Đoàn Thị Điểm

Đoàn Thị Điểm
段氏點
Tên húyĐoàn Thị Điểm
Tên chữThụy Châu
Tên hiệuHồng Hà nữ sĩ (紅霞女士)
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên húy
Đoàn Thị Điểm
Ngày sinh
1705
Nơi sinh
làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc thôn Giai Phạm, xã Giai phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên)
Mất
Ngày mất
(Âm lịch) 11 tháng 9, 1748 (43 tuổi)
Nơi mất
Nghệ An
Giới tínhnữ
Gia quyến
Thân phụ
Đoàn Doãn Nghi
Phu quân
Nguyễn Kiều
Nghề nghiệpnhà văn, nhà thơ, ca sĩ
Quốc giaĐại Việt
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳLê trung hưng
Tác phẩmTruyền kỳ tân phả, Chinh phụ ngâm khúc diễn ca (dịch)
Truy phong
Nơi thờ tự
Nhà lưu niệm Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm tại thôn Giai Phạm, xã Giai Phạm, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên

Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1749), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ (紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập Truyền kỳ tân phả (chữ Hán), và tác giả của truyện thơ Chinh phụ ngâm (bản chữ Nôm- 412 câu thơ)- được bà dịch từ nguyên bản Chinh phụ ngâm khúc (viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn). Một số sách của đạo Cao Đài cho là do chân linh của bà Đoàn Thị Điểm giáng thế đã viết tập Nữ trung tùng phận gồm 1401 câu thơ [2] dạy nếp sống chăm chồng nuôi con cho phụ nữ, tuy nhiên nhiều khả năng là do người đời sử dụng tên tuổi của bà với mục đích quảng bá tác phẩm rộng rãi trong quần chúng và truyền đạo. Ngoài ra, bà còn viết bài Bộ bộ thiềm-Thu từ- 步步蟾-秋詞 (tức Bộ bộ thiềm- Bài hát mùa thu) [3]. Ngoài ra còn có một số bài thơ văn khác của bà (gồm chữ Hán, chữ Nôm) được chép trong tập Hồng Hà phu nhân di văn của tiến sĩ Nguyễn Kiều mới được phát hiện gần đây.

Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh QuanXuân Quỳnh.

Tiểu sử

Đoàn Thị Điểm là người làng Giai Phạm[4], huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).

Theo gia phả họ Đoàn là Đoàn thị thực lục, thì tổ tiên của bà vốn họ Lê, đến đời cha bà là Đoàn Doãn Nghi (1678-1729), mới đổi ra họ Đoàn. Ông Doãn Nghi thi đỗ Hương cống (Cử nhân) thời Lê Trung Hưng, sau thi Hội không đỗ, có nhận chức quan Điển bạ, hàm bát phẩm nhưng không lâu sau thì từ quan, về nhà dạy học và bốc thuốc. Tại Thăng Long, ông Nghi cưới vợ (là con gái của Thái lĩnh bá họ Vũ định cư ở phường Hà Khẩu, kinh thành Thăng Long, không rõ tên, bà về làm kế thất ông Đoàn Doãn Nghi), sinh được hai con: con cả là Đoàn Doãn Luân (1700 - 1735) và con thứ là Đoàn Thị Điểm.

Đoàn Doãn Luân có sách chép đỗ đầu kỳ thi Hương xứ kinh Bắc tức đỗ Giải nguyên (theo GS. Thanh Lãng [tr. 512], Thái Vũ ghi ông đỗ đầu xứ kinh Bắc [tr. 72] là đúng; Còn trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam [tr. 173] ghi ông Đỗ Hoàng Giáp năm 1719 lúc 19 tuổi, có lẽ là nhầm sang ông Nguyễn Trác Luân (1700-?) người xã Bình Lao, huyện Cẩm Giàng (nay thuộc phường Phạm Ngũ Lão, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) đỗ Hoàng giáp tiến sĩ khoa Tân Sửu niên hiệu Bảo Thái năm thứ 2 (1721). Chỉ có điều trùng hợp là ông Đoàn Trác Luân và ông Nguyễn Trác Luân cùng sinh năm 1700 nhưng không biết năm mất của Nguyễn Trác Luân. Đương thời, Đoàn Doãn Luân còn có tên là Đoàn Trác Luân cùng Nguyễn Tông Quai, Ngô Tuấn Cảnh và Nguyễn Bá Lân được người đời xưng tặng là Trường An Tứ hổ hay Trường An tứ tài. Mặc dù đỗ cao nhưng Đoàn Doãn Luân chỉ ra làm quan trong thời gian ngắn rồi xin từ quan, về nhà dạy học. Năm 1729 cha ông mất, sáu năm sau ông cũng lâm bệnh mất (năm 1735). Ông Đoàn Doãn Luân có con gái đầu lòng là Đoàn Lệnh Khương cũng nổi tiếng hay chữ, sau tiếp nối nghề dạy học truyền thống của gia đình, đào tạo được nhiều người thành danh khoa bảng được người đời tụng gọi là Nữ Học Sư có tiếng trong giới Thăng Long kẻ sĩ.

