Đại Nam Long tinh

Đại Nam Long tinh bằng vàng.

Đại Nam Long Tinh (chữ Hán: 大南龍星), hay Nam Việt Long bội tinh (chữ Hán: 南越龍佩星),[1] còn được gọi theo tiếng Pháp: L'Ordre du Dragon d'Annam hay L'Ordre du Dragon Vert, tiếng Anh: Order of The Dragon of Annam, là một cơ chế phong thưởng cho triều thần nhà Nguyễnngười Pháp tại Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Cơ chế phong thưởng này dựa trên thể thức phong thưởng Bắc đẩu bội tinh của Pháp với điển lệ hoàng triều nhà Nguyễn do chính phủ bảo hộ đề ra dưới triều vua Đồng Khánh. Các cá nhân được phong thưởng được hợp thành Đại Nam Long Tinh Viện (chữ Nho: 大南龍星院), tương tự như Légion d'honneur của Pháp.

Đại Nam Long Tinh thay thế cho cơ chế phong thưởng Kim Bội, Ngọc Bội trước đó của triều đình trước đây, nhưng triều đình vẫn duy trì ban tặng Tiền thưởng cho người có công trạng như các triều vua trước.

Nguồn gốc

Thiếu tướng Hải quân Nga Konstantin Aleksandrovich Panferov với Đại Nam Long tinh (ngoài cùng bên phải).

Theo điển lệ nhà Nguyễn, các quan lại có công, được triều đình ban thưởng kim khánh hoặc kim tiền để ghi nhận.[2] Sau khi tước bỏ chủ quyền của triều đình Đại Nam bằng Hòa ước Giáp Thân (1884), Bộ trưởng Hải quân Pháp Alexandre Peyron và Đặc sứ Pháp Jules Patenôtre đã thiết kế ra một loại huân chương dành tặng thưởng cho các viên chức có công với thuộc địa mới. Loại huân chương này được gọi là "ordre impérial du Dragon d'Annam", phỏng theo cơ chế của Bắc đẩu bội tinh. Tuy nhiên, mãi sau khi đưa vua Đồng Khánh lên ngôi, chính quyền bảo hộ Bắc và Trung kỳ mới chính thức đặt ra cơ chế bội tinh này ngày 14 tháng 3 năm 1886,[3] với lý do để đánh dấu sự hợp tác giữa triều đình Huế và nước Pháp, hay đúng ra sự can thiệp trực tiếp của chính phủ Bảo hộ vào nội bộ triều chính nhà Nguyễn.[4] Theo mốc thời gian thì cơ chế bội tinh này khai sinh 6 tháng sau khi vua Đồng Khánh được tấn phong hoàng đế dưới sự giám sát của người Pháp. Triều đình Huế sau đó buộc phải chuẩn định cơ chế bội tinh này với vài sửa đổi nhỏ. Về danh nghĩa, bội tinh do toàn quyền Hoàng đế ban cấp.

Mười năm sau, Đại Nam Long tinh được chính phủ Pháp thâu nạp là một trong bảy loại huân chương của thuộc địa.[5] Vì vậy, Đại Nam Long tinh còn được trao tặng cho các quan viên nước ngoài theo đề nghị của chính phủ bảo hộ.[6] Giấy khâm cấp cũng được bổ sung thêm phần tiếng Pháp bên cạnh phần chữ Hán.

Hệ thống cấp bậc

Hệ thống cấp bậc của Đại Nam Long tinh mô phỏng theo Bắc đẩu bội tinh của Pháp[7][8] với 5 cấp bậc, nhưng phân làm 2 ban văn võ với danh xưng riêng biệt:[9]

Hạng Văn ban Võ ban Ghi chú
1
Đệ nhất hạng
Khôi kỳ long tinh Trác dị long tinh 魁奇/卓異
2
Đệ nhị hạng
Chương hiền long tinh Thù huân long tinh 彰賢/殊勳
3
Đệ tam hạng
Biểu đức long tinh Sinh năng long tinh 表德/旌能
4
Đệ tứ hạng
Minh nghĩa long tinh Tưởng trung long tinh 明義/獎忠
5
Đệ ngũ hạng
Gia thiện long tinh Khuyến công long tinh 嘉善/勸功

Mô tả

Bài tròn Long tinh bằng bạc dành cho hạng 1, 2.

Phác thảo ban đầu của Đại Nam Long tinh do chính quyền bảo hộ Bắc Trung kỳ đặt ra có hình vuông, sau được triều đình Huế đổi lại thành hình bầu dục, ở diềm có tia tỏa ra hơi giống hình ngôi sao 8 cánh. Hạng 1 và 2 thì có 16 cánh. Phía trên bài sao, khắc mũ miện hoàng đế (kiểu châu Âu) trang sức hình rồng sắc xanh, có chân cắm ở trên mũ, làm chỗ đeo ngọc. Trong lòng hình bầu dục, khảm bằng men xanh và khắc nổi bốn chữ "Đồng Khánh hoàng đế" (同慶皇帝). Ở bốn bên, khắc nổi hình mặt trời và mây. Quanh mé ngoài hình bầu dục có khảm một đường men màu đỏ; bên mé trong, mé ngoài đường men có viền bằng 2 sợi chỉ vàng.[9][10]

Trừ Long tinh hạng 5 được làm bằng bạc, các hạng 4, 3, 2, 1 đều làm bằng vàng. Các hạng 4, 5 có đường kính rộng 4 cm; từ hạng 3, đường kính là 6 cm.

