Trao đổi tù binh hay trao đổi tù nhân là một thỏa thuận giữa hai bên đối lập trong một cuộc xung đột nhằm giải phóng tù binh bao gồm: tù binh chiến tranh, gián điệp, con tin,... Đôi khi, trong một số trường hợp, thi thể cũng có thể được trao đổi.[1]
Theo Công ước Genève, tù binh không thể góp phần dẫn đến thành công trong cuộc chiến, vì bệnh tật hoặc khuyết tật mà họ có quyền được hồi hương. Bất kể số lượng tù binh bị ảnh hưởng; quốc gia giam giữ không thể từ chối những yêu cầu chính đáng này.[2]
Chiến tranh thế giới thứ hai ở Nam Tư đã phải chứng kiến một cuộc đấu tranh tàn khốc giữa các lực lượng vũ trang của Đức Quốc Xã và Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư của Đảng Cộng sản Nam Tư. Mặc dù vậy, hai bên đã đàm phán trao đổi tù binh hầu như ngay từ đầu cuộc chiến. Trong nhiều hoàn cảnh đặc biệt, những buổi tiếp xúc ban đầu đã phát triển thành những thỏa thuận trao đổi chính thức, tập trung vào việc tạo ra một vùng trung lập, có thể là vùng duy nhất như vậy ở châu Âu, nơi các tù nhân thường xuyên được trao đổi cho đến cuối tháng 4 năm 1945, việc này đã cứu được hàng nghìn mạng sống.[4]
^Gaj Trifković, "Making Deals with the Enemy: Partisan-German Contacts and Prisoner Exchanges in Yugoslavia, 1941–1945" in: Global War Studies 01/2013; 10(2):6–37.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.