Trận Ký Thành

Trận Ký Thành
Một phần của Một phần trong trận chiến thời Tam Quốc

Lũng Thượng (Cam Túc) chiến trường chính
Thời gianNăm 213 sau Công nguyên
Địa điểm
vùng Lũng Thượng (Cam Túc)
Kết quả Mã Siêu thắng lợi ban đầu (hạ Ký Thành) nhưng sau đó bị phản bội và thất bại (trong trận Lịch Thành)
Tham chiến
Mã Siêu,
Trương Lỗ,
người Khương,
người Hồ
Nhà Hán
Chỉ huy và lãnh đạo
Mã Siêu (Ma Chao)
Dương Ngang
Bàng Đức
Mã Đại
Vi Khang
Dương Phụ
Lương Khoan
Triệu Cù
Doãn Phụng
Triệu Ngang
Khương Tự
Hạ Hầu Uyên
Trương Cáp
Lực lượng
10.000[1] Thống kê không đầy đủ chỉ biết có 1.000 quân[2]
Trận Ký Thành
Phồn thể冀城之圍
Giản thể冀城之围

Trận Ký Thành (chữ Hán: 冀城之戰) hay là cuộc chiến tại Lũng Thượng là trận chiến diễn ra vào năm 213 ở thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Chiến dịch do Mã Siêu phát động nhằm tái chiếm lại các vùng đất thuộc Lương Châu đã bị quân triều đình do Tào Tháo chỉ huy chiến đóng sau trận Đồng Quan (211). Chiến trường chính của trận đánh diễn ra tại vùng Lũng Thượng thuộc huyện Cam Túc ngày nay.

Trận chiến này diễn ra gồm hai giai đoạn (gồm trận chiến vây hãm Ký Thành và trận đánh tại Lịch Thành), ban đầu Mã Siêu chỉ huy liên quân các bộ lạc tấn công mạnh mẽ chiếm được nhiều thành trì quan trọng ở vùng này, phát triển thanh thế rất nhanh, nhưng sau đó, các viên tướng đã đầu hàng Mã Siêu đã lên kế hoạch làm phản và phối hợp với quân triều đình đánh bại Mã Siêu.

Kết thúc trận chiến, thế lực Mã Siêu hoàn toàn bị triệt tiêu, ông phải lưu lạc khắp nơi, đầu quân cho các thế lực khác nhau và hoàn toàn mất quyền thống lĩnh, ảnh hưởng cuối cùng của Mã Siêu đối với các vùng này là danh tiếng của ông đối với các dân tộc ở vùng này. Trận chiến này được nhà văn La Quán Trung mô tả sinh động trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, qua đó nêu bật lên sự thiện chiến, anh dũng và tàn nhẫn của Mã Siêu cũng tinh thần trung nghĩa của Dương Phụ.

Bối cảnh

Mã Siêu luôn chờ thời cơ báo thù

Sau thất bại tại trận Đồng Quan, Mã Siêu phải rút lui về phía Tây, tị nạn trong các vùng đất của người Khươngngười Hồ nhưng ông luôn chờ đợi cơ hội để phát binh báo thù. Mặt khác, sau khi chiến thắng trong trận Đồng Quan, Tào Tháo tuy muốn nhân cơ hội tiêu diệt tàn quân của lực lượng Tây Lương nhưng không thể thực hiện được vì Tôn Quyền ở Giang Đông đã khởi binh tấn công vào hậu phương phía đông nam. Tình thế đó buộc Tào Tháo phải rút quân chủ lực về phía Đông tập trung đối phó. Mặt trận phía Tây chỉ để lại Hạ Hầu Uyên trấn giữ, việc phòng bị ở vùng Lũng Thượng được giao hoàn toàn cho quan binh địa phương.

Hành động này của Tào Tháo đã làm cho các lực lượng ở địa phương lo ngại vì việc rút đi các lực lượng chủ lực sẽ khiến cho nơi đây không đủ khả năng phòng thủ trước hiểm họa thường trực là lực lượng hùng mạnh của Mã Siêu đang chờ cơ hội phản kích.