Trước khi ra Thăng Long, ông Đoàn Doãn Nghi đã lấy một bà vợ cả họ Nguyễn (sau mất sớm) sinh ra con trưởng là Đoàn Doãn Sỹ đỗ Hương Cống sau làm quan chi phủ Châu Hoan ở Nghệ An và con gái là Đoàn Thị Quỳnh; Rất tiếc gia phả họ Đoàn của Đoàn Doãn Nghi lại được viết bởi ông con rể của Đoàn Doãn Y (Đoàn Doãn Y là con trai của Đoàn Doãn Luân, gọi Đoàn Thị Điểm bằng cô ruột) do đó thông tin về gốc họ là chưa đầy đủ nhiều đời. Về sau các tài liệu đều ghi theo là Đoàn Thị Điểm vốn gốc họ Lê. Thực ra họ gốc của Bà trước khi đổi sang họ Lê là họ Đoàn. Tổ 5 đời của Đoàn Thị Điểm là quan võ, có công với Nhà Lê được ban Quốc tính tên là Lê Công Nẩm - là con của Đoàn Công Bẩm, hậu duệ Đoàn mãnh tướng Đoàn Công Uẩn Việt Nam, chứ không phải ông Doãn Nghi tự nhiên đổi từ họ Lê (vốn đang là họ của Thiên tử) sang họ Đoàn (ở thời phong kiến mang họ của nhà vua sẽ dễ được đặc ân).

Lúc trẻ, bà Điểm có tiếng thông minh, đẹp người, đẹp nết, chăm học, có tài văn và giỏi cả việc nữ công [5]. Cho nên năm 16 tuổi, bà được Thượng thư Lê Anh Tuấn nhận làm con nuôi để sau dâng lên chúa Trịnh, nhưng bà không chịu [6].

Suốt thời gian từ lúc ấu thơ đến tuổi trưởng thành, bà thường sống với cha và anh ở nơi cha dạy học là làng Lạc Viên (huyện An Dương, tỉnh Kiến An; nay thuộc Hải Phòng).[7].

Năm bà 25 tuổi (1729), cha mất, bà cùng với gia đình của anh dời đến ngụ ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay là thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên).

Chẳng bao lâu sau anh mất (năm 1735), bỏ lại một đàn con nhỏ, một mình Đoàn Thị Điểm phải vừa làm thuốc, vừa dạy học để có tiền nuôi mẹ và giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu.

Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, khi ấy ở Sài Trang thuộc huyện Đường Hào có một người con gái được tiến cung, và bà đã được vời vào cung làm Giáo thụ để dạy các con vua chúa. Đến năm 1739, nhân trong nước có loạn, bà xin từ chức về ngụ ở xã Chương Dương (nay thuộc Thường Tín, ngoại thành Hà Nội) tiếp tục làm nghề dạy học [8].

Bấy giờ, có nhiều đến hỏi, trong đó có cả những người quyền quý, nhưng bà đều từ chối [9]. Mãi đến năm 37 tuổi (1742), bà mới nhận lời lấy Nguyễn Kiều, một Tiến sĩ nổi tiếng hay chữ đã góa vợ. Nhưng vừa cưới xong, Nguyễn Kiều lại phải đi sứ sang Trung Quốc ba năm. Theo Từ điển văn học (bộ mới), có lẽ trong thời gian xa chồng này bà đã dịch ra quốc âm tập thơ Chinh phụ ngâm từ bản chữ Hán của danh sĩ Đặng Trần Côn.

