Share to: share facebook share twitter share wa share telegram print page

Điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng

Sơ đồ quỹ đạo chuyển tiếp Mặt Trăng, trong đó có điểm hẹn quỹ đạo LOR (điểm 7).

Điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng (tiếng Anh: lunar orbit rendezvous, LOR), hay tiếp cận trên quỹ đạo Mặt Trăng là một khái niệm trong Chương trình Apollo vào những năm thập niên 60, 70. Theo đó, tàu vũ trụ chính cùng với tàu hạ cánh nhỏ hơn sẽ được đưa lên quỹ đạo Mặt Trăng. Tàu đổ bộ sau đó sẽ tách ra và hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng, trong khi đó tàu chính sẽ vẫn ở trên quỹ đạo Mặt Trăng. Sau khi nhiệm vụ đổ bộ hoàn thành, tàu đổ bộ sẽ quay trở lại quỹ đạo Mặt Trăng, và tiến hành ghép nối với tàu chính, sau khi phi hành đoàn di chuyển từ tàu đổ bộ sang tàu chính, tàu đổ bộ sẽ được tách rời. Tàu chính sau đó sẽ đưa các nhà du hành trở về Trái Đất.[1]

Điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng lần đầu được phát minh vào năm 1919 bởi kỹ sư người Ukraine tên là Yuri Kondratyuk.[2] Ông đã tìm ra đây là cách thức tiết kiệm nhất để đưa con người lên Mặt Trăng.[3]

Chương trình Apollo đã sử dụng khái niệm điểm hẹn quỹ đạo này. Theo đó, module chỉ huy và dịch vụ (command and service module (CSM)) cùng với module hạ cánh lên Mặt Trăng (lunar excursion module (LEM)), sẽ cùng thực hiện chuyến bay trên quỹ đạo chuyển tiếp lên Mặt Trăng bằng một tên lửa đẩy Saturn V duy nhất. Tuy nhiên, các tàu đổ bộ và tàu chính di chuyển độc lập với nhau, ví dụ như kế hoạch đổ bộ Mặt Trăng sử dụng phương tiện phóng tàu con thoi hạng nặng (Shuttle-Derived Heavy Lift Launch Vehicle) và Golden Spike, cũng sử dụng khái niệm điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng.

Những ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm

Sự hình dung về thế hấp dẫn của Mặt Trăng.

Ứu điểm chính của phương pháp điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng LOR là việc tàu vũ trụ sẽ tiết kiệm được tải trọng, do tàu chính không cần tiêu tốn lượng chất đẩy cần thiết để trở về Trái Đất từ quỹ đạo Mặt Trăng để mang theo thêm module hạ cánh-một tải trọng dư thừa sau khi thực hiện sứ mệnh hạ cánh lên Mặt Trăng thành công. Điều này rất có ý nghĩa, do mỗi một pound tải trọng dư thừa sẽ cần thêm nhiều nhiên liệu hơn, động cơ cũng lớn hơn, và trọng lượng tổng thể của tàu vũ trụ sẽ lớn hơn.[4]

Ưu điểm khác của phương pháp này là các kỹ sư có thể thiết kế tàu đổ bộ riêng chứ không cần thiết kế chức năng đổ bộ cho tàu chính. Cuối cùng, tàu đổ bộ có thể sử dụng như một phương tiện đảm bảo sự sống dự phòng trong tàu vũ trụ chính.

Nhược điểm

Vào thời điểm năm 1962, mô hình điểm hẹn Mặt Trăng đã được đánh giá là mạo hiểm, vì điểm hẹn trong không gian không thể đạt được, ngay cả đối với quỹ đạo Trái Đất. Nếu như tàu LEM không thể bay tới tàu CSM, hai phi hành gia sẽ bị mắc kẹt trong vũ trụ và không có cách nào để quay trở lại Trái Đất hoặc sống sót khi tái nhập vào bầu khí quyển. Sự lo ngại được chứng minh là không có cơ sở, vì điểm hẹn quỹ đạo đã được thực hiện thành công vào năm 1965 và 1966 trong sáu nhiệm vụ trong chương trình Gemini[Note 1] với sự hỗ trợ của radar và máy tính trên tàu vũ trụ. Đồng thời đã tiến hành thành công tất cả 8 lần ghép nối trong sứ mệnh Apollo.[Note 2]

Apollo Mission mode selection

Module đổ bộ Eagle trong sứ mệnhApollo 11 đang tiếp cận để ghép nối với tàu chỉ huy Columbia trên quỹ đạo Mặt Trăng.