Kèm theo bội tinh còn có văn bằng (brevet),[11] gọi là giấy khâm cấp. Mẫu giấy khâm cấp, mặt trên vẽ rồng, khắc 4 chữ "Đồng Khánh", khắc ngang 5 chữ "Đại Nam Long tinh Viện" bằng chữ Hán; hai bên vẽ nghi trượng; mặt dưới vẽ hình bội tinh; nội dung viết bằng chữ Hán:

Hàng kế tiếp viết:[12]

"Tại Đại Nam quốc đô thành [tên điện] điện".

Tiếp theo là niên hiệu triều vua và sau cùng là:[9]

"cung duyệt, Lễ bộ Thượng thư ký".

Sử dụng

Bài tròn Đại Nam Long tinh với băng xanh lục viền cam ban cho các quan chức người Pháp.
Đại Nam Long tinh với cuống đeo và hoa tường vi.

Theo quy định, Long tinh 2 hạng 4, 5, đeo bên ngực trái; khác nhau ở hạng 4 có hình hoa tường vi, hạng 5 không có. Hạng 3, dây đeo to hơn, đeo ở cổ, rủ xuống trước ngực. Hạng 2, đeo bài tròn rộng 9 cm, có 8 cánh bằng bạc, giữa khảm ngọc thạch hình bầu dục như hình long tinh, đeo bên ngực phải; đeo thêm 1 Long tinh hạng 4 bên ngực trái. Riêng hạng 1, đeo băng Long tinh trắng có vân, viền cam (vàng sẫm) đối với Võ ban; xanh lục có vân viền cam (vàng sẫm) đối với Văn ban. Kích thước băng đeo giữa rộng 3,3 cm, 2 bên rộng 0,7 cm. Băng đeo từ vai phải xuống nách trái. Long tinh rộng 0,7 cm, đeo chỗ 2 dây băng giáp nhau dưới cánh tay bên trái; ngực trái đeo bài tròn giống hạng 2. Sau năm 1896, băng đeo đổi thành đỏ viền vàng ban cho các quan lại thuộc Nam triều; băng xanh lục viền cam ban cho các quan viên người Pháp.[9]

Chi riêng Hoàng đế được đeo Long tinh đệ nhất hạng, kèm theo 1 Long tinh đệ ngũ hạng; và được đeo tùy ý, miễn là dễ nhìn.[9]

Giải thể và tái lập

Khi sang nhậm chức Tổng sứ Bắc Trung kỳ (résident général de l'Annam et du Tonkin), Paul Bert được vua Đồng Khánh ban thưởng Đại Nam Long tin đệ nhất hạng. Sách Đại Nam thực lục cũng chép, vào cuối năm 1887, theo đề nghị của chính phủ bảo hộ Pháp, cấp Đại Nam Long tinh cho 191 quan viên người Pháp (hạng nhì 14 người; hạng ba 14 người; hạng tư 52 người, hạng năm 111 người) và 16 quan lại người Việt (hạng nhì: Nguyễn Hữu Độ; hạng ba: Nguyễn Trọng HợpĐoàn Văn Hội; hạng tư: Nguyễn Thuật, Hoàng Hữu Thường, Tôn Thất Phiên, Lê Hữu Thường, Nguyễn Chính, Lê Đĩnh, Vũ Văn Báo, Nguyễn Trần Cáp, Nguyễn Khắc Vỹ, Nguyễn Xuân Duẩn, Hồ Lệ, Hồ Đệ, Phạm Hữu Dụng, Cao Xuân Dục, Tôn Thất Hân, Trần Đình Phác; hạng năm: Tạ Tương Lưu trữ 2018-05-11 tại Wayback Machine, Tôn Thất Đề, Đào Thái Hanh). Vua Đồng Khánh thêm 3 người là Nguyễn Thân, Trương Như Cương, Tôn Thất Thế, đổi cấp 2 người Hồ ĐệPhạm Hữu Dụng thành Đào TiếnƯng Quyến.

