Tháng 3 năm 1957, dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập Viện Đại học Huế gồm 4 trường đại học (còn gọi là phân khoa đại học): Khoa học, Văn khoa, Luật khoa, và Sư phạm. Viện trưởng đầu tiên là giáo sư Nguyễn Quang Trình (1/3/1957–7/1957), kế nhiệm là linh mục Cao Văn Luận[2]. Đến năm 1959, Viện Đại học Huế mở thêm chương trình dự bị y khoa. Năm 1961 thì thành lập thêm Trường Đại học Y khoa.[3]
Ngay trong 12 năm đầu tiên, từ năm học 1957-1958 đến năm học 1968-1969, Viện Đại học Huế đã có những phát triển vượt bậc:[3]
Sinh viên: từ 670 tăng lên 2.491 (1963)[4] rồi 3.319 sinh viên - tăng 495 phần trăm;
Giáo sư: từ 6 giáo sư cơ hữu và 19 giáo sư thỉnh giảng tăng lên 60 giáo sư cơ hữu và 145 giáo sư thỉnh giảng - tăng 920 phần trăm;
Ngân sách: từ 3.700.000 đồng/năm tăng lên 116.401.000 đồng/năm (tương đương 986.450 đô la Mỹ) - tăng 3.140 phần trăm.
Trường sở
Khu vực Trường Đại học Huế bao gồm tòa nhà trụ sở xưa kia là nơi nhóm họp của Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tòa nhà này xây năm 1927.[5]
Các trường thành viên
Trường Đại học Khoa học: năm 1970 có 1.115 sinh viên; hiệu trưởng là Tiến sĩ Nguyễn Văn Hai (44 tuổi, quê ở Huế, cựu sinh viên Viện Đại học Sorbonne).[3]
Trường Đại học Văn khoa: năm 1970 có 944 sinh viên; hiệu trưởng là Tiến sĩ Lâm Ngọc Huỳnh (39 tuổi, từng ở Hà Nội, cựu sinh viên Viện Đại học Sorbonne).[3] Sau năm 1975, Trường Đại học Văn khoa bị sát nhập vào Trường Đại học Khoa học để lập nên Trường Đại học Tổng hợp Huế (1976); năm 1994 Trường Đại học Tổng hợp Huế đổi tên thành Trường Đại học Khoa học và là một trường thành viên của Đại học Huế.[6]
Trường Đại học Luật khoa: năm 1970 có 627 sinh viên; hiệu trưởng là Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Hải (48 tuổi, quê ở Huế, cựu sinh viên Viện Đại học Sài Gòn).[3]
Trường Đại học Sư phạm: năm 1970 có 407 sinh viên; hiệu trưởng là Tiến sĩ Nguyễn Quới (45 tuổi, quê ở Quảng Ngãi, cựu sinh viên Viện Đại học Sorbonne).[3] Trường này còn kiêm thêm Trường Trung học Kiểu mẫu Huế (thành lập năm 1964).[7] Sau năm 1975, Trường Đại học Sư phạm bị tách ra thành một trường đại học riêng rẽ, cũng lấy tên là Trường Đại học Sư phạm Huế; năm 1994, Trường Đại học Sư phạm Huế trở thành một trường thành viên của Đại học Huế.[8]
Trường Đại học Y khoa: năm 1970 có 226 sinh viên; hiệu trưởng là Bác sĩ Bùi Duy Tâm (47 tuổi, quê ở Hà Nội, cựu sinh viên Viện Đại học Sài Gòn và Viện Đại học Chicago).[3] Khóa đầu tiên tốt nghiệp là năm 1969 với 25 tân khoa.[9] Sau năm 1975, Trường Đại học Y khoa bị tách ra thành một trường đại học riêng rẽ, cũng lấy tên là Trường Đại học Y khoa Huế; năm 1994, Trường Đại học Y khoa Huế (nay là Trường Đại học Y Dược) trở thành một trường thành viên của Đại học Huế.[10]
Bùi Tường Huân, giáo sư tiến sĩ Luật khoa. Viện trưởng từ 1964 đến 1966
Nguyễn Hữu Trí, tiến sĩ Vật lý. Viện trưởng các tháng 7,8,9 năm 1966
Nguyễn Thế Anh, giáo sư tiến sĩ Sử Địa. Viện trưởng 1966—1969
Lê Thanh Minh Châu, giáo sư Ngữ văn (Anh ngữ) Viện trưởng từ tháng 9/1969 đến 3/1975
Tôn Thất Hanh, kỹ sư Hóa học, Viện trưởng từ ngày 10/4/75 đến tháng 12/1975 [2]
Nhân vật liên quan
Lê Văn: Hiệu trưởng (còn gọi là Trưởng Phân khoa) Trường Đại học Sư phạm, sáng lập viên Trường Trung học Kiểu mẫu Huế.[11]
Bốn giáo sư người Đức giảng dạy ở Viện Đại học Huế: Horst-Günther Krainick, Elisabetha Krainick, Alois Alteköster, và Raimund Discher, cả bốn được cho là bị quân cộng sản giết trong Tổng công kích Tết Mậu Thân[12][13]
Tham khảo
Nguyễn Thanh Liêm, Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975 (Education in South Vietnam before 1975), Lê Văn Duyệt Foundation, California, 2006.
The University of Huế, Viet-Nam Bulletin No. 24 (1970). Bản PDFLưu trữ 2006-10-12 tại Wayback Machine.
Chú thích
^"Higher Education". Viet Nam Magazine Vol IV. No 5, 1971.