Khi chương trình Apollo bắt đầu vào năm 1961, các kỹ sư dự kiến sử dụng duy nhất một module chỉ huy và dịch vụ kết hợp (command and service module combination (CSM)) để cất cánh từ bề mặt Mặt Trăng, và trở về Trái Đất. Do đó, module CSM sẽ phải sử dụng động cơ tên lửa lớn hơn để hạ cánh trên Mặt Trăng với các càng hạ cánh, do đó, tên lửa đẩy để phóng tàu vũ trụ lên Mặt Trăng sẽ cần phải có khả năng mang tải trọng lên tới 100.000 pound (45.000 kg).

Nếu điều này được thực hiện bằng cách bay theo phương thẳng đứng, (chỉ sử dụng duy nhất một tên lửa đẩy), thì tên lửa đẩy sẽ phải rất lớn, thuộc loại tên lửa đẩy Nova. Một phương án khác là sử dụng điểm hẹn trên quỹ đạo Trái Đất, theo đó sẽ sử dụng nhiều tên lửa đẩy Saturn để phóng lên quỹ đạo Trái Đất các bộ phận của tàu vũ trụ, sau đó sẽ tiến hành ghép nối trong quỹ đạo Trái Đất trước khi bay tới Mặt Trăng. Điều này có thể yêu cầu phải tiến hành nạp nhiên liệu tàu vũ trụ trên quỹ đạo.

Tom Dolan[5] đề xuất sử dụng phương pháp ghép nối trên quỹ đạo Mặt Trăng, đã được nghiên cữu trước đó bởi Jim ChamberlinOwen Maynard tại Space Task Group vào năm 1960, trong giai đoạn nghiên cứu tính khả thi của chương trình Apollo.[6] Phương pháp này sẽ cho phép chỉ cần sử dụng một tên lửa đẩy Saturn V để phóng tàu chỉ huy/dịch vụ CSM cùng với tàu đổ bộ LEM nhỏ hơn lên Mặt Trăng.[Note 3] Khi tổ hợp bay tới quỹ đạo Mặt Trăng, một trong ba nhà du hành sẽ ở lại trên tàu chỉ huy CSM, trong khi hai phi hành gia còn lại sẽ đi vào tàu đổ bộ, tách ghép nối và hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên bề mặt Mặt Trăng, các phi hành gia sẽ sử dụng tầng đổ bộ của LEM để quay lại tàu chỉ huy CSM, sau đó tiến hành tách bỏ tàu LEM và sử dụng tàu chỉ huy CSM quay trở lại Trái Đất. Phương pháp này đã gây sự chú ý của Phó quản lý NASA Robert Seamans. Nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Langley, đứng đầu là kỹ sư John C. Houbolt, đã phát triển phương pháp này.

Bên cạnh việc yêu cầu ít tải trọng tên lửa đẩy hơn, việc sử dụng thiết kế tàu đổ bộ Mặt Trăng riêng biệt cũng là một ưu điểm của giải pháp sử dụng điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng. Thiết kế của tàu đổ bộ LEM sẽ khiến phi hành gia có tầm nhìn rõ ràng về khu vực đổ bộ qua các cửa sổ quan sát cách bề mặt Mặt Trăng xấp xỉ 4,6 mét (15 ft), trái ngược với việc họ nằm ngửa trong tàu đổ bộ module chỉ huy (Command Module lander), ít nhất 40 hoặc 50 feet (12 hoặc 15 m) cách bề mặt, chỉ có thể nhìn thấy nó qua màn hình tivi.

Việc phát triển tàu đổ bộ LEM như một tàu có người lái khiến nó được trang bị các hệ thống quan trọng dự phòng như điện, hỗ trợ sự sống, hệ thống động cơ đẩy. Nên LEM cũng có thể coi là "phao cứu sinh" giúp các phi hành gia sống sót và có thể trở về Trái Đất an toàn, nếu như các hệ thống trên tàu CSM trục trặc. Điều này được hình dung như một trường hợp dự phòng, không phải là nhiệm vụ chính của tàu LEM. Hóa ra, khả năng này đã được chứng minh là vô giá vào năm 1970, khi nhờ các thiết bị trên tàu LEM mà các phi hành gia trên tàu Apollo 13 đã sống sót sau khi một vụ nổ bình oxy làm vô hiệu hóa Môđun Dịch vụ/chỉ huy CSM.

Sự ủng hộ của Houblot

John Houbolt đang giảng giải về điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng.

Tiến sĩ John Houbolt sẽ không bao giờ để LOR rơi vào quên lãng. Là một thành viên của Lunar Mission Steering Group, Houbolt đã nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật của việc tiến hành ghép nối tàu vũ trụ trong không gian từ năm 1959 và ông đã bị thuyết phục, giống như các đồng nghiệp khác tại Trung tâm nghiên cứu Langley, rằng LOR chính là giải pháp duy nhất để có thể đưa con người lên Mặt Trăng trong thập niên này. Ông đã viết một báo cáo đề cập đến nhưng nghiên cứu của mình cho NASA nhưng dường như NASA vẫn không quan tâm đúng cách về điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng.[8]

Vào tháng 11 năm 1961, Houbolt đã thực hiện một bước đi táo bạo khi bỏ qua các kênh thích hợp và viết một lá thư riêng dài 9 trang trực tiếp cho phó quản lý NASA là Robert C. Seamans, khẳng định không nên từ bỏ ý tưởng về điểm hẹn quỹ đạo Mặt Trăng LOR. [9][10]

Phải mất hai tuần, Seamans mới trả lời bức thư của Houbolt. Ông đã đồng tình với Houbolt rằng sẽ cực kỳ tai hại cho NASA và cho nước Mỹ nếu đội ngũ nhân viên có trình độ của NASA bị giới hạn quá mức bởi các nguyên tắc hạn chế. Ông đảm bảo với Houbolt rằng NASA trong tương lai sẽ chú ý đến giải pháp LOR nhiều hơn so với thời điểm hiện tại.

So sánh các tàu đổ bộ Mặt Trăng, từ những nghiên cứu ban đầu của Langley.

Trong những tháng tiếp theo, NASA đã đưa đề xuất LOR lên làm giải pháp tốt nhất để thực hiện việc đưa người đổ bộ lên Mặt Trăng. Một số yếu tố đã khiến NASA đi đến quyết định này. Đầu tiên, khó có thể thực hiện việc bay thẳng lên Mặt Trăng sử dụng một tàu vũ trụ duy nhất (chứ không phải là các bộ phận tách rời để lắp ráp trên quỹ đạo Trái Đất) để hạ cánh cũng như cất cánh khỏi Mặt Trăng do tốn thời gian và tiền bạc để phát triển lên lửa đẩy hạng nặng Nova với đường kính lên đến 50 foot (15 m) so với tên lửa đẩy Saturn V với đường kính chỉ 33 foot (10 m). Thứ hai, ngày càng có nhiều lo ngại về mặt kỹ thuật về việc làm thế nào mà một phi thuyền tương đối lớn vốn phải lắp ghép trên quỹ đạo Trái Đất lại có thể hạ cánh mềm trên bề mặt Mặt Trăng. Như một kỹ sư NASA sau đã giải thích:

Điều tuyệt vời nhất về LOR là nó cho phép chúng tôi chế tạo một tàu đổ bộ riêng biệt lên bề mặt Mặt Trăng.

Nhóm nghiên cứu của Robert Gilruth cùng với nhóm của Von Braun tại Trung tâm vũ trụ Marshall, Huntsville, Alabama cũng ủng hộ cho khái niệm điểm hẹn trên quỹ đạo Mặt Trăng, dã thuyết phục giám đốc NASA khi đó là James Webb, người mà khi đó vẫn đang ủng hộ việc bay thẳng lên Mặt Trăng, rằng LOR là cách duy nhất để có thể đặt chân lên Mặt Trăng trước năm 1969. Webb đã phê duyệt LOR vào tháng 7 năm 1962.[11] Quyết định được chính thức công bố trong một cuộc họp báo vào ngày 11 tháng 7 năm 1962.[12] Cố vấn khoa học của Tổng thống Kennedy, Jerome Wiesner, vẫn giữ quan điểm phản đối LOR.[13][8]

Các sứ mệnh khác cùng sử dụng khái niệm LOR

Quỹ đạo theo kế hoạch của Artemis 3 sẽ sử dụng LOR.

Trong văn hóa đại chúng

Tập 5 của bộ phim truyền hình miniseri năm 1998 Từ Trái Đất đến Mặt Trăng, "Spider", đã mô tả những nỗ lực của John Houbolt nhằm thuyết phục NASA chấp nhận sử dụng khái niệm LOR trong chương trình Apollo năm 1961, và theo dõi sự phát triển của LM cho đến khi nó thực hiện chuyến bay đầu tiên trong sứ mệnh Apollo 9 vào năm 1969. Tập phim được đặt theo tên của module Mặt Trăng của Apollo 9.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Gemini 6A, Gemini 8, Gemini 9A, Gemini 10, Gemini 11, và Gemini 12
  2. ^ Apollo 9 ghép nối trên quỹ đạo Trái đất; việc ghép nối trên quỹ đạo Mặt trăng được thực hiện ở các sứ mệnh Apollo 10, Apollo 11, Apollo 12, Apollo 14, Apollo 15, Apollo 16, và Apollo 17.
  3. ^ Về sau tàu đổ bộ được gọi ngắn gọn là "Lunar Module" (LM) vào tháng 6 năm 1966.[7]

Tham khảo

Tham khảo

  1. ^ "Lunar Orbit Rendezvous" – 1968 – NASA Mission Planning and Analysis Division trên YouTube
  2. ^ Harvey (2007), tr. 6–7.
  3. ^ Wilford (1969), tr. 41-48.
  4. ^ Reeves (2005).
  5. ^ Brooks (1979).
  6. ^ Gainor (2001), tr. 62-66.
  7. ^ Scheer, Julian W. (Assistant Administrator for Public Affairs, NASA). Memorandum from Project Designation Committee, ngày 9 tháng 6 năm 1966.
  8. ^ a b “The Rendezvous That Was Almost Missed: Lunar Orbit Rendezvous and the Apollo Program – NASA”. www.nasa.gov (bằng tiếng Anh). tháng 12 năm 1992. Fact Sheet NF175. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
  9. ^ Tennant (2009).
  10. ^ Hansen (1995).
  11. ^ Witkin (1962).
  12. ^ NASA (1962), tr. 1.
  13. ^ Nelson (2009), tr. 209–210.

Thư mục

Read other articles:

2023 Senate elections in Ekiti 2019 Nigerian Senate elections in Ekiti State ← 2019 25 February 2023 2027 → All 3 Ekiti State seats in the Senate of Nigeria   Majority party Minority party   Party APC PDP Last election 2[a] 1[a] Seats before 2 1      APC incumbent retiring     APC incumbent running for re-election     PDP incumbent running for re-election The 2023 …

Dolce vita di Josef Hirthammer Con il termine dolce vita ci si riferisce al periodo storico dell'Italia repubblicana compreso tra la fine degli anni cinquanta e l'inizio degli anni sessanta, e in modo particolare alle tendenze emerse in quel periodo nella città di Roma, vera e propria capitale della dolce vita: fulcro della vita mondana fu via Veneto che, per la presenza degli hotel più lussuosi e dei locali aperti fino all'alba, divenne il punto di raccolta di tutti i nottambuli. Dolce vita h…

This article relies largely or entirely on a single source. Relevant discussion may be found on the talk page. Please help improve this article by introducing citations to additional sources.Find sources: Achim station – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (November 2015) AchimBfAchim railway stationGeneral informationLocationAchim, Lower SaxonyGermanyCoordinates53°00′21″N 9°00′54″E / 53.0057°N 9.0150°E / 53.005…

