Định tuổi bằng carbon-14 (còn gọi là định tuổi bằng carbon phóng xạ hay đơn thuần là định tuổi bằng carbon) là phương pháp lợi dụng các thuộc tính của đồng vị carbon-14 – một đồng vị carbon có tính phóng xạ – nhằm xác định niên đại của các cổ vật có chất liệu hữu cơ.
Phương pháp định tuổi carbon được phát triển bởi Willard Libby tại Đại học Chicago vào những năm 1940. Ông đã dựa điều này trên quan sát rằng, carbon phóng xạ (14 C) liên tục được tạo ra khi các tia vũ trụ tiếp xúc với nitơ trong bầu khí quyển Trái Đất. Các nguyên từ 14 C được tạo ra từ đó lại tiếp tục phản ứng với oxy trong bầu khí quyển để hình thành nên carbon dioxide. Thực vật hấp thụ phân tử có kèm 14 C này thông qua quang hợp, rồi truyền sang động vật khi chúng ăn thực vật. Động vật và thực vật ngừng trao đổi carbon với môi trường bên ngoài khi chúng chết đi, khiến lượng 14 C ban đầu trong cơ thể chúng dần giảm sút đồng thời với quá trình phân rã phóng xạ của 14 C. Điều này nghĩa là từ việc đo đạc lượng 14 C trong một mẫu thực vật hoặc động vật chết, ví dụ như mảnh gỗ hoặc mảnh xương, ta có thể lấy được thông tin về niên đại sống của sinh vật ấy. Ngoài ra, điều này cũng có nghĩa là mẫu vật càng cổ thì lượng 14 C bên trong nó càng ít. Vì thời gian bán rã của 14 C chỉ vào khoảng 5.730 năm, niên đại cổ nhất mà phương pháp này có thể phát hiện là xấp xỉ 50.000 năm trước. Libby đã nhận Giải Nobel Hóa học vào năm 1960 nhờ công trình khoa học cực kỳ quý giá này.
Nền tảng
Lịch sử
Năm 1939, Martin Kamen và Samuel Ruben thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley đã bắt đầu thí nghiệm để xem xét rằng, liệu các nguyên tố thường xuất hiện ở vật chất hữu cơ có sở hữu các đồng vị với chu kỳ bán rã đủ lâu để có thể được vận dụng trong nghiên cứu y sinh hay không. Họ tổng hợp 14 C bằng máy gia tốc cyclotron của phòng thí nghiệm và khám phá ra rằng chu kỳ bán rã của 14 C dài hơn những gì bấy lâu vẫn lầm tưởng.[1]Serge A. Korff, bấy giờ đang công tác tại Viện Franklin ở Philadelphia, ngay sau đó đã suy đoán rằng sự tương tác giữa neutron nhiệt và 14 N ở thượng tầng khí quyển sẽ tạo ra 14 C.[chú thích 1][3][4] Trước đó thì người ta cho rằng sự sản sinh 14 C chủ yếu thông qua tương tác giữa deuteron và 13 C.[1] Trong Thế chiến II, Willard Libby biết được công trình của Korff và nảy ra ý tưởng vận dụng carbon phóng xạ cho việc xác định niên đại.[3][4]
Năm 1945, Libby chuyển tới Đại học Chicago, nơi ông bắt đầu nghiên cứu về phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ. Ông đã xuất bản một bài báo vào năm 1946, đề xuất rằng lượng carbon trong vật sống nhiều khả năng chứa cả 14 C lẫn carbon không phóng xạ.[5][6] Libby và đồng sự tiến hành thu lượm methane từ cống rãnh của khu vực Baltimore, thực hiện làm giàu đồng vị và rốt cuộc đã chứng minh được sự hiện diện của 14 C trong mẫu. Trái lại, methane từ xăng dầu không có hoạt động phóng xạ carbon bởi vì niên đại đã rất cổ. Kết quả được tổng kết trong một bài đăng trên tập san Science vào năm 1947, trong đó các tác giả khẳng định ta có thể xác định được niên đại của các cổ vật mà có chứa carbon bắt nguồn từ chất hữu cơ.[5][7]