Năm 1745, Nguyễn Kiều về nước. Năm 1748, ông được cử làm Tham thị ở Nghệ An[10]. Đoàn Thị Điểm cùng đi với chồng, nhưng trên đường đi, bà bị cảm nặng, chạy chữa không khỏi, cuối cùng mất ở Nghệ An vào ngày 11 tháng 9 (âm lịch) năm đó (Mậu Thìn, 1748), lúc 43 tuổi [11]

Thương cảm người bạn đời vắn số, Nguyễn Kiều viết bài văn tế, hết lời ca tụng văn tài và đức hạnh của bà. Trong đó có câu:

Đào chưa tươi đã khô
Quế đang thơm đã rũ
Rừng sâu bể rộng nàng hỡi đi đâu
Ngọc nát châu chìm lòng tôi quặn nhớ...

Bà được Đạo Cao Đài xem như một kiếp giáng trần của Tứ Nương Diêu Trì Cung.

Sự nghiệp văn chương

Theo Đoàn thị thực lục, lúc sinh thời bà thường xướng họa thơ với cha, với anh và với chồng[12]. Song cho đến nay, về sáng tác, bà chỉ còn có tập truyện chữ Hán tên là Truyền kỳ tân phả (khắc in lần đầu năm Tân Mùi, 1811), chinh phụ ngâm là của Đặng Trần Côn và một số bài thơ văn (gồm chữ Hán, chữ Nôm) trong tập Hồng Hà phu nhân di văn mới được phát hiện gần đây, nhưng trong đó có không ít sai lẫn [13].

Ngoài ra, bà còn có tác phẩm thơ Nữ trung tùng phận gồm 1401 câu thơ (được viết sau khi bà mất)[14][2] và bài thơ Bộ bộ thiềm-Thu từ- 步步蟾-秋詞 (tức Bộ bộ thiềm- Bài hát mùa thu).

Về bản dịch Chinh phụ ngâm (Chinh phụ ngâm khúc diễn âm) của bà, hiện nay vẫn chưa khẳng định là bản nào. Nhiều người cho đó là bản đang lưu hành rộng rãi, nhưng có ý kiến nói bản đó là của Phan Huy Ích[15], còn bản của nữ sĩ họ Đoàn là một bản khác. Ý kiến khác lại cho rằng sau khi từ quan về an dưỡng Phan Huy Ích (1751-1822) chỉ chủ yếu nghiên cứu, hiệu đính và chú giải các điển tích trong truyện. Song theo GS. Nguyễn Lộc, thì "một điều có thể khẳng định được là bản dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) là bản dịch đầu tiên của tác phẩm này"[13].

Bản của Phan Huy Ích (có tên là Chinh phụ ngâm diễn ca tân khúc) được viết sau bản của Đoàn Thị Điểm (có tên ban đầu là Chinh phụ ngâm khúc diễn ca) chừng 70 năm. Bản Chinh phụ ngâm phổ biến hiện nay được nhiều người biết đến chính là bản "Chinh phụ ngâm khúc diễn ca" (được trích đưa vào Sách giáo khoa Văn học lớp 10) (xem cả bài tại đây [16]).

Giai thoại

1. Đối sách, đối sử:

Cô Điểm, khi lên 6 tuổi, đang học Sử Ký Trung Hoa, anh là Đoàn Doãn Luân lấy một câu trong Sử Ký ra câu đối:

"Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi"

(nghĩa là "Rắn trắng giữa đường, Ông Quý (Lưu Bang) tuốt gươm mà chém")

Cô Điểm liền lấy một câu cũng trong Sử Ký đối lại:

"Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng Thiên nhi thán viết"

(nghĩa là: "Rồng vàng đội thuyền, Ông Vũ (Hạ Vũ) ngửa mặt (lên Trời) mà than").


2. Đối chữ, đối cảnh:

Có lần Đoàn Doãn Luân thấy Đoàn Thị Điểm đang ngồi soi gương, bèn ra một vế rằng:

"Đối kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm"

(nghĩa là "soi gương vẽ mày, một nét hóa thành hai nét"; song chữ điểm còn là tên bà Điểm, thành ra lại có nghĩa nữa là một bà Điểm hóa hai bà Điểm).

Lúc ấy, ông Luân đang ngồi trên cầu ao rửa tay, bà liền đối rằng:

"Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân"

(nghĩa là "ra ao ngắm trăng, một vầng chuyển hóa hai vầng"; song chữ luân còn là tên của ông Luân, thành ra lại có nghĩa nữa là một ông Luân hóa hai ông Luân)[17].