Quan trấn thủ ở vùng Lũng Thượng là Dương Phụ cảnh báo với Tào Tháo về mối nguy hiểm thường trực của Mã Siêu đối với an ninh của vùng Lũng Thượng:[3]

Tuy vậy, tình thế buộc Tào Tháo phải rút quân về phía Bắc, bỏ lỏng mặt trận ở Lũng Thượng. Đúng như phán đoán của Dương Phụ, sau khi Tào Tháo rút quân đi, Mã Siêu đã xua quân đến đánh chiếm vùng Lũng Thượng.

Lực lượng hai bên

Binh lực của Mã Siêu

  • Quân đội: thành phần quân đội của Mã Siêu là một hỗn hợp bao gồm các chiến sĩ của các bộ tộc (rợ) Nhung, Khương, Đê, Hồ. Theo Tam Quốc chí thì số lượng binh sĩ của Mã Siêu lên đến 10.000 người.[1]
  • Chỉ huy: thành phần chỉ huy của đội quân này bao gồm: Mã Siêu – Tổng chỉ huy, Bàng Đức, Mã Đại. Tam Quốc diễn nghĩa cho biết thêm trong lực lượng của Mã Siêu còn có Triệu Nguyệt (con của Triệu Ngang) đang làm tì tướng dưới trướng của Mã Siêu và đi theo Mã Siêu chinh chiến là Dương thị - vợ của Mã Siêu cùng ba đứa con nhỏ.
  • Đồng minh: Tam Quốc chí còn cho biết[1] lực lượng đồng minh của Mã Siêu trong trận đánh này còn có quân đội của Trương Lỗ một lãnh chúa ở Hán Trung. Trong trận đánh này ông đã cử tướng Dương Ngang dẫn binh hỗ trợ cho Mã Siêu.

Lực lượng Tào Tháo

  • Quân đội: Lực lượng quân Tào phòng vệ nơi đây chủ yếu là quân Hán và một số hàng binh trong trận Đồng Quan do các quan viên địa phương cai quản, ngoài ra còn có quân của Hạ Hầu Uyên đang đóng quân ở Trường AnTrương Hợp đang tuần thú ở vùng này.[5]
  • Chỉ huy: Chỉ huy trận đánh này, về phía lực lượng địa phương gồm: Thái thú Vi Khang, tham quân Dương Phụ, cùng các tướng Lương Khoan, Triệu Cù, Doãn Phụng, Triệu Ngang, Khương Tự. Tam Quốc diễn nghĩa cho biết thêm trong lực lượng này còn có bảy người anh em của Dương Phụ và Vương thị, người vợ của Triệu Ngang theo chồng ra chiến trận.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung kể rằng quân Tào được sự ủng hộ của mẹ Khương Tự, gia đình của thái thú Vi Khang, Khương Tự, Doãn Phụng, Triệu Ngang.

Diễn biến

Diễn biến của trận chiến có thể chia làm hai giai đoạn chính, ban đầu quân Mã Siêu thắng lợi liên tục, chiếm được Ký Thành, chiêu hàng được các quan lại người Hán ở vùng Lũng Thượng. Giai đoạn thứ hai được bắt đầu bằng kế hoạch phản công của các quan lại người Hán chống lại Mã Siêu, kết quả họ đã thành công khi lừa được Mã Siêu rời bỏ Ký Thành, sau đó phối hợp với lực lượng của Hạ Hầu Uyên tiến đánh Mã Siêu và giành thắng lợi.

Mã Siêu đánh Ký Thành

Năm 212 công nguyên, Mã Siêu đã nhân cơ hội Tào Tháo lơi lỏng phòng bị ở vùng Lũng Thượng đã nhanh chóng đưa quân đến chinh phục các vùng đất này.[3] Với lực lượng hùng hậu đến từ các bộ lạc người Khương và người Hồ ở vùng này, ngoài ra, Mã Siêu còn nhận được sự hỗ trợ của Trương Lỗ nên trong vòng một năm, quân Mã Siêu đã chiếm giữ được hầu hết các thành trì ở vùng này, ngoại trừ Ký Thành vẫn kháng cự quyết liệt. Dương Phụ đã chiêu mộ các gia đinh, nhân sĩ trong vùng lên đến 1.000 quân tham gia chiến đấu phòng vệ thành, bản thân ông ta luôn xung phong phòng vệ thành trì.[6]

Sau khi chiếm được nhiều cùng trọng điểm ở vùng Lũng Thượng, Mã Siêu đã điều quân bao vây phong tỏa Ký Thành là cứ điểm phòng ngự cuối cùng. Ông cho phong tỏa, siết chặt vòng vây ở khu vực này. Tình hình phòng ngự trong thành đã diễn biến theo hướng xấu đi. Quan thái thú là Vi Khang liên tục cho thường sai người đến chỗ Hạ Hầu Uyên đóng quân (ở Trường An) để xin cứu viên nhưng không nhận được trả lời.

Trong một nỗ lực cuối cùng, Thái thú Vi Khang đã cử thân tín của mình vượt vòng vây để chạy về Trường An cầu cứu nhưng đã bị Mã Siêu bắt được. Mã Siêu dùng mọi thủ đoạn để dụ dỗ người này chỉ đường cho Mã Siêu xâm nhập thành và muốn dùng làm nội ứng nhưng đã bị từ chối kịch liệt. Mã Siêu nổi giận xử tử người này và tiếp tục chiến dịch bao vây thành.[1]

Sau khi biết tin này và tình hình phòng thủ chuyển biến xấu, Vi Khang liền họp bàn với các quan viên dưới quyền và đề ra ý định đầu hàng Mã Siêu. Dương Phụ là tướng dưới quyền khuyên ông không nên đầu hàng. Nhưng Vi Khang không nghe theo mà ở cửa thành đầu hàng.

Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng:[7] Vi Khang chờ mãi không được, bàn với chúng ra hàng Mã Siêu. Quan tham quân là Dương Phụ khóc mà can rằng: Mã Siêu là phản tặc, không nên hàng!. Nhưng ông nói rằng: Sự thể đã đến đây này, chẳng hàng còn đợi đến bao giờ nữa?. Dương Phụ cố can mãi như Vi Khang không nghe, mở tung cửa thành ra hàng.

Mã Siêu vào thành, ra lệnh giết chết thái thú Vi Khang. Tuy vậy, ông lại không giết Dương Phụ, thậm chí còn tin tưởng và trọng dụng. Mã Siêu không hề biết rằng chính Dương Phụ là người cảnh báo cho Tào Tháo để cảnh giác với Mã Siêu và cũng chính ông này là người đã quyết tâm chiến đấu đến cung[cần dẫn nguồn]. Dương Phụ được Mã Siêu trọng dụng nhân đó bèn tiến cử cả Lương Khoan, Triệu Cù, Mã Siêu cũng dùng cho làm tướng cả.

Tam Quốc diễn nghĩa chép rằng: Khi tiến vào Ký Thành, gặp Vi Khang đầu hàng thì Mã Siêu giận lắm, nói rằng: "Nay sự thể đã nguy cấp lắm mi mới chịu hàng, không phải là thực bụng". Liền bắt cả nhà Vi Khang hơn bốn mươi người giết hết. Có người nói: "Dương Phụ khuyên Vi Khang đừng hàng, nên bắt mà chém đi!" Mã Siêu nói: "Người ấy khuyên thế là biết giữ nghĩa, không nên giết". Sau đó lại dùng Dương Phụ làm tham quân.

Sau khi chiếm cứ được Ký thành, lực lượng của Mã Siêu trở nên lớn mạnh hơn hẳn khiến ông nghĩ đến việc khôi phục lại Tây Lương và tấn công Tào Tháo một lần nữa. Mã Siêu tự xưng là Chinh Tây tướng quân, tự lĩnh chức Tinh Châu mục, đốc xuất việc quân ở Lương châu.[3] Dưới trướng của Mã Siêu còn có Mã ĐạiBàng Đức. Bàng Đức được giao phụ trách việc phòng thủ Ký Thành.[8] Ngoài ra ông đang có một loạt hàng tướng người Hán đã đầu hàng và đang phục vụ dưới trướng.