Libby và James Arnold đã thử nghiệm lý thuyết định tuổi bằng carbon phóng xạ bằng cách phân tích các mẫu vật mà đã biết niên đại. Ví dụ được họ kiểm tra là các mẫu lấy từ lăng mộ của hai vị vua Ai Cập, Zoser và Sneferu, trước đó đã được định niên đại độc lập về khoảng 2.625 TCN cộng trừ 75 năm; định tuổi lại các mẫu này bằng carbon phóng xạ cho ra kết quả là 2.800 TCN cộng trừ 250 năm. Các kết quả được đăng trên Science vào tháng 12 năm 1949.[8][9][chú thích 2] Trong vòng 11 năm sau phát hiện lớn này, hơn 20 phòng nghiên cứu về định niên đại bằng carbon phóng xạ đã được thành lập trên khắp thế giới.[11] Năm 1960, Libby được trao tặng Giải Nobel Hóa học cho công trình của ông.[5]
Ba đồng vị carbon tồn tại trong tự nhiên; hai đồng vị ổn định không phóng xạ là carbon-12 (12 C) và carbon-13 (13 C), và một đồng vị phóng xạ là carbon-14 (14 C), còn gọi là "carbon phóng xạ/radiocarbon". Chu kỳ bán rã của 14 C (khoảng thời gian mà nửa lượng 14 C bất kỳ phân rã) là tầm 5.730 năm, vì vậy nên nồng độ của nó trong khí quyển sẽ giảm sút sau hàng ngàn năm; song trên thực tế thì 14 C liên tục được tạo ra ở tầng bình lưu và tầng đối lưu thượng nhờ chủ yếu vào các tia vũ trụ và ở mức độ thấp hơn là các tia Mặt Trời.[5][12] Các tia vũ trụ này sinh ra các neutron khi chúng đánh xuyên các nguyên tử nitơ-14 (14 N) trong khí quyển và biến chúng thành 14 C.[5]Phản ứng hạt nhân sau đây sản sinh 14 C:
Một khi được sản sinh, 14 C nhanh chóng kết hợp với (O) khí quyển để tạo nên (CO) trước tiên,[14] rồi trở thành carbon dioxide (CO 2).[15]
14 C + O 2 → 14 CO + O
14 CO + OH → 14 CO 2 + H
Carbon dioxide sản sinh từ cách này sẽ khuếch tán trong khí quyển, hòa tan vào nước đại dương, và được hấp thụ bởi thực vật thông qua quang hợp. Động vật ăn thực vật, và rốt cuộc khiến 14 C lưu truyền trong toàn bộ sinh quyển. Tỉ lệ 14 C so với 12 C tương đương xấp xỉ 1.25 phần 14 C trên 1012 phần 12 C.[16] Ngoài ra, khoảng 1% nguyên tử carbon là đồng vị 13 C ổn định.[5]
Bằng cách phát xạ một hạt beta (tức là một electron, e−) và một electron antineutrino (ν e), một trong những neutron ở hạt nhân của 14 C sẽ biến đổi thành proton và hạt nhân 14 C thì sẽ biến đổi thành đồng vị ổn định (không phóng xạ) 14 N.[18]
Nguyên lí
Khi còn sống, động thực vật tồn tại trong trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh thông qua quá trình trao đổi carbon với khí quyển hoặc thông qua chế độ hấp thụ dinh dưỡng của chúng. Do vậy, lượng 14 C trong chúng có tương quan với lượng 14 C khí quyển, hoặc đối với trường hợp của động thực vật thủy sinh thì là tương quan với lượng 14 C đại dương. Một khi chết đi, động thực vật ngừng hấp thụ 14 C, nhưng lượng 14 C bên trong vẫn bị phân rã dần, dẫn đến sự sụt giảm tỉ lệ 14 C/12 C ở các di vật bắt nguồn từ chúng. Bởi lẽ 14 C phân rã theo mức nhất định, người ta có thể vận dụng tỉ lệ carbon phóng xạ để xác định niên đại của một vật thể vào thời điểm mà nó ngừng trao đổi carbon với môi trường ngoài – mẫu càng cổ thì lượng 14 C sót lại càng ít.[16]
Phương trình biểu diễn tốc độ phân rã của đồng vị phóng xạ là:[5]
trong đó, N0 là số nguyên tử ban đầu của đồng vị (tại thời điểm t = 0), và N là số nguyên tử sót lại sau khoảng thời gian t.[5]λ là một hằng số tùy thuộc vào từng đồng vị; hay chính bằng nghịch đảo của chu kỳ sống trung bình – tức là thời gian tồn tại trung bình hoặc kỳ vọng của một đồng vị trước khi nó trải qua quá trình phân rã.[5] Thời gian sống trung bình, ký hiệu là τ, của 14 C là 8.267 năm,[chú thích 4] vậy nên phương trình trên có thể được viết lại là:[20]
Giả thiết tỉ lệ 14 C/12 C ban đầu trong mẫu ngang bằng tỉ lệ trong khí quyển và kết hợp với thông tin đã có về cỡ mẫu, ta có thể tính toán được tổng số nguyên tử trong mẫu, thu được N0, hay số nguyên tử 14 C trong mẫu gốc. Việc đo lường N, hay số nguyên tử 14 C hiện có trong mẫu, cho phép ta tính ra t, hay niên đại của mẫu, bằng cách áp dụng phương trình bên trên.[16]
^Bài báo của Korff thực ra đề cập đến neutron chậm, một thuật ngữ mà kể từ thời của Korff đã có một ý nghĩa khác, chỉ đến các dãy năng lượng neutron không trùng lặp với neutron nhiệt.[2]
^Một số mẫu gốc mà Libby sử dụng đã được tái kiểm định, và phần lớn kết quả mới, được xuất bản vào năm 2018, đồng thuận với các kết quả mà Libby trước đây đưa ra.[10]
^Sự tương tác giữa các tia vũ trụ, nitơ và oxy dưới bề mặt Trái Đất cũng có thể tạo ra 14 C, và trong một số trường hợp thì 14 C dưới bề mặt có thể di chuyển lên khí quyển. Tuy nhiên, lượng này 14 C chỉ chiếm 0,1% tổng sản lượng.[14]
^Chu kỳ bán rã của 14 C (cũng quyết định thời gian sống trung bình) được ước chừng ở mức 5568 ± 30 năm hồi năm 1952.[19] Mối quan hệ giữa chu kỳ bán rã và chu kỳ sống được thể hiện bằng phương trình:[5]
Aitken, Martin J. (2003). “Radiocarbon dating”. Trong Ellis, Linda (biên tập). Archaeological Method and Theory. New York: Garland Publishing. tr. 505–508.
Bousman, C. Britt; Vierra, Bradley J. (2012). “Chronology, Environmental Setting, and Views of the Terminal Pleistocene and Early Holocene Cultural Transitions in North America”. Trong Bousman, C. Britt; Vierra, Bradley J. (biên tập). From the Pleistocene to the Holocene: Human Organization and Cultural Transformations in Prehistoric North America. College Station, Texas: Texas A&M University Press. tr. 1–15. ISBN978-1-60344-760-7.
Ferronsky, V.I.; Polyakov, V.A. (2012). Isotopes of the Earth's Hydrosphere. New York: Springer. ISBN978-94-007-2855-4.
Killick, David (2014). “Using evidence from natural sciences in archaeology”. Trong Chapman, Robert; Alison, Wylie (biên tập). Material Evidence: Learning From Archaeological Practice. Abingdon, UK: Routledge. tr. 159–172. ISBN978-0-415-83745-3.
L'Annunziata, Michael F.; Kessler, Michael J. (2012). “Liquid scintillation analysis: principles and practice”. Trong L'Annunziata, Michael F. (biên tập). Handbook of Radioactivity Analysis (ấn bản thứ 3). Oxford: Academic Press. tr. 423–573. doi:10.1016/b978-012436603-9/50010-7. ISBN978-0-12-384873-4.
Libby, Willard F. (1965) [1952]. Radiocarbon Dating (ấn bản thứ 2). Chicago: Phoenix.
Mook, W.G.; Waterbolk, H.T. (1985). Handbooks for Archaeologists: No. 3: Radiocarbon Dating. Strasbourg: European Science Foundation. ISBN978-2-903148-44-7.
Post, Wilfred M. (2001). “Carbon cycle”. Trong Goudie, Andrew; Cuff, David J. (biên tập). Encyclopedia of Global Change: Environmental Change and Human Society, Volume 1. Oxford: Oxford University Press. tr. 127–130. ISBN978-0-19-514518-2.
Renfrew, Colin (2014). “Foreword”. Trong Taylor, R.E.; Bar-Yosef, Ofer (biên tập). Radiocarbon Dating. Walnut Creek, California: Left Coast Press. tr. 12–14. ISBN978-1-59874-590-0.
Suess, H.E. (1970). “Bristlecone-pine calibration of the radiocarbon time-scale 5200 B.C. to the present”. Trong Olsson, Ingrid U. (biên tập). Radiocarbon Variations and Absolute Chronology. New York: John Wiley & Sons. tr. 303–311.
Taylor, R.E.; Bar-Yosef, Ofer (2014). Radiocarbon Dating (ấn bản thứ 2). Walnut Creek, California: Left Coast Press. ISBN978-1-59874-590-0.
Terasmae, J. (1984). “Radiocarbon dating: some problems and potential developments”. Trong Mahaney, W.C. (biên tập). Quaternary Dating Methods. Amsterdam: Elsevier. tr. 1–15. ISBN978-0-444-42392-4.