Ngoài ra, trong dân gian còn truyền tụng một số chuyện như "Da trắng vỗ bì bạch" (ra vế đối cho Cống Quỳnh đối lại), "Hổ thật thành hổ giấy" (ra vế đối cho Tràng An tứ hổ đối lại), "Trượng phu Bắc quốc" (đáp lại câu đối của sứ thần Trung Quốc), v.v...[18].

Các công trình gắn liền với tên tuổi của Đoàn Thị Điểm

Có nhiều đường phố và trường học ở khắp các địa phương trên cả nước được đặt theo tên của bà để ca ngợi, đó là tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hưng Yên, Pleiku (Gia Lai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Nha Trang (Khánh Hoà), Hội An (Quảng Nam), Cần Thơ, Vị Thanh (Hậu Giang), Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Hạ Long (Quảng Ninh), Quảng Ngãi ( Quảng Ngãi)

Thông tin liên quan

Trước đây, chồng nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là Tiến sĩ Nguyễn Kiều được an táng tại khu vực Vườn Đào (thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội ngày nay). Do yêu cầu giải phóng mặt bằng để tiến hành thi công công trình phục vụ dân sinh, Hội Khảo cổ học Việt Nam đã phối hợp với Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội tiến hành khai quật khẩn cấp ngôi mộ ông vào ngày 24 tháng 7 năm 2011, và đưa về hợp táng bên mộ bà ở tại thôn Phú Xá (nay là cụm 4, cũng thuộc phường Phú Thượng), sau "259 năm xa cách"[19].Hiện nay người đảm nhiệm việc chăm sóc phần mộ của nữ sĩ và chồng Nguyễn Kiều là bà Nguyễn Thị Sơn.

Các tên đường và trường học mang tên Đoàn Thị Điểm được đặt khắp nơi trên cả nước.

Nhà lưu niệm Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm tại thôn Giai Phạm, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Xem thêm

Sách tham khảo

  • Nhiều người soạn, Từ điển bách khoa Việt Nam (Tập I), mục từ Đoàn Thị Điểm". Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản, Hà Nội, 1995.
  • Trần Văn Giáp, tiểu truyện "Đoàn Thị Điểm" in trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2003.
  • Nguyễn Lộc, mục từ Đoàn Thị Điểm và "Chinh phụ ngâm" trong Từ điển văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá thế, Từ điển nhân vật lịch Việt Nam, mục từ "Đoàn Thị Điểm" và "Đoàn Doãn Luân". Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
  • Nguyễn Thạch Giang, Văn học thế kỷ XVIII, mục "Đoàn Thị Điểm". Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2004.
  • Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (Quyển I, mục từ "Đoàn Thị Điểm"), Sài Gòn, 1966.
  • Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Quyển 2, mục "Đoàn Thị Điểm"). Quốc học tùng thư xuất bản, Sài Gòn, 1963.
  • Thanh Lãng, Bản lược đồ văn học Việt Nam (Quyển Thượng). Nhà xuất bản Trình Bày, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản.
  • Trúc Khê, truyện "Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm" trong Tuyển tập Trúc Khê Ngô Văn Triện. Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, 2003.
  • Thái Vũ, truyện "Đoàn Thị Điểm" trong Chuyện hay nhớ mãi. Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1987.