الهجمات عبر الحدود في صباح   التاريخ 1962  البلد ماليزيا  الموقع صباح  تعديل مصدري - تعديل   جنود أستراليون يُنقلون في زوارق صغيرة أثناء نقل قوات إيتش إم إيه إس سيدني عند وصولها إلى شمال بورنيو (صباح) للمحاربة في المواجهة الإندونيسية وهجمات القراصنة الفلبينيين المح

Eleições legislativas portuguesas de 1987 Distritos: Aveiro | Beja | Braga | Bragança | Castelo Branco | Coimbra | Évora | Faro | Guarda | Leiria | Lisboa | Portalegre | Porto | Santarém | Setúbal | Viana do Castelo | Vila Real | Viseu | Açores | Madeira | Estrangeiro ← 1985 •  • 1991 → Eleições legislativas portuguesas de 1987 no distrito de Castelo branco 6 deputados à Assembleia da República Demografia eleitoral Hab. inscritos:&…

Change in velocity per amount of fuel Specific impulse (usually abbreviated Isp) is a measure of how efficiently a reaction mass engine, such as a rocket using propellant or a jet engine using fuel, generates thrust. For engines like cold gas thrusters whose reaction mass is only the fuel they carry, specific impulse is exactly proportional to the effective exhaust gas velocity. A propulsion system with a higher specific impulse uses the mass of the propellant more efficiently. In the case of a …

Detlef Siegfried (2018) Detlef Siegfried (* 22. Oktober 1958 in Hohenwestedt[1]) ist ein deutscher Zeithistoriker. Inhaltsverzeichnis 1 Leben und Wirken 2 Schriften 3 Auszeichnungen 4 Weblinks 5 Einzelnachweise Leben und Wirken Detlef Siegfried studierte Geschichte, Soziologie und Germanistik. 1991 wurde er an der Universität Kiel zum Dr. phil. promoviert, 2006 an der Universität Hamburg für Neuere Geschichte habilitiert. Von 1993 bis 1996 war er Wissenschaftlicher Mitarbeiter der Kö…

Ми — жінкиSiamo donne Жанр драмакомедіяРежисер Альфредо ГуарініДжанні ФранчолініРоберто РосселлініЛуїджі ДзампаЛукіно ВісконтіПродюсер Alfredo GuarinidСценарист Чезаре ДзаваттініСузо Чеккі д'АмікоУ головних ролях Аліда ВалліІнгрід БергманІза МірандаАнна МаньяніОператор Enzo Seraf…

Російсько-українська війна Передумови та причини Конфлікт щодо острова Тузла Євромайдан Революція гідності Проросійські виступи (передумови) Російська підривна діяльність в Україні Основні теми Анексія Криму Війна на сході України Інцидент у Керченській протоці Росій

Carlos Alberto Cuenca Chaux Miembro de la Cámara de Representantes de Colombiapor Guainía Actualmente en el cargo Desde el 20 de julio de 2008 Presidente de la Cámara de Representantes de Colombia 20 de julio de 2019-20 de julio de 2020Presidente Iván Duque MárquezPredecesor Alejandro Carlos Chacón Sucesor Germán Blanco Álvarez Información personalNacimiento 6 de agosto de 1975 (48 años) Algeciras, Huila, ColombiaResidencia ColombiaNacionalidad ColombianaEducaciónEducado en Unive…

العلاقات الأفغانية الجيبوتية أفغانستان جيبوتي   أفغانستان   جيبوتي تعديل مصدري - تعديل   العلاقات الأفغانية الجيبوتية هي العلاقات الثنائية التي تجمع بين أفغانستان وجيبوتي.[1][2][3][4][5] مقارنة بين البلدين هذه مقارنة عامة ومرجعية للدولتين: وجه ا…

Der Titel dieses Artikels ist mehrdeutig. Zur Vorstadt von St. Veit an der Glan Sankt Veit an der Glan#Villacher Vorstadt. 8. Klagenfurter Bezirk Villacher Vorstadt Fläche 2,03 km² Geografische Lage 46° 37′ N, 14° 18′ O46.62497888888914.308141111111445Koordinaten: 46° 37′ N, 14° 18′ O Höhe 445 m ü. A. Einwohner 8458 (1. Jänner 2023[1]) 4167 Einwohner je km² Postleitzahl 9020, 9010 Karte der Bezirke von Kla…