Trumbore, Susan E. (1996). “Applications of accelerator mass spectrometry to soil science”. Trong Boutton, Thomas W.; Yamasaki, Shin-ichi (biên tập). Mass Spectrometry of Soils. New York: Marcel Dekker. tr. 311–340. ISBN978-0-8247-9699-0.
Tsipenyuk, Yuri M. (1997). Nuclear Methods in Science and Technology. Bristol, UK: Institute of Physics Publishing. ISBN978-0750304221.
Tuniz, C.; Zoppi, U.; Barbetti, M. (2004). “Radionuclide dating in archaeology by accelerator mass spectrometry”. Trong Martini, M.; Milazzo, M.; Piacentini, M. (biên tập). Physics Methods in Archaeometry. Amsterdam: IOS Press. tr. 385–405. ISBN978-1-58603-424-5.
Artikel ini tidak memiliki referensi atau sumber tepercaya sehingga isinya tidak bisa dipastikan. Tolong bantu perbaiki artikel ini dengan menambahkan referensi yang layak. Tulisan tanpa sumber dapat dipertanyakan dan dihapus sewaktu-waktu.Cari sumber: Indonesia National Single Window – berita · surat kabar · buku · cendekiawan · JSTOR Indonesia National Single Window (INSW), seperti yang diatur dalam Peraturan Presiden Nomor 10 Tahun 2008, adalah sist...
Offene Bebauung mit Mietshäusern auf einem Stadtplan von 1907. Am Ort der Gärtnerei rechts neben der 25. Bezirksschule befindet sich heute der Pohlandplatz. In der Liste der Kulturdenkmale in Striesen sind alle Kulturdenkmale aufgeführt, die sich in der Gemarkung von Striesen, einem Stadtteil der sächsischen Landeshauptstadt Dresden, befinden. Die Liste orientiert sich an den Angaben des Themenstadtplans der Stadt Dresden, der sämtliche bis Januar 2006 vom Landesamt für Denkmalpflege Sa...
Селище Новий Орач Країна Україна Область Одеська область Район Подільський район Громада Окнянська селищна громада Код КАТОТТГ: Основні дані Засноване — Колишня назва Червоний Орач Площа 0,54 км² Населення 128 Густота 237,04 осіб/км² Поштовий індекс 67902 Телефонний
RAD51D التراكيب المتوفرة بنك بيانات البروتينOrtholog search: PDBe RCSB قائمة رموز معرفات بنك بيانات البروتين 2KZ3 المعرفات الأسماء المستعارة RAD51D, BROVCA4, R51H3, RAD51L3, TRAD, RAD51 paralog D معرفات خارجية الوراثة المندلية البشرية عبر الإنترنت 602954 MGI: MGI:1261809 HomoloGene: 2156 GeneCards: 5892 علم الوجود الجيني الوظيفة الجزيئ
Artikel ini perlu diwikifikasi agar memenuhi standar kualitas Wikipedia. Anda dapat memberikan bantuan berupa penambahan pranala dalam, atau dengan merapikan tata letak dari artikel ini. Untuk keterangan lebih lanjut, klik [tampil] di bagian kanan. Mengganti markah HTML dengan markah wiki bila dimungkinkan. Tambahkan pranala wiki. Bila dirasa perlu, buatlah pautan ke artikel wiki lainnya dengan cara menambahkan [[ dan ]] pada kata yang bersangkutan (lihat WP:LINK untuk keterangan lebih lanjut...
Content specialist charged with managing an institution's collections Not to be confused with Curate. Curator and exhibit designer dress a mannequin for an exhibit. A curator (from Latin: cura, meaning to take care)[1] is a manager or overseer. When working with cultural organizations, a curator is typically a collections curator or an exhibitions curator, and has multifaceted tasks dependent on the particular institution and its mission. The term curator may designate the head of any...
Extant barony in the Peerage of the United Kingdom Baron StrathclydeGules, three bear's heads erased argent, muzzled azure, within a bordure indented or, charged with three mullets of the third, a crescent of the second for differenceCreation date4 May 1955Created byQueen Elizabeth IIPeeragePeerage of the United KingdomFirst holderThomas GalbraithPresent holderThomas Galbraith, 2nd Baron Strathclyde[1]Heir presumptiveHon. Charles GalbraithRemainder toHeirs male of the first baron's bo...