Chú thích

  1. ^ Bởi Đoàn Thị Điểm lấy chồng họ Nguyễn, nên có sách chép là Nguyễn Thị Điểm (chú thích của GS. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu. Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1968, tr. 303). Theo Thái Vũ (tr. 72) thì bà còn có biệt hiệu là Bang Tang (tức tự ví như nữ sĩ Ban Chiêu thời Đông Hán, Trung Quốc).
  2. ^ a b “Nữ trung tùng phận: Đoàn Thị Điểm- thiviện.net”. Truy cập 5 tháng 8 năm 2015.
  3. ^ “Bài thơ "Bộ bộ thiềm- Thu từ (Bài hát mùa thu) của Đoàn Thị Điểm- thiviện.net”. Truy cập 8 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ Theo nhà văn Trúc Khê, làng vốn có tên là "Hiến Phạm", sau vì kiêng chữ "hiến" là miếu hiệu của vua Thiệu Trị (Hiến Tổ) nên mới đổi ra là "Khải Phạm", song người ta cứ gọi lầm là "Giai Phạm" (tr. 526).
  5. ^ Theo Văn học thế kỷ XVIII, tr. 214.
  6. ^ Ghi theo Từ điển văn học (bộ mới, tr. 433) và Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tr. 1122). Từ điển nhân vật lịch Việt Nam (tr. 180) chép tương tự, nhưng cho biết "bà chỉ ở ít lâu rồi xin về".
  7. ^ Ghi theo Văn học thế kỷ XVIII (tr. 214) và Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tr. 1122).
  8. ^ Theo Từ điển nhân vật lịch Việt Nam (tr. 180-181). Sau này trong số học trò giỏi của bà có Đào Duy Doãn, thi đỗ Tiến sĩ năm 1760, làm quan trải đến chức Hiến sát sứ (theo Văn học thế kỷ XVIII, tr. 214).
  9. ^ Theo Từ điển văn học (bộ mới), tr. 433.
  10. ^ Ghi theo Từ điển văn học (bộ mới, tr. 433), Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tr. 1123), Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (Quyển I, tr. 260). Sách Từ điển bách khoa Việt Nam (Tập I, tr. 834) và Văn học thế kỷ XVIII (tr. 157) đều ghi Nguyễn Kiều làm "Đốc đồng" (chúc quan coi việc xét xử, án kiện ở cấp trấn) trấn Nghệ An (tr. 834).
  11. ^ Theo Từ điển văn học (bộ mới, tr. 433), Văn học thế kỷ XVIII (tr. 214), Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (Quyển I, tr. 260) và một vài sách khác. Riêng Từ điển nhân vật lịch Việt Nam (bản in 1992, tr. 181) và Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Quyển 2, tr. 157) ghi bà mất năm Bính Dần (1746), nhưng không dẫn nguồn.
  12. ^ Theo Văn học thế kỷ XVIII (tr. 214).
  13. ^ a b Theo Từ điển văn học (bộ mới, tr. 433).
  14. ^ Đoàn, Thị Điểm (1933). Nữ Trung Tùng Phận (PDF). Sài Gòn: Nhà in Bảo Tồn.
  15. ^ Theo những tài liệu mới phát hiện gần đây, có xu hướng nghiêng về Phan Huy Ích (Nguyễn Lộc, Từ điển văn học, bộ mới, tr. 260).
  16. ^ “Chinh phụ ngâm (Đoàn Thị Điểm dịch)”. Truy cập 8 tháng 8 năm 2015.
  17. ^ Tuyển tập Trúc Khê Ngô Văn Triện, tr. 530.
  18. ^ Xem trong Thái Vũ, Chuyện hay nhớ mãi, tr. 73-75.
  19. ^ Xem chi tiết ở đây: [1], [2].

Xem thêm

Read other articles:

Pioneer Express 63 Monorail met het voormalige hek van Jules Verne Adventureland op de voorgrond (2016). Algemene informatie Locatie Attractiepark Slagharen Soort attractie Monorail, Rondrit Bouwer(s) Anton Schwarzkopf Opdrachtgever Henk Bemboom Status Geopend Bouw 1978Deels herbouwd in 2015 Opening 1978 Vorige locaties en/of namen Monorail Eigenschappen Topsnelheid 10 km/u Veiligheidsbeugel Geen Website Portaal    Attractieparken De Pioneer Express 63 (voorheen Monorail) is een mon...

 

Montot Montot (Frankreich) Staat Frankreich Region Bourgogne-Franche-Comté Département (Nr.) Côte-d’Or (21) Arrondissement Beaune Kanton Brazey-en-Plaine Gemeindeverband Communauté de communes Rives de Saône Koordinaten 47° 9′ N, 5° 15′ O47.1447222222225.2466666666667Koordinaten: 47° 9′ N, 5° 15′ O Höhe 183–204 m Fläche 7,51 km² Einwohner 198 (1. Januar 2020) Bevölkerungsdichte 26 Einw./km² Postleitzahl 21170 INS...

 

Сваровскі-Тіроль Повна назва Футбольний клуб «Сваровскі-Тіроль» Засновано 1986 Розформовано 1992 Населений пункт Інсбрук,  Австрія Стадіон Тіволі Вміщує 2 000 Ліга Бундесліга 1991–92 3-тє Домашня Футбольний клуб «Сваровскі-Тіроль» (нім. Fußballclub Swarovski Tirol) — колишній австрійсь

You can help expand this article with text translated from the corresponding article in French. (April 2019) Click [show] for important translation instructions. View a machine-translated version of the French article. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wikipedi...

 

Rahmad Mas'udWali Kota Balikpapan ke-10PetahanaMulai menjabat 31 Mei 2021PendahuluRizal EffendiWakil Wali Kota Balikpapan ke-4Masa jabatan30 Mei 2016 – 30 Mei 2021Wali KotaRizal EffendiPendahuluHeru Bambang Informasi pribadiLahir12 Mei 1976 (umur 47)Balikpapan, Kalimantan TimurKebangsaanIndonesiaPartai politik  GolkarSuami/istriNurlenaHubunganAbdul Gafur Mas'ud (Adik)Rudy Mas'ud (Adik)Alma materUniversitas TridharmaSunting kotak info • L • B...

 

إنساليةصنف فرعي من هندسة ميكاترونيات — هندسة التحكم والميكاترونيك والروبوتات جزء من صناعة يمتهنه roboticist (en) تعديل - تعديل مصدري - تعديل ويكي بيانات نظام يد الظل الآلية الروبوتية أو الإنساليات أو علم الروبوتات (بالإنجليزية: Robotics)‏، هو مجال التخصصات المتعددة المتداخلة والذي ي

Insurance Regulatory Authority of UgandaIRAUAgency overviewFormed1997JurisdictionGovernment of UgandaHeadquartersNakasero, Kampala, UgandaAgency executivesIsaac Nkote Nabeta, Chairman of the boardKaddunabbi Ibrahim Lubega, Chief executive officerParent agencyUganda Ministry of Finance, Planning and Economic DevelopmentWebsiteHomepage The Insurance Regulatory Authority of Uganda (IRAU) is a government agency mandated to ensure the effective administration, supervision, regulation and control o...

 

English historian (1865–1943) William Arthur ShawFBABorn(1865-04-19)19 April 1865Ashton-under-Lyne, EnglandDied15 April 1943(1943-04-15) (aged 77)Enfield, Middlesex, EnglandAcademic backgroundAlma materOwens College William Arthur Shaw FBA (1865–1943) was an English historian and archivist.[1] Life Born on 19 April 1865, in Hooley Hill, Ashton-under-Lyne, now in Greater Manchester, he was the son of James Shaw and his wife Sarah Ann Hampshire. He graduated B.A. at Owens Colle...

 

Swiss politician Hans Grunder Hans Grunder (born 13 June 1956 in Rüderswil; in Vechigen) is a Swiss politician in the Conservative Democratic Party of Switzerland (BDP). Life Hans Grunder lives in Rüegsau. He comes from a rural family, is married and has five children. Since 1987, he has been the owner of an international survey-consulting company with around 140 staff. He is also known regionally (and not uncontroversially)[1] as the president of the SCL Tigers. Since 2001, he has ...

Jamaican association football club Football clubSantos F.C.Full nameSantos Football ClubFounded1964; 59 years ago (1964)GroundBell/Chung oval Kingston, JamaicaCapacityUnknownLeagueKSAFA Super League2010–20115th Home colours Santos Football Club is a Jamaican professional football club that competes in the KSAFA Super League. The team is based in Kingston, Jamaica. History Founded on April 16, 1964, by former Jamaica national team coach Winston Chung Fah, the name and symbo...

 

Indian yogi and guru (1893–1952) Yogananda redirects here. For other uses, see Yogananda (disambiguation). Not to be confused with Swami Yogananda. Paramahansa YoganandaPersonalBornMukunda Lal Ghosh(1893-01-05)January 5, 1893[1]Gorakhpur, North-Western Provinces, British India(now in Uttar Pradesh, India)DiedMarch 7, 1952(1952-03-07) (aged 59)Biltmore Hotel, Los Angeles, California, United StatesResting placeForest Lawn Memorial ParkReligionHinduismNationalityIndian and America...

 

Meall nan AigheanEntrance to Glen Lyon. Meall nan Aighean is the highest point in the background.Highest pointElevation981 m (3,219 ft)[1]Prominence136 m (446 ft) ListingMunroNamingEnglish translationHill of the heifers or hinds[1]Language of nameGaelicGeographyLocationPerth and Kinross, ScotlandParent rangeGrampiansOS gridNN694496Topo mapOS Landranger 51, OS Explorer 378 Meall nan Aighean is a Scottish mountain in the council area of Perth and Ki...