Flughafen VillavicencioAeropuerto Vanguardia Flughafen Villavicencio (Kolumbien) Flughafen Villavicencio Kenndaten ICAO-Code SKVV IATA-Code VVC Koordinaten 4° 10′ 5″ N, 73° 36′ 50″ W4.1680555555556-73.613888888889416Koordinaten: 4° 10′ 5″ N, 73° 36′ 50″ W Höhe über MSL 416 m  (1.365 ft) Verkehrsanbindung Entfernung vom Stadtzentrum 3 km nordöstlich von Villavicencio, Departamento del Meta …

Play by Winchell Smith and Byron Ongley Brewster's MillionsWritten byWinchell Smith and Byron OngleyBased onBrewster's Millionsby George Barr McCutcheonDate premieredDecember 31, 1906 (1906-12-31)Place premieredNew Amsterdam TheatreOriginal languageEnglishGenreComedy Brewster's Millions is a play written by Winchell Smith and Byron Ongley, based on the 1902 novel of the same name by George Barr McCutcheon. Producers Frederic Thompson and Elmer Skip Dundy staged it on Broadway in 1…

Promiscuity among human females Promiscuity tends to be frowned upon by many societies that expect most members to have committed, long-term relationships. Among women, as well as men, inclination for sex outside committed relationships is correlated with a high libido,[1] but evolutionary biology as well as social and cultural factors have also been observed to influence sexual behavior and opinion.[2][3] Cause See also: Effects of hormones on sexual motivation, Libido …

Este artigo não cita fontes confiáveis. Ajude a inserir referências. Conteúdo não verificável pode ser removido.—Encontre fontes: ABW  • CAPES  • Google (N • L • A) (Junho de 2021) Simon Singh Simon SinghSimon Singh at the Merseyside Skeptics Society Nascimento 19 de setembro de 1964 (59 anos)Wellington Cidadania Reino Unido Cônjuge Anita Anand Irmão(ã)(s) Tom Singh Alma mater Emmanuel CollegeImperial College LondonUniversi…

Australian Paralympic athlete Nathenial Nath Arkley2012 Australian Paralympic team portrait of ArkleyPersonal informationFull nameNathenial ArkleyNicknameNathNationalityAustralianBorn (1994-10-27) 27 October 1994 (age 29)SportCountryAustraliaSportParalympic athleticsAchievements and titlesParalympic finals2012 Medal record Men's athletics Representing  Australia Paralympic Games 2012 London 4 × 400 m T53/54 Nathenial Nath Arkley (born 27 October 1994) is an Australian Paralympic …

Capital city of Edo State, Nigeria Not to be confused with the West African country of Benin, west of Nigeria. City in Edo, NigeriaBenin CityCityBeninAerial view of Benin City SealBenin CityLocation in NigeriaCoordinates: 6°20′00″N 5°37′20″E / 6.33333°N 5.62222°E / 6.33333; 5.62222Country NigeriaState EdoArea • Total1,204 km2 (465 sq mi)Population (2006[citation needed]) • Total1,050,000 • Ra…

Artikel ini mendokumentasikan suatu disease pandemic terkini. Informasi mengenai hal itu dapat berubah dengan cepat jika informasi lebih lanjut tersedia; laporan berita dan sumber-sumber primer lainnya mungkin tidak bisa diandalkan. Pembaruan terakhir untuk artikel ini mungkin tidak mencerminkan informasi terkini mengenai disease pandemic ini untuk semua bidang. Artikel ini bukan mengenai Pandemi Covid-19 di Polandia atau Pandemi Covid-19 di Spanyol. Pandemi Koronavirus di RusiaKasus yang terkon…

Collection of plays by Agatha Christie The Mousetrap and Other Plays US first edition hardcoverAuthorAgatha ChristieCountryUnited KingdomLanguageEnglishGenreDetective fictionPlaysPublisherG. P. Putnam's SonsPublication date25 November 1978Media typePrint (hardback & paperback)Pages659 (first edition, hardback)ISBN0-396-07631-9 The Mousetrap and Other Plays is a collection of plays by English crime novelist Agatha Christie, published by G. P. Putnam's Sons on 25 November 1978. The eight …

Kembali kehalaman sebelumnya