Đại Nam Long tinh Viện bị giải thể sau khi chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập và hoàng đế Bảo Đại thoái vị.[13] Năm 1950, khi ba nước Đông Dương đổi quy chế thành ba quốc gia trong Liên hiệp Pháp thì danh hiệu "huân chương thuộc địa" cũng lỗi thời. Tuy nhiên, quốc trưởng Bảo Đại vẫn tái lập Đại Nam Long tinh Viện để phong tặng cho các quan lại cũ trên danh nghĩa Hoàng đế. Nhưng chỉ 5 năm sau, năm 1955, quốc trưởng Bảo Đại bị thủ tướng Ngô Đình Diệm phế truất nên Đại Nam Long tinh Viện cũng ngưng hoạt động. Tuy vậy, rất nhiều cơ chế của Đại Nam Long tinh về sau được áp dụng vào Bảo quốc Huân chương.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Le Livre du Soldat Annamite. Hà Nội: Imprimerie Tonkinoise, 1914. tr 107
  2. ^ Buyers, Christopher (tháng 7 năm 2007). “Vietnam-Orders and Decorations”. The Royal Ark, Royal and Ruling Houses. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011. Kim Khanh (The Golden Decoration of Our Favourite Subject of the Ornament of Dragons): founded in ancient times. Reformed and extended to four classes by Emperor Dong Khanh in January 1887, and further reformed by Emperor Bao Dai as Head of State in 1950. Conferred on mandarins, ministers of state and high ranking state officials in reward for exceptional military and civil services. Originally awarded in a superior grade (Dai Nam Kim Khanh or Dai Hang Kim Khanh) and an ordinary grade (Kim Khanh). Reformed by Emperor Dong Khanh in 1887 and enlarged to four classes (1. Great - set with gems, 2. Medium - gold, 3. Inferior - silver, and 4. Minor - bronze). Reformed again by Emperor Thanh Thai and reduced to three classes (1. First Class, 2. Second Class, and 3. Third Class). Reformed by Emperor Bao Dai as Head of State in 1950, increased to four classes (1. Exceptional Class - worn from a gold Grand Cordon with gold tassels, 2. Second Class with yellow tassels, 3. Third Class with green tassels, and 4. Fourth Class with blue tassels). Retained and modified by the Republic in 1957.
  3. ^ Buyers, Christopher (tháng 7 năm 2007). “Vietnam-Orders and Decorations”. The Royal Ark, Royal and Ruling Houses. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2011. The Order of the Dragon of Annam: founded by Emperor Dong Khanh on 14th March 1886. A general order of merit conferred on Vietnamese, French and foreign nationals who have performed useful services to the state or the Emperor. Awarded in five classes (1. Grand Cordon, 2. Grand Officer, 3. Commander, 4. Officer, and 5. Knight) with two ribbons (red with gold border stripes by the Emperor, and green with gold border stripes by the French President). Obsolete 1945.
  4. ^ “Site internet du Musée national de la Légion d'honneur”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
  5. ^ Wyllie, Robert E (1921). Orders, Decorations and Insignia, Military and Civil, With the History and Romance of their Origin and a Full Description of Each. New York: G. P. Putnam's sons. tr. 132–33. Colonial Orders-These are orders pertaining to and established by the native rulers of the various colonies and protectorates of France. They are recognized by the French government and are awarded for services rendered in or for the different colonies. In time of peace ten years of service for a colony is required before admission to one of the orders...They have the same classes as the Legion of Honour and no one can be given a grade higher than Officer in any of them unless he is a member of the Legion neither can he be made a Grand Officer if he is not at least an Officer of the Legion nor can he be given the Grand Cross of a colonial order, unless he is a Commander of the Legion...The Order of the Dragon of Annam...The Royal Order of Cambodia.
  6. ^ Werlich, Robert (1965). Philadelphia, Pennsylvania: Quaker Press. tr. 101–02. ISBN 978-0-685-50738-4. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2008.
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2008.
  9. ^ a b c d e Đại Nam thực lục Chính biên, Đệ lục kỷ, quyển III.
  10. ^ Wyllie, Robert E (1921). Orders, Decorations and Insignia, Military and Civil, With the History and Romance of their Origin and a Full Description of Each. New York: G. P. Putnam's sons. tr. 132–33. The badge is an eight pointed star of rays emanating from a central medallion of blue enamel bearing four characters in the Annamese writing Dong Khang Hoang De in gold and four figures representing radiant suns also in gold surrounded by a band of red enamel tricked in gold. The badge is surmounted by an imperial crown and above that is a dragon of green enamel forming the ring for suspension. The ribbon is green with orange edges. The star for Grand Officers and Grand Cross has the dragon in the centre of the rays holding the medallion before it in its four claws.
  11. ^ “Brevet de l'Ordre du Dragon d'ANNAM”. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ Nghĩa là: "Hưởng mệnh trời, mở vận nước, hoàng đế ban chế rằng: [Họ tên, quan tước] có lòng với trẫm và giúp ích cho nước nhà, nên đặc ơn thưởng cho long tinh [hạng], để tỏ ban khen đặc biệt, ngươi phải kính cẩn tuân theo.
  13. ^ Duckers, Peter (2008). European orders and decorations to 1945. Botley, Oxford, UK: Shire Publications. tr. 36. ISBN 978-0-7478-0670-7.

Tham khảo

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!