PGS.TS. Lê Hoài Đức PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng
Trường Đại học Giao thông Vận tải (tiếng Anh: University of Transport and Communications, tên viết tắt: UTC) là một trường đại học công lập đứng đầu ngành GTVT, theo định hướng nghiên cứu, có nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực về kỹ thuật và kinh tế trong Giao thông Vận tải của Việt Nam. Trường Đại học Giao thông Vận tải có tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính (bắt đầu đào tạo từ 1902 thời thuộc Pháp) được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghị định thư ngày 08/10/1945 của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe và ngày 14/11/1945 của Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính Đào Trọng Kim. Tháng 8/1960, Ban Xây dựng Trường Đại học Giao thông vận tải được thành lập và tuyển sinh khóa 1 trình độ Đại học. Ngày 24/03/1962, trường chính thức mang tên Trường Đại học Giao thông vận tải theo Quyết định số 42/CP ngày 24/03/1962 của Hội đồng Chính phủ. Trường Đại học Giao thông Vận tải là trường đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế, có mục tiêu trở thành Đại học trọng điểm quốc gia.
Các cơ sở đào tạo
Cơ sở tại Hà Nội: Số 3 đường Cầu Giấy, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Cơ sở 2(Phân hiệu) tại Thành phố Hồ Chí Minh: 450 Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử
Năm 1902,Trường Công chính được thành lập với mục đích đào tạo người Việt Nam cho các cơ quan công chính. Sau khi đất nước giành được độc lập 2/9/1945, ngày 15 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh khai giảng lại Nhà trường với tên gọi Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam[1]. Ngày 15/11 hàng năm được lấy là ngày Truyền thống của Trường. Từ năm 1945 đến nay, trải qua nhiều đổi thay Trường đã lần lượt trải qua các cột mốc và mang các tên gọi sau:
Ngày 13/4/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh đổi tên Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam thành Trường Đại học Công chính;
Tháng 12/1946, Trường ngừng công tác giảng dạy và đào tạo học tập để phục vụ kháng chiến;
Tháng 4/1948, Trường rời địa điểm tới huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình;
Ngày 1/2/1949, theo sắc lệnh số 02/SL và theo nghị quyết số 60 ngày 24/2/1949 Trường Đại học Công Chính đổi tên thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật;
Ngày 1/1/1952 Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Giao thông Công Chính;
Tháng 4/1955, Trường trở về Hà Nội tái xây dựng cơ sở mới tại Cầu Giấy;
Tháng 8/1956, Trường được tách ra thành hai trường Trung cấp giao thông và Trung cấp Thủy Lợi - Kiến Trúc;
Tháng 8/1960 Bộ Giao thông Vận tải quyết định thành lập ban xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải;
Ngày 24/3/1962 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 42/CP thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải, Ngày 24/3 được lấy làm ngày Thành lập Trường;
Ngày 23/7/1968 Trường đổi tên thành Đại học Giao thông Đường Sắt và Đường Bộ, đồng thời thành lập phân hiệu Đại học Giao thông Đường Thủy ở Hải Phòng;
Tháng 9/1969 Trường chuyển từ Mai Sưu về Hà Nội;
Tháng 7/1983 Trường được bàn giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (Bộ GD ĐT) quản lý toàn diện;
Tháng 11/1985 Trường đổi tên thành Trường Đại học Giao thông vận tải;
Tháng 4/1990 Trường chính thức thành lập cơ sở 2 tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh (nay là Thành phố Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh).
Cơ cấu tổ chức
Đội ngũ cán bộ giảng viên
Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý của Nhà trường hiện có 1120 người; trong đó có 827 Giảng viên với 91 Giáo sư và Phó Giáo sư, 202 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 489 Thạc sỹ.
Lãnh đạo Trường hiện nay
Hiệu trưởng:
GS.TS. Nguyễn Ngọc Long
Các Phó Hiệu trưởng:
PGS.TS. Lê Hoài Đức
PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng
Hội đồng trường:
Chủ tịch: PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương
Thư ký: PGS.TS. Bùi Tiến Thành
Lãnh đạo các đoàn thể:
Chủ tịch Công đoàn: Phạm Tiến Dũng
Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: ThS. Nguyễn Văn Khởi
Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh: KS. Bùi Quang Tuấn
Các Khoa, Bộ môn trực thuộc
Khoa Công Trình: gồm 12 Bộ môn
Khoa Cơ khí: gồm 8 Bộ môn
Khoa Vận tải - Kinh tế: gồm 7 Bộ môn
Khoa Điện-Điện tử: gồm 6 Bộ môn
Khoa Kỹ thuật xây dựng: gồm 3 Bộ môn
Khoa Công nghệ thông tin: gồm 3 Bộ môn
Khoa Môi trường và An toàn giao thông: gồm 2 Bộ môn
Năm 2020 Khoa Công trình tuyển sinh 910 chỉ tiêu theo hình thức xét tuyển kết quả thi THPT và xét học bạ.
(1) Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
- Chuyên ngành Cầu - Đường bộ. Mã ngành 7580205-01, chỉ tiêu tuyển sinh 350
- Nhóm chuyên ngành: Đường bộ và Kỹ thuật giao thông đường bộ. Mã ngành 7580205-02, chỉ tiêu tuyển sinh 120
[2];
Khoa Điện - điện tử: Bộ môn kỹ thuật thông tin; Bộ môn tín hiệu giao thông; Bộ môn kỹ thuật viễn thông; Bộ môn điều khiển học; Bộ môn kỹ thuật điