Vịt Khaki Campbell

Vịt Khaki Campbell
Một con vịt đực
Một con vịt mái

Vịt Khaki Campbell là giống vịt nhà có nguồn gốc từ nước Anh. Đây là giống vịt siêu trứng, thích nghi rất tốt với điều kiện chăn nuôi nhiều vùng khác nhau. Chúng là giống vịt chuyên trứng với năng suất và sản lượng cao đã được nuôi rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

Nguồn gốc

Giống vịt này được tạo từ nước Anh vào năm 1900, mang tên Người phụ nữ đã lai tạo ra nó là bà K. Campbell (phiên âm: ˈkambəl). Chúng được lai tạo từ giống Vịt chạy Ấn Độ với vịt Ruan hay vịt Ruăng (Rouen) của Pháp. Ban đầu được tuyển chọn thành giống vịt kiêm dụng trứng và thịt sau được chọn lọc và cải tạo thành vịt chuyên trứng.

Đây là kết quả của Phương pháp lai tạo nhiều lần để tạo ra một giống vịt hướng trứng có năng suất cao. Người ta đã dùng vịt đực giống Rouen Clair cho phối với Cocureur Indien. Ở những thế hệ sau, bổ sung thêm máu vịt cổ xanh để nâng cao tính chịu đựng và để có phẩm chất thịt ngon hơn. Cuối cùng đã tạo ra được giống Kaki Camben. Sau đó, giống này được chọn lọc và cải biên ở Hà Lan.

Đặc điểm

Vịt có ngoại hình của một giống vịt hướng trứng. Chúng có khả năng đẻ trứng cao.

Mô tả

Vịt có thân hình nhỏ, thon nhẹ, cổ dài, đầu dài, vịt mái có màu lông thuần nhất, lông màu khaki, còn vịt trống có lông màu vàng nâu ở vùng cổ và ngực, phần còn lại màu nâu xám. Toàn thân có lông màu hạt dẻ, màu nâu vàng như màu kaki, đuôi cánh có màu nâu thẫm, con đực có những vằn ngang, màu chì xám ở trên đầu, cổ cánh và đuôi. Vịt Kaki có đầu nhỏ vừa phải, mỏ con đực có màu xanh lá cây sẫm. Con cái có mỏ màu xám đen. Vịt Kaki có mắt màu đen, tinh nhanh. Cổ dài trung bình, mỏ và chân màu xám, một số chân và mỏ có màu da cam.

Thân mình có cấu trúc hơi dài nhưng vững chắc. Ngực rộng và sâu. Bụng mập tròn không xệ. Chân cao vừa phải, khỏe và có màu vàng da cam sẫm. Dáng đi của vịt Kaki nhanh nhẹn, thân hình có xu hướng gần như nằm ngang so với mặt đất. Vịt Khaki có thân hình nhỏ, lông màu khaki, mỏ và chân màu xám, một số chân và mỏ có màu da cam. Vịt thích hợp với phương thức nuôi chăn thả kết hợp xen canh lúa vịt, cá-vịt. Ngoài ra có thể nuôi khô theo phương thức nuôi công nghiệp, nuôi khô trên vườn cây[1]

Con đực trưởng thành nặng 2,5 – 3 kg, con mái 2 - 2,5 kg. Sản lượng trứng 150 - 180 quả/năm. Trứng nặng 70 - 80 g, vỏ trứng màu trắng hoặc trắng hơi xanh lá cây. Vịt có thân hình nhỏ, lông màu nâu lợt, mỏ và chân màu xám chì. Vịt bắt đầu đẻ trứng từ 140 - 145 ngày tuổi. Trọng lượng vịt mái 1,6 - 1,8 kg/con, vịt trống 2 - 2,1 kg/con. Sản lượng trứng đạt 260 - 280 quả/con/năm. Trọng lượng trứng to 65 - 75g/quả[2].

Sinh sản

Vịt trưởng thành con đực 2,5–3 kg, con mái 2-2,5 kg. Sản lượng trứng bình quân 200-280 trứng/năm, trọng lượng trứng trung bình 60-75g/quả. Vịt Kaki mái đẻ trứng rất tốt. Vịt con nuôi đến 60 ngày tuổi nặng 1,3 - 1,5 kg. Tuổi bắt đầu đẻ 140 - 145 ngày. Khối lượng khi đẻ 1,6 - 1,8 kg. Trưởng thành 1,8 – 2 kg/con. Năng suất trứng bình quân 260 - 300 quả/mái/năm, cá biệt có đàn đạt 320 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 65 - 70g/quả. Tỷ lệ phôi 90 - 98%, tỷ lệ ấp nở trên 85%. Tỷ lệ nuôi sống 98%.

Chăn nuôi

KhakiCambell

Khi nuôi vịt này, chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng, sạch, có chất độn chuồng bằng phoi bào hoặc trấu khô, hoặc rơm, rạ không bị hôi, mốc. Nhiệt độ nuôi thích hợp là từ 28-320C (trong 3 ngày đầu) và giảm dần xuống. 20-220C từ ngày thứ 10 trở đi. Dụng cụ chăn nuôi dùng cho vịt khaki Campbell đơn giản như: Máng ăn, máng uống hoặc sử dụng mẹt tre, tấm ny lông thay cho máng ăn, máng uống: cót quây vịt, vây ràng.

Chọn giống vịt con: Tránh khô chân, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn. Chọn vịt có màu lông đồng nhất. Phân biệt đực mái, loại bớt vịt đực để có thể tận dụng nuôi lấy thịt. Về việc cho ăn, dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc tốt nhất dùng gạo lứt hoặc ngô mảnh nấu chín, thóc luộc (giai đoạn vịt nhỏ), thóc sống (giai đoạn vịt lớn) trộn thêm bột cá nhạt, đậu tương rang hoặc cua, ốc, tôm, tép, Premix, vitamin. Từ 15-21 ngày tuổi cho ăn 400-450 gam/con/tuần và tập cho ăn thóc luộc. Khi vịt quen ăn thóc đuổi đi chăn thả trên đồng và cho thêm thức ăn bổ sung.

Tại Việt Nam

Giống vịt này được nhập nội vào Việt Nam từ năm 1990, nhiều nơi ở Việt Nam như miền núi, đồng bằng, trung du và ven biển đã nuôi giống vịt này đạt kết quả cao. Nhờ khả năng cho trứng rất cao và trứng chất lượng tốt bán rất chạy trên thị trường nội địa do đó nhiều hộ dân đã trở nên thoát đói, giảm nghèo nhờ nuôi giống vịt này[2]. Chúng đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vịt nhập ngoại.

Trước đây Việt Nam có phổ biến giống Khaky campbell, vịt này bắt đầu đẻ lúc 150 ngày tuổi. Mỗi năm một con có thể đẻ được 260-300 trứng, vịt đã được đưa lên Sơn La cho người MôngTà-Hộc. Chúng thích ứng rất nhanh và đẻ rất đều. Giống vịt Khaki Campbell đưa lên rất thích hợp với miền núi. Nó không cần bơi lội, sáng ra, nó theo trâu vào rừng. Tối về, mỗi con đều đẻ cho chủ 1 quả trứng. Ở vùng H'mong bà con thích lắm vì vịt đẻ liên tục, không ai nghĩ rằng, ở tận trên đỉnh núi cao mà lại nuôi được vịt[3].

Chú thích

  1. ^ “Kỹ thuật chăn nuôi vịt”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “Đưa bà con xuống biển để... nuôi vịt!”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Truy cập 7 tháng 11 năm 2015.

Tham khảo

  • Poultry, 12th August 1898, p. 336.
  • Weir, Harrison. 1902 Our Poultry p. 706-707
  • Brown, J. T.1909 Encyclopaedia of Poultry Vol.1, pp. 123–124
  • Campbell, Mrs. in The Poultry World 02 Feb. 1912:629
  • "The Campbell Duck". The American Livestock Breeds Conservancy. Archived from the original on 2006-06-19. Truy cập 2006-08-08.
  • "American Livestock Breeds Conservancy Watchlist". 2006-06-04. Archived from the original on 2006-07-05. Truy cập 2006-07-12.

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!