsince 21 February 2003Constitutional Court of RussiaTypePresiding judgeMember ofJudiciary of RussiaSeatSaint PetersburgNominatorPresident of RussiaAppointerFederation CouncilTerm length6 years, without terms limitsConstituting instrumentConstitu...

Dieser Artikel behandelt den Ort Pajala; zu weiteren Bedeutungen siehe Pajala (Begriffsklärung). Pajala Pajala Staat: Schweden Schweden Provinz (län): Norrbottens län Historische Provinz (landskap): Norrbotten Gemeinde (kommun): Pajala Koordinaten: 67° 13′ N, 23° 22′ O67.21333333333323.368055555556Koordinaten: 67° 13′ N, 23° 22′ O SCB-Code: 8780 Status: Tätort Einwohner: 2032 (31. Dezember 2015)[1] Fläch...

 

Pour les morts de la Première Guerre mondiale, voir Pertes humaines de la Première Guerre mondiale. Pertes humaines de la Seconde Guerre mondiale par pays. Soldats soviétiques tués à Kholm en janvier 1942. Avec près de 26 millions de morts, l'Union soviétique a payé le tribut humain le plus élevé de la Seconde Guerre mondiale. La Seconde Guerre mondiale fut le conflit le plus meurtrier de l'Histoire avec plus de 60 millions de morts soit 2,5 % de la population mondiale de l'ép...

 

Belagerung von Magdeburg Teil von: Schwedischer Krieg, Dreißigjähriger Krieg Kupferstich von D. Manasser, 1632 Datum 10. Maijul. / 20. Mai 1631greg. Ort Magdeburg, Erzbistum Magdeburg Ausgang Vernichtung der Stadt Konfliktparteien Katholische Liga protestantisches Magdeburg Befehlshaber Johann T’Serclaes von Tilly, Gottfried Heinrich Graf zu Pappenheim Dietrich von Falkenberg † Truppenstärke 24.000 2.400 Verluste unbekannt 25.000 Einwohner Die Magdeburger Hochzeit (auch ...

Número Europeu de Emergência O 112 (também conhecido por SOS 112) é o Número Único Europeu de Emergência da União Europeia. O Número Europeu de Emergência 112 foi criado em 1991 e desde 2008 passou a ser o único número de emergência que pode ser usado de qualquer telefone fixo, móvel ou telefone público para aceder gratuitamente aos serviços de emergência em qualquer país da União Europeia. A chamada para o 112 é atendida de imediato pelos centros de emergência que aciona...

 

Local government area in Victoria, AustraliaShire of CorioVictoriaLocation in VictoriaPopulation57,720 (1992)[1] • Density81.912/km2 (212.151/sq mi)Established1861Area704.66 km2 (272.1 sq mi)Council seatGeelong NorthRegionBarwon South WestCountyGrant LGAs around Shire of Corio: Ballan Bacchus Marsh Werribee Bannockburn Shire of Corio Werribee Bannockburn Geelong Corio Bay The Shire of Corio was a local government area located between Geelong and Werribe...

 

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (مايو 2017) نيت لينهارت معلومات شخصية الميلاد 14 نوفمبر 1986 (العمر 37 سنة)غاهانا الطول 6 قدم 7 بوصة (2.0 م) مركز اللعب لاعب هجوم صغير الجسم  الجنسية  الولايات المتحد...

This is a list of the competitive honours won by county cricket clubs in England and Wales. It lists every club to have won any of the five domestic trophies. These honours consist of the County Championship, the Royal London One-Day Cup, the Friends Provident Trophy, the Benson & Hedges Cup and the T20 Blast and their various former incarnations. The County Championship's first season was 1890,[1] and was the sole competition in county cricket for more than seventy years. The com...

 

Comic book team from DC Comics/Wildstorm For other uses, see Team One (advertising agency). This article does not cite any sources. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Team One – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (December 2009) (Learn how and when to remove this template message) Team OneTeam One: Stormwatch #1 & Team One: WildC.A.T.S #1P...

 

2012 first-person shooter game 2012 video gameThe Darkness IICover art featuring protagonist Jackie EstacadoDeveloper(s)Digital ExtremesPublisher(s)2KDirector(s)Sheldon CarterProducer(s)Dave KudirkaDesigner(s)Tom GaltProgrammer(s)Glen MinerDarryl BaldockArtist(s)Mat TremblayWriter(s)Paul JenkinsComposer(s)Tim WynnSeriesThe DarknessEngineEvolutionPlatform(s)Microsoft WindowsPlayStation 3Xbox 360Mac OS XReleaseNA: February 7, 2012PAL: February 10, 2012JP: December 18, 2012OS XWW: April 18, 2012...

