Vĩnh Thọ cung

Ảnh chụp "Vĩnh Thọ môn".

Vĩnh Thọ cung (chữ Hán: 永壽宮), là một cung điện thuộc Tây lục cung tại Tử Cấm Thành, Bắc Kinh. "Vĩnh Thọ" có ý nghĩa là "Vĩnh Viễn Trường Thọ" (永远长寿).

Lịch sử

Cung điện này được xây dựng từ thời nhà Minh. Năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420), dưới triều Minh Thành Tổ Chu Đệ, cung điện này đã hoàn thành, tên là [Trường Lạc cung; 長樂宮]. Năm Gia Tĩnh thứ 14 (1535), đổi tên thành [Dục Đức cung; 毓德宮]. Sang năm Vạn Lịch thứ 44 (1616), chính thức mang tên [Vĩnh Thọ cung], giữ đến khi nhà Thanh nhập quan. Cung điện này được tu sửa lần lượt năm Thuận Trị thứ 12 (1655), năm Khang Hi thứ 36 (1697) và năm Quang Tự thứ 23 (1897), tuy có những lần đại tu này song Vĩnh Thọ cung cơ bản vẫn giữ bố cục thời Minh.

Vào thời nhà Minh, Vĩnh Thọ cung thường là do tần phi cư trú, như Kỷ Thục phi sinh mẫu của Minh Hiếu Tông Chu Hựu Đường[1], hoặc bản thân Minh Tư Tông Sùng Trinh Đế từng ở cung này[2]. Thời nhà Thanh, Vĩnh Thọ cung tiếp tục là nơi ở của các hậu phi, có Khác phi Thạch thị của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế[3], Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu trước khi dời qua Thọ Khang cung cũng ở đây khi đợi tang của Ung Chính Đế[4], rồi Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu (khi mới được phong Lệnh tần), Thư phi, Phương phi cùng Thuận quý nhân của Thanh Cao Tông Càn Long Đế cũng lần lượt trú tại nơi này[5][6].

Năm Càn Long thứ 37 (1772), Hòa Thạc Hòa Khác công chúa hạ giá, đến năm thứ 54 (1789) Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa hạ giá, đều cử hành lễ ở Vĩnh Thọ cung. Sang thời Đạo Quang, Vĩnh Thọ cung được dùng làm nơi cất giấu nhiều tài liệu mật, sang thời Quang Tự chính thức bị biến thành một nhà kho dùng để đồ ngự dụng. Có lẽ so với các cung thất, Vĩnh Thọ cung là nơi gần Dưỡng Tâm điện của Hoàng đế nhất.

Kiến trúc

Sơ đồ khu vực Đông-Tây lục cung tại Tử Cấm Thành. Vĩnh Thọ cung là số (1).

Vĩnh Thọ cung, hướng Nam giáp Dưỡng Tâm điện, phía Bắc Dực Khôn cung, còn phía Tây là Khải Tường cung.

  • Vĩnh Thọ môn (永壽門): cửa chính của cung. Ở Bắc hướng về Nam. Bên trong cánh cửa có một [Thạch ảnh bích; 石影壁].
  • Vĩnh Thọ cung Chính điện (永壽宮正殿): đại điện ở tiền viện. Mặt rộng năm gian, ngói lưu ly vàng, dưới hiên có đấu củng, mái theo kiểu [Hiết Sơn đỉnh; 歇山顶]. Gian giữa có một tấm biển do Càn Long Đế viết, tên [Lệnh đức thục nghi; 令德淑儀]. Sau mỗi phùng ngày tết, phía vách tường đông treo [Thánh chế Ban Cơ từ liễn tán; 聖製班姬辭輦贊] của Càn Long Đế, bên tây treo [Ban Cơ từ liễn đồ; 班姬辭輦圖], từ đó các cung đều y theo không đổi[7].
    • Đông phối điện (東配殿) và Tây phối điện (西配殿): hai dãy điện phụ trước mặt Chính điện. Mỗi dãy ba gian, ngói lưu ly vàng, mái nhà được làm theo kiểu [Nghạnh Sơn đỉnh; 硬山顶]. Hướng nam và bắc của các phối điện đều có [Nhĩ phòng; 耳房].
  • Hậu điện (后殿): đại diện ở hậu viện. Điện có năm gian, ngói lưu ly vàng theo kiểu Nghạnh Sơn đỉnh, dưới hiên có đấu củng. Hai bên sườn đều có các Nhĩ phòng. Có Đông phối điện và Tây phối điện: tương tự hai phối điện ở tiền viện.
    • Tỉnh đình (井亭): hướng Đông Nam, một tòa đình che miệng giếng.

Hình ảnh

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ 纪宫人本為蠻族土官之女,成化年間,明憲宗征討蠻族,紀氏與其他女子一同被俘虜後入宮,紀氏成為負責管理內藏的女史。明憲宗偶然到內藏,與紀女史談話,喜愛紀氏的才華因而臨幸之。成化六年(1470年)七月,紀氏在西內安樂堂生下皇三子朱祐樘,即日后的明孝宗。当時萬貴妃專寵,又善妒,對后宮有孕的女子都加以迫害。紀氏遂和宦官秘密抚养朱祐樘,明憲宗和萬貴妃都不知情。成化十一年(1475年),明憲宗得知情况后,随即将儿子接来,并且命紀氏移居永壽宮,數度召見。同年六月,紀妃暴薨。
  2. ^ 崇祯十一年(1638年),由于国内屡屡出现灾异,崇祯帝在永寿宫斋居
  3. ^ 永寿宫,故宫博物院,于2013-10-25查阅 互联网档案馆的存檔,存档日期2013-10-30.
  4. ^ 雍正十三年(1735年),雍正帝驾崩,孝聖憲皇后居永寿宫;乾隆帝则居乾清宫南廊苫次,并且诣永寿宫问安。
  5. ^ 乾隆四十一年的檔案顯示,排列第一的永壽宮他坦二處,僱工廚役七名。即永壽宮有一位妃、一位嬪居住,因為妃位有僱工廚役四名,嬪位僱工廚役三名,常在沒有僱工廚役。 《添減底檔》亦顯示,舒妃為眾妃之首,因此舒妃居排列第一的永壽宮。
  6. ^ 乾隆四十四年二月初一日,乾隆帝讓太監常寧傳旨:「養心殿順妃住處給惇嬪,惇嬪住處給順妃。明常在住順妃次間。圓明園容妃住處給惇嬪住,惇嬪住處給容妃。順妃帶明常在住永壽宮」。至乾隆五十九年十一月二十日,芳嬪陳氏遷居永和宮。
  7. ^ 乾隆六年(1741年),乾隆帝下令,内廷东、西十一宫的匾额"俱照永寿宫式样制造",自挂起之后,不许擅动或者更换。

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!