1978 single by the Beach BoysHey Little TomboySingle by the Beach Boysfrom the album M.I.U. Album A-sidePeggy SueReleasedAugust 28, 1978 (1978-08-28)RecordedOctober 1976 (1976-10)–1978 (1978)GenreRockLength2:27Songwriter(s)Brian WilsonProducer(s)Brian WilsonThe Beach Boys singles chronology Honkin' Down the Highway (1977) Hey Little Tomboy (1978) Here Comes the Night (1979) Audio samplefilehelp Hey Little Tomboy is a song by American rock band the Beach Boys fr...
The map of Democratic Republic of Congo from the CIA World Factbook Rape Types Acquaintance rape Campus rape Corrective rape LGBT victims Drug-facilitated rape Date rape Gang rape Genocidal rape Gray rape Live streaming rape Marital rape Prison rape Rape chant Serial rape Statutory rape Unacknowledged rape Rape by deception Effects and motivations Effects and aftermath Pregnancy from rape Rape trauma syndrome Causes Post-assault mistreatment Weinstein effect Sociobiological theories Rape cult...
2010 video game 2010 video gameScott Pilgrim vs. The World: The GameForeground: Scott Pilgrim; Background, upper left: Stephen Stills; Lower left: Kim Pine; bottom: Ramona FlowersDeveloper(s)Ubisoft MontrealUbisoft Chengdu[a]Publisher(s)UbisoftDirector(s)Lei YuProducer(s)Caroline MartinDesigner(s)Jonathan LavigneZhu Bi JiaYan KaiJiang An QiOu Yue SongProgrammer(s)WeiKe ZengArtist(s)Paul RobertsonStéphane BoutinJonathan LavigneJustin CyrJonathan KimMariel CartwrightComposer(s)Anamanag...
Netralitas artikel ini dipertanyakan. Diskusi terkait dapat dibaca pada the halaman pembicaraan. Jangan hapus pesan ini sampai kondisi untuk melakukannya terpenuhi. (Pelajari cara dan kapan saatnya untuk menghapus pesan templat ini) Artikel ini membutuhkan rujukan tambahan agar kualitasnya dapat dipastikan. Mohon bantu kami mengembangkan artikel ini dengan cara menambahkan rujukan ke sumber tepercaya. Pernyataan tak bersumber bisa saja dipertentangkan dan dihapus.Cari sumber: Donald Trum...
Navy of the Fatimid Caliphate Fatimid navyThe Fatimid dynastic colour was white, a colour associated with Shi'ism and in symbolic opposition to Abbasid black. Red and yellow banners were associated with the Fatimid caliph's person.[1]Dates of operation909–1171AllegianceFatimid CaliphateActive regionsMediterranean Sea, Nile, Red SeaIdeologyIsma'ilism, JihadOpponentsByzantine Empire, Abbasid Caliphate, Caliphate of Córdoba, Qarmatians, Republic of Genoa, Republic of VeniceBattle...
Time zone (UTC−04:00) Atlantic Time ZoneTime zone Atlantic Time ZoneUTC offsetASTUTC−04:00ADTUTC−03:00Current time15:38, 7 December 2023 AST [refresh]Observance of DSTDST is observed in parts of this time zone. The Atlantic Time Zone is a geographical region that keeps standard time—called Atlantic Standard Time (AST)—by subtracting four hours from Coordinated Universal Time (UTC), resulting in UTC−04:00. AST is observed in parts of North America and some Caribbean isla...
Kodim 0607/Kota SukabumiLambang Korem 061/SuryakusumaDibentukTahun 1950Negara IndonesiaAliansiKorem 061/SKCabangTNI Angkatan DaratTipe unitKodimPeranSatuan TeritorialBagian dariKodam III/SiliwangiMakodimSukabumiPelindungTentara Nasional IndonesiaMotoSuryakusumaBaret H I J A U Situs webwww.korem061suryakancana.mil.id Komando Distrik Militer 0607/Kota Sukabumi merupakan kesatuan kewilayahan yang berada di bawah komando Korem 061/Surya Kencana yang bertugas menyelenggarakan pembin...
Aeropuerto InternacionalGeneral Rodolfo Sánchez Taboada Aeropuerto Internacional General Rodolfo Sánchez Taboada IATA: MXL OACI: MMML FAA: LocalizaciónUbicación Baja California, MéxicoElevación 23Sirve a MexicaliDetalles del aeropuertoTipo PúblicoOperador Grupo Aeroportuario del PacíficoServicios y conexionesBase para VolarisEstadísticas (2022)Movimiento de pasajeros 1,298,800Ranking en México 15° 2Pistas DirecciónLargoSuperficie10/282,600ConcretoMapa MXL Situación del aeropuerto...