Town in Bavaria, GermanyWasserburg am Inn TownWasserburg am Inn Coat of armsLocation of Wasserburg am Inn within Rosenheim district Wasserburg am Inn Show map of GermanyWasserburg am Inn Show map of BavariaCoordinates: 48°03.7′N 12°14.0′E / 48.0617°N 12.2333°E / 48.0617; 12.2333CountryGermanyStateBavariaAdmin. regionOberbayern DistrictRosenheim Government • Mayor (2020–26) Michael Kölbl[1] (SPD)Area • Total18.80 km2 (...

 

Japanese anime television series Shinobi no IttokiKey visual忍の一時Created byDMM PicturesTroyca Anime television seriesDirected byShuu WatanabeProduced byToshiyuki NaganoWritten byMinato TakanoMusic byTOMISIROStudioTroycaLicensed byCrunchyrollOriginal networkTokyo MX, AT-X, BS AsahiOriginal run October 4, 2022 – December 20, 2022Episodes12 Shinobi no Ittoki (Japanese: 忍の一時, lit. 'Ittoki the Shinobi') is an original Japanese anime televisi...

 

The MonsterAdventureland (Iowa)LocationAdventureland (Iowa)Coordinates41°39′07″N 93°30′05″W / 41.651820°N 93.501448°W / 41.651820; -93.501448StatusOperatingOpening dateJune 4, 2016 (June 4, 2016)Cost$9 millionReplacedRiver Rapids Log FlumeGeneral statisticsTypeSteelManufacturerGerstlauerModelInfinity CoasterTrack layoutInfinity Coaster - CustomLift/launch systemVertical Chain Lift HillHeight40.6 m (133 ft)Length762 m (2,500 ft)Speed...

George Washington DeLong Retrato justo antes de partir de San Francisco (1879)Información personalNacimiento 22 de agosto de 1844Nueva York, Estados UnidosFallecimiento 31 de octubre de 1881)Siberia, RusiaSepultura Cementerio Woodlawn Nacionalidad Estados UnidosFamiliaCónyuge Emma Wotton De Long EducaciónEducado en Academia Naval de los Estados Unidos Información profesionalOcupación Oficial naval y explorador del ÁrticoRama militar Armada de los Estados Unidos Rango militar Lieutenant ...

 

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: List of Amish and their descendants – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (June 2023) (Learn how and when to remove this template message) Lists of Americans By US state By ethnicity or nationality Afghan African Americans African-American Jews Albanian...

 

W&W

W&W / NWYR Willem van Hanegem (Izquierda) y Ward van der Harst (Derecha) en 2017.Datos generalesOrigen Breda, Países BajosEstado ActivoInformación artísticaOtros nombres NWYR (New Year)Género(s) Como NWYR (New Year): Tech Trance Trance Progressive Trance Big Room Trance Psytrance Cómo W&W (WandW):Big Room House Progressive House Electro House House Trap Hardstyle Happy HardcorePeríodo de actividad como W&W 2007 – Presente como NWYR 2017 - PresenteDiscográfica(s)...

2008 video by RihannaGood Girl Gone Bad LiveVideo by RihannaReleasedJune 9, 2008 (2008-06-09)RecordedDecember 6, 2007 (2007-12-06)VenueManchester Arena (Manchester, England)Genre Dance-pop dancehall R&B Length90 minutesLanguageEnglishLabel Def Jam SRP DirectorPaul CaslinRihanna chronology Good Girl Gone Bad: Reloaded(2008) Good Girl Gone Bad Live(2008) Good Girl Gone Bad: The Remixes(2009) Good Girl Gone Bad Live is the first live long-form video by B...

 

Species of mammal Nilgiri tahr Male (left) Female in Eravikulam National Park Conservation status Endangered (IUCN 3.1)[1] Scientific classification Domain: Eukaryota Kingdom: Animalia Phylum: Chordata Class: Mammalia Order: Artiodactyla Family: Bovidae Subfamily: Caprinae Tribe: Caprini Genus: NilgiritragusRopiquet & Hassanin, 2005 Species: N. hylocrius Binomial name Nilgiritragus hylocrius(Ogilby, 1838) Distribution of Nilgiri tahr Synonyms Hemitragus hylocrius The Nil...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!