Pendjari có diện tích 2.755 kilômét vuông (275.500 ha) nằm về phía bắc của Tây Benin. Nó là một phần của Tổ hợp W-Arly-Pendjari, một khu bảo tồn rộng lớn ở Benin, Burkina Faso và Niger. Những ngọn đồi và vách đá của dãy Atakora làm cho khu vực này một trong những khu vực danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Benin. Nhờ sự cô lập mà vườn quốc gia Pendjari vẫn là một trong những địa điểm thú vị nhất ở Tây Phi.
Vào tháng 3 năm 2009, nó đã được đề cử là di sản dự kiến của UNESCO, và vào tháng 7 năm 2017, nó được chính thức công nhận là Di sản thế giới như là là một phần mở rộng để tạo thành một di sản xuyên quốc gia của Tổ hợp W-Arly-Pendjari.
Vườn quốc gia là nơi sinh sống của hầu hết các loài thú săn điển hình ở thảo nguyên Tây Phi. Một trong những loài động vật có vú lớn nhất vẫn còn được tìm thấy ở Pendjari là loài Báo săn Bắc Phi (Acinonyx jubatus hecki). Tuy vậy, chúng là loài rất hiếm ngay cả là trong vườn quốc gia cũng khó bắt gặp chúng.[1] Có lẽ chỉ có khoảng từ 5-13 cá thể vào năm 2007 có mặt tại vườn quốc gia, bao gồm cả Vườn quốc gia W kế bên.[2] Trong khi đó, số lượng sư tử ở vườn quốc gia Pendjari và W có khoảng 100 cá thể, là quần thể sư tử lớn nhất tại Tây và Trung Phi. Một điều đặc biệt là những con sư tử đực tại đây đều không có bờm hoặc rất ít bờm.[3] Quần thể này càng mang tầm quan trọng khi nghiên cứu đã chỉ ra tính độc nhất trong di truyền của Sư tử Tây Phi so với sư tử ở phía nam và đông châu Phi.[4] Loài Chó hoang Tây Phi là loài đứng bên bờ vực tuyệt chủng được tìm thấy tại vườn quốc gia và cả tại vườn quốc gia[5] Arli giáp ranh của Burkina Faso,[6] là một trong số ít những quần thể cuối cùng của loài này. Nó đã từng coi là đã bị tuyệt chủng, nhưng một số cá thể đã được xác nhận trong một nghiên cứu vào tháng 4 năm 2000. Các loài động vật ăn thịt lớn khác bao gồm Báo châu Phi, Linh cẩu đốm, Chó rừng vằn hông, Cầy hương châu Phi.[1]
^ abcSinsin B, Tehou AC, Daouda I, Saidou A. 2002. Abundance and species richness of larger mammals in Pendjari National Park in Benin. Mammalia 66(3):369-80.
^Marjolein Schoe, Etotépé A. Sogbohossou, Jacques Kaandorp, Hans de Iongh: PROGRESS REPORT – collaring operation Pendjari Lion Project, Benin. Funded by the Dutch Zoo Conservation Fund, 2010.
^Bauer, H.; Bertola, L. D.; De Iongh, H. H.; Funston, P. J.; Leirs, H.; Prins, H. H. T.; Sogbohossou, E.; Tumenta, P. N.; Udo De Haes, H. A.; Uit De Weerd, D. R.; Van Haeringen, W. A.; Van Hooft, W. F.; Vrieling, K.; York, D. S. (2011). “Genetic diversity, evolutionary history and implications for conservation of the lion (Panthera leo) in West and Central Africa”. Journal of Biogeography. 38 (7): 1356–1367. doi:10.1111/j.1365-2699.2011.02500.x.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
^Rosie Woodroffe, Joshua Ross Ginsberg and David Whyte Macdonald. 1997
^Bouché P, Douglas-Hamilton I, Wittemyer G, Nianogo AJ, Doucet J-L, et al. (2011). Will Elephants Soon Disappear from West African Savannahs? PLoS ONE 6(6): e20619. doi:10.1371/journal.pone.0020619
^Nicola Clericia, Antonio Bodini, Hugh Eva, Jean-Marie Grégoire, Dominique Dulieu and Carlo Paolini: Increased isolation of two Biosphere Reserves and surrounding protected areas (WAP ecological complex, West Africa). Journal for Nature Conservation Volume 15, Issue 1, ngày 24 tháng 1 năm 2007, Pages 26-40 online
^Barthelemy Kassa, Roland Libois, Brice Sinsin. 2007. Diet and food preference of the waterbuck (Kobus ellipsiprymnus defassa) in the Pendjari National Park, Benin. African Journal of Ecology, Volume 46, Issue 3 (p 303-310). onlineLưu trữ 2012-10-21 tại Archive.today
Legba, F. (2005) Contribution de la vegetation des collines de la zone cynegetique et du Parc National de la Pendjari du Benin comme milieu cadre et milieu ressource de la faune sauvage. Thèse Ing. Agr., Université d´Abomey-Calavi, Cotonou. 121 S.
Nago, S.G.A. (2005) Diversité des amphibiens dans les terroirs riverrains à la Zone Cynogénétique de la Pendjari. Mémoire de diplôme d´étude approfondies (DEA), Université d´Abomey-Calavi, Cotonou.
UNDP/ GEF (2005): Enhancing the effectiveness and catalyzing the sustainability of the W-Arly-Pendjari (WAP) protected area system. UNEP Project document PIMS 1617. [2]
Woodroffe, R., Ginsberg, J.R. and D.W. Macdonald. 1997. The African wild dog: status survey and conservation action plan, IUCN/SSC Candid Specialist Group, Published by IUCN, ISBN978-2-8317-0418-0 pages 166