Dương Phụ phản công

Hạ Hầu Uyên phối hợp đánh bại Mã Siêu

Vì cần có nhân sự để tổ chức xây dựng lực lượng nên Mã Siêu đã chấp nhận và trọng dụng những hàng tướng người Hán mà không điều tra kỹ lý lịch của họ[cần dẫn nguồn]. Những viên quan người Hán này vẫn không một lòng theo về với Mã Siêu, họ còn câu kết với nhau lập kế hoạch chống lại ông[cần dẫn nguồn].

Dương Phụ và Lương Tự khởi binh đánh chiếm Lịch Thành (Lỗ Thành), một địa điểm quan trọng cạnh Ký Thành. Để tái chiếm lại Lịch Thành, Mã Siêu buộc phải huy động toàn bộ lực lượng của mình đến tiến đánh Lỗ Thành. Mã Siêu tin tưởng giao ký thành cho Lương Khoan, Triệu Cù canh giữ. Tuy nhiên, khi toàn quân của Mã Siêu rời khỏi Ký Thành, Lương Khoan, Triệu Cù lập tức phản bội, kiểm soát Ký Thành. Lúc này Mã Siêu đang tiến đánh Lỗ Thành, Lỗ Thành dưới sự chỉ huy của Dương Phụ và Lương Tự phòng thủ vững vàng trước sức tấn công của Mã Siêu.

Không công hạ được Lỗ Thành, Mã Siêu phải dẫn binh mã quay về Ký Thành để tổ chức lại lực lượng, nghỉ ngơi nhằm tiếp tục phát binh đánh chiếm. Nhưng khi về đến Ký Thành thì tình thế đã xoay chuyển, Lương Khoan, Triệu Cù đã kiểm soát được Ký Thành và ra lệnh đóng chặt cửa thành, không cho Mã Siêu nhập thành.

Cùng thời gian này, Tào Tháo cũng phái binh mã do Trương Cáp cùng Hạ Hầu Uyên tấn công các dư đảng còn sót lại ở vùng Tây Lương sau trận quan độ, đánh dẹp Lương Hưng cùng người tộc Đê ở quận Vũ Đô. Nhân cơ hội này, Trương Cáp dẫn quân tấn công và "phá được Mã Siêu".[5]

Tam Quốc diễn nghĩa mô tả trận này trong hồi 64. Theo đó, Dương Phụ giả cách xin Mã Siêu nghỉ hai tháng để về lo liệu việc tang cho vợ ở Lâm Thao, nhân đó qua huyện Lịch Thành rủ người em họ là Khương Tự cất quân báo thù. Sau đó hai người đóng quân ở Lịch Thành, cùng với Doãn Phụng, Triệu Ngang cất quân đóng ở Kỳ Sơn đánh Mã Siêu. Bốn người dùng phục binh, lại được sự phối hợp của Hạ Hầu UyênTrương Cáp nên phá được Mã Siêu.

Kết quả

Lãnh thổ mở rộng của Tào Tháo giai đoạn 200-220

Mất Ký Thành, chỗ đóng trú cho toàn quân, cũng như vấn đề hậu cần, lương thảo… Mã Siêu lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan dẫn đến việc thất bại nặng nề tại Lũng Thượng buộc ông cùng với Mã Đại, Bàng Đức đành phải chạy vào Hán Trung nương nhờ lãnh chúa Trương Lỗ.[9]

Trong trận chiến này Mã Siêu vì nôn nóng trả thù, phục hận nên đã có những quyết định tàn nhẫn gây bất bình cho nhân dân và các quan viên người Hán trong vùng như: Giết chết Thái thú Vi Khang cùng với cả nhà hơn bốn mươi người khi ông này đã đầu hàng, chém viên tì tướng Triệu Nguyệt của mình chỉ vì người này có cha là Triệu Ngang đã chống lại Mã Siệu. Hoặc khi thua trận về đến Lịch Thành, Mã Siêu vào thành (do quân giữ thành lầm tưởng là quân triều đình) đã điên cuồng tàn sát nhân dân, ông ta giết từ cửa nam giết đi, nhân dân trong thành sạch nhẵn, lại chém luôn mẹ của Khương Tự, bắt tuốt già trẻ cả nhà Khương Tự, Doãn Phụng, Triệu Ngang giết sạch.

Trong văn hóa đại chúng

Trận chiến Ký Thành được phổ biến rộng rãi thông qua tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, bên cạnh đó, trận chiến này cũng được tái hiện trong trò chơi điện tử Dynasty Warriors 5 của hãng Koei màn Battle of Ji Castle, trong màn này, Mã Siêu cùng Bàng Đức dẫn quân đánh chiếm Ký Thành và thành công, sau đó Bàng Đức bỏ ra đi tìm lý tưởng vì không thể ở lại với lý tưởng báo thù của Mã Siêu.

Tham khảo

  • Tam Quốc diễn nghĩa, Nguyên tác: La Quán Trung, dịch giả: Phan Kế Bính
  • Tam Quốc chí, Trần Thọ, chú thích: Bùi Tùng Chi
  • Tướng soái cổ đại Trung Hoa, tập 1, Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, Nhà xuất bản Lao động và Xã hội, năm 2006
  • Trí tuệ mưu lược Gia Cát Khổng Minh, Luyện Xuân Thu, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2006
  • Mười đại Thừa tướng Trung Quốc, Lưu Kiệt (chủ biên), người dịch: Phong Đảo, Nhà xuất bản Văn học, năm 2009

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b c d Tam Quốc chí, Ngụy thư, quyển 25
  2. ^ Khương Tự
  3. ^ a b c Tam Quốc chí, Mã Siêu truyện, quyển 36
  4. ^ Tức là Hàn TínAnh Bố, những danh tướng và công thần khai quốc của nhà Hán
  5. ^ a b Tam Quốc chí, Trương Cáp truyện, quyển 17
  6. ^ Tam Quốc chi, Ngụy thư quyển 18, Dương Phụ truyện
  7. ^ Tam Quốc diễn nghĩa, hồi 64
  8. ^ Tam Quốc chí, Bàng Đức truyện, quyển 18
  9. ^ Tam Quốc diễn nghĩa, Mã Siêu truyện, quyển 36

Read other articles:

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (نوفمبر 2020) لي دينه (بالفيتنامية: Lê Dinh)‏  معلومات شخصية الميلاد 8 سبتمبر 1934  فينه هوو  [لغات أخرى]‏  الوفاة 9 نوفمبر 2020 (86 سنة) [1]  مونتريال  مواطنة ف

 

Fernand Bonnier de La Chapelle Fernand Bonnier de La Chapelle (Algiers, 1922 – aldaar, 26 december 1942) was een Frans verzetsstrijder. Op 24 december 1942 vermoordde hij admiraal François Darlan, het voormalig hoofd van de regering van Vichy-Frankrijk en zelfbenoemd Hoge Commissaris van Frans Noord-Afrika en West-Afrika. De snelle rechtszaak en executie van Bonnier de La Chapelle wakkerde talloze complottheorieën aan over de vraag wie achter de aanslag zat.[1] Als student aan de ...

 

UFC mixed martial arts event in 2019 UFC Fight Night: Rodríguez vs. StephensThe poster for UFC Fight Night: Rodríguez vs. StephensInformationPromotionUltimate Fighting ChampionshipDateSeptember 21, 2019 (2019-09-21)VenueMexico City ArenaCityMexico City, MexicoAttendance10,112[1]Event chronology UFC Fight Night: Cowboy vs. Gaethje UFC Fight Night: Rodríguez vs. Stephens UFC Fight Night: Hermansson vs. Cannonier UFC Fight Night: Rodríguez vs. Stephens (also known as U...

千葉県立幕張海浜公園 幕張海浜公園(2008年9月3日) 分類 広域公園所在地 日本千葉県千葉市美浜区座標 北緯35度38分37.7秒 東経140度2分24.9秒 / 北緯35.643806度 東経140.040250度 / 35.643806; 140.040250座標: 北緯35度38分37.7秒 東経140度2分24.9秒 / 北緯35.643806度 東経140.040250度 / 35.643806; 140.040250面積 679,000m2設計者 美浜園(日本庭園)設計:ライフ計画...

 

Микола Миколайович Кравець Народився 24 листопада 1928(1928-11-24)с. Бабичі, Білгорайський пов., Люблінське воєв., ПольщаПомер 20 липня 2011(2011-07-20) (82 роки)м. Вінниця, УкраїнаКраїна  УкраїнаНаціональність українецьДіяльність історикAlma mater Львівський національний університет іме...

 

دين خارجي هو ذلك الجزء من الدين الكلي في البلاد التي هي المستحقة للدائنين خارج البلاد.[1][2][3] يمكن للمدينين تكون الحكومة أو الشركات أو المنازل الخاصة. الدين تتضمن الأموال المستحقة للمصارف التجارية الخاصة، وغيرها من الحكومات، أو المؤسسات المالية الدولية مثل صندو

Paul OtletLahir(1868-08-23)23 Agustus 1868Brussels, BelgiaMeninggal10 Desember 1944(1944-12-10) (umur 76)Brussels, BelgiaKebangsaanBelgiaAlmamater Universitas Katolik Leuven Université Libre de Bruxelles Dikenal atasMenjadi salah satu yang dianggap sebagai bapak ilmu informasiKarier ilmiahBidangIlmu informasiInstitusiInstitut International de Bibliographie (sekarang bernama International Federation for Information and Documentation)TerinspirasiHenri La Fontaine, Edmond Picard, Melvil De...

 

Matthew BetzDari Broadway to Cheyenne (1932)Lahir(1881-09-13)13 September 1881St. Louis, Missouri, Amerika SerikatMeninggal26 Januari 1938(1938-01-26) (umur 56)Sawtelle, California, Amerika SerikatPekerjaanPemeranTahun aktif1914-1937 Matthew Betz (13 September 1881 – 26 Januari 1938) adalah seorang pemeran film Amerika Serikat. Ia tampil dalam 125 film antara 1914 dan 1937. Sebagian filmografi Putting One Over (1919) Good References (1920) Pirate Gold (1920) Salvatio...

 

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (مارس 2023) عبد الرحمن الحملي معلومات شخصية الاسم الكامل عبد الرحمن محمد الحملي تاريخ الميلاد 12 سبتمبر 1996 (العمر 27 سنة) مركز اللعب مهاجم الجنسية  السعودية معلومات النا...

The Reception of Charles II and his Brothers in the Schuttershof Jan Baptist van Meunincxhove[1] (c. 1620/25 – 1703/04) was a Flemish painter of cityscapes, architectural paintings, marine views and group portraits who was active in Bruges. Without being original, he maintained a high standard of painting at a time when art in Flanders was in decline. Life Details about the life of Jan Baptist van Meunincxhove are few. He was born around 1620-25 and became in 1639 a pupil of the lea...

 

Koordinat: 80°49′35″N 66°27′30″W / 80.82639°N 66.45833°W / 80.82639; -66.45833 Pulau HansNama lokal: Tartupaluk  (Inuktitut dan Greenland)ᑕᕐᑐᐸᓗᒃ (Aksara Inuktitut)Hans Ø (Denmark)Île Hans (Prancis)Pulau Hans dari sisi timur (sisi Greenland)Letak Pulau Hans di antara Pulau Greenland dan EllesmereGeografiLokasiKanal Kennedy, Selat NaresKoordinat80°49′35″N 66°27′30″W / 80.82639°N 66.45833°W / 80.82639...

 

1981 studio album by Soft Cell Entertain Me redirects here. For the Blur song, see The Great Escape (Blur album). For the instrumental by Tigran Hamasyan, see Mockroot. Non-Stop Erotic CabaretStudio album by Soft CellReleased27 November 1981 (1981-11-27)Recorded1980–1981Studio Camden Cell (London)[a] Advision (London)[b] Genre Synth-pop new wave Length40:32LabelSome BizzareProducerMike ThorneSoft Cell chronology Mutant Moments(1980) Non-Stop Erotic Cabaret...

The Best是索尼PlayStation在日本和亚洲部分地区的廉价类别。类似的廉价类别还有北美的Greatest Hits、PAL区的Essentials以及韩国的BigHit Series(英语:BigHit Series)。 在初代PlayStation中,当PSone2000年发行时,Best版为PSone Books名义。此标签下的游戏皆为廉价再次发行的畅销游戏。以PSone Book标签发行的游戏和其他PlayStation游戏不同,使用的是小光盘盒(英语:光盘盒)。游戏说明书通常置...

 

Ottoman governor and admiral Sofu Ali Pasha and Sufi Ali Pasha redirect here. For the contemporary Ottoman governor of Egypt, Bosnia, and Diyarbekir, see Sofu Hadım Ali Pasha. For other people, see Ali Pasha (disambiguation). Müezzinzade Ali PashaMüezzinzade in a 1571 broadsheetDied7 October 1571Gulf of Patras, Ionian SeaAllegiance Ottoman EmpireService/branch Ottoman NavyYears of servicec. 1530–1571RankGrand Admiral, Governor-generalBattles/warsOttoman–Habsburg wars Battle of Lep...

 

Railway station in Cumbria, England Not to be confused with Dalton railway station. DalstonDalston (Cumbria)General informationLocationDalston, CumberlandEnglandCoordinates54°50′46″N 2°59′19″W / 54.8461650°N 2.9885758°W / 54.8461650; -2.9885758Grid referenceNY366506Owned byNetwork RailManaged byNorthern TrainsPlatforms2Tracks2Other informationStation codeDLSClassificationDfT category F2HistoryOriginal companyMaryport and Carlisle RailwayPre-groupingMaryport...

Function called at the end of an object's lifetime In object-oriented programming, a destructor (sometimes abbreviated dtor[1]) is a method which is invoked mechanically just before the memory of the object is released.[2] It can happen when its lifetime is bound to scope and the execution leaves the scope, when it is embedded in another object whose lifetime ends, or when it was allocated dynamically and is released explicitly. Its main purpose is to free the resources (memor...

 

American academic (1936–2020) Alan G. GrossGross, photographed in 2009Born(1936-06-02)June 2, 1936New York City, New York, U.S.DiedOctober 16, 2020(2020-10-16) (aged 84)Minneapolis, Minnesota, U.S.Alma materPrinceton UniversityChildren3Scientific careerFields Rhetoric Rhetoric of science Communication studies Institutions University of Minnesota Purdue University Northwest Macomb Community College Wayne State University Alan G. Gross (June 2, 1936 - October 16, 2020[1]) wa...

 

Franz Hofer Franz Hofer – autoportret Data i miejsce urodzenia 24 grudnia 1885 Gosting koło Grazu, Austro-Węgry Data i miejsce śmierci 3 maja 1915 Lichwin Miejsce spoczynku Lichwin, Polska Multimedia w Wikimedia Commons Tablica pamiątkowa i grób Franza Hofera Franz Hofer (ur. 1885, zm. 1915) – austriacki grafik i malarz. Dzieciństwo Urodził się w wielodzietnej rodzinie młynarza, w miejscowości Gosting koło Grazu. Jego ojciec zdradzał umiłowanie do sztuki i poezji. D...

Pakistani actor (born 1963) Iqbal ThebaTheba in October 2012Born (1963-12-20) December 20, 1963 (age 59)Karachi, PakistanOccupationActorYears active1992–presentChildren2 Iqbal Theba (pronounced /ˈɪkbɑːl ˈteɪbə/; born December 20, 1963)[1] is a Pakistani actor, known for his recurring role as Principal Figgins in the show Glee. Early life Theba was born in Karachi, Pakistan.[1] He belongs to the Theba tribe, a Gujarati-speaking group originating from Sindh.&#...

 

Species of flowering plant Olea oleaster Scientific classification Kingdom: Plantae (unranked): Angiosperms (unranked): Eudicots (unranked): Asterids Order: Lamiales Family: Oleaceae Genus: Olea Species: O. oleaster Binomial name Olea oleasterHoffmanns. & Link Olea oleaster, the wild-olive, has been considered by various botanists a valid species and a subspecies[1] of the cultivated olive tree, Olea europea, which is a tree of multiple origins[2] that was domesticate...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!