British professional wrestler This article is about the English professional wrestler. For the New Zealand cricketer, see Zak Gibson. Zack GibsonGibson in June 2018Birth nameJack ReaBorn (1990-08-08) 8 August 1990 (age 33)Liverpool, EnglandProfessional wrestling careerRing name(s)Zack Diamond Zack Diamond GibsonZack GibsonRip FowlerBilled height6 ft 3 in (190 cm)[1][2]Billed weight220 lb (100 kg)[2]Billed fromLiverpool, England[1]&...

 

Catatan HariankuLagu pembukaTanpa Kekasihku — Agnes MonicaLagu penutupTanpa Kekasihku — Agnes MonicaPenata musik Andhika Triyadi Samuel Pratama Negara asalIndonesiaBahasa asliBahasa IndonesiaJmlh. musim1Jmlh. episode86ProduksiPengaturan kameraMulti-kameraDurasi60—90 menitRumah produksi Screenplay Productions Kharisma Starvision Plus DistributorSurya Citra MediaRilis asliJaringanSCTVRilis7 Desember 2020 (2020-12-07) –30 Juni 2021 (2021-6-30) Catatan Harianku adalah...

 

1986 history book by John W. Dower War Without Mercy AuthorJohn W. DowerCountryUnited StatesLanguageEnglishGenreHistoryPublisherW. W. Norton & Co.Publication date1986Media typePrint (hardcover)Pages399ISBN0-394-75172-8 War Without Mercy: Race & Power In the Pacific War is a 1986 history book written by John W. Dower and published by W. W. Norton & Company.[1] The book covers the views of the Japanese and their Western adversaries during the Pacific War, with a particu...

Dutch kickboxer Peter AertsAerts in 2008Born (1970-10-25) 25 October 1970 (age 53)Eindhoven, NetherlandsOther namesThe Dutch LumberjackMr. K-1NationalityDutchHeight1.92 m (6 ft 3+1⁄2 in)Weight242 lb (110 kg; 17.3 st)DivisionHeavyweightReach84 in (213 cm)StyleKickboxing, Muay ThaiStanceOrthodoxFighting out ofAmsterdam, NetherlandsTeamJudoka-Kickboxing (1984–1987) The Champs (1989–1991) Chakuriki Gym (1991–1997) Mejiro Gym (1997–2004) T...

 

IskandarKapoksahli Pangdam XII/TanjungpuraPetahanaMulai menjabat 29 Maret 2023PendahuluKus Arisena Informasi pribadiLahir10 Oktober 1967 (umur 56)Banda Aceh, AcehAnak2Alma materAkademi Militer (1991)Karier militerPihak IndonesiaDinas/cabang TNI Angkatan DaratMasa dinas1991—sekarangPangkat Brigadir Jenderal TNISatuanInfanteriSunting kotak info • L • B Brigadir Jenderal TNI Iskandar, S.Sos.,M.M (lahir 10 Oktober 1967) adalah seorang perwira tinggi TNI-AD yang ...

 

South Korean model In this Korean name, the family name is Jang. Jang Yoon-juJang in September 2022Born (1980-11-07) November 7, 1980 (age 43)Seoul, South KoreaAlma materSeoul Institute of the ArtsOccupation(s)Model, television personality, singer-songwriter, actressYears active1997–presentAgent(s)ESteem Entertainment (Model)KeyEast (Acting)[1]Height1.71 m (5 ft 7+1⁄2 in)SpouseJung Seung-min (m. 2015)Children1Korean nameHangul장윤주Hanja張允...

American college football season 1922 Illinois Fighting Illini footballConferenceBig Ten ConferenceRecord2–5 (1–4 Big Ten)Head coachRobert Zuppke (10th season)Offensive schemeSingle-wingCaptainDavid D. WilsonHome stadiumIllinois FieldUniformSeasons← 19211923 → 1922 Big Ten Conference football standings vte Conf Overall Team W   L   T W   L   T Iowa + 5 – 0 – 0 7 – 0 – 0 Michigan + 4 – 0 – 0 6 R...

 

Юго-Восточная ордена Трудового Красного Знамени железная дорога Полное название Филиал ОАО «РЖД»: Юго-Восточная железная дорога Годы работы c 15 июня 1893 — н. в. Страна  Российская империя (1893—1917) Российская республика (1917)  РСФСР (1917—1922) СССР (1922—1991) Россия (1991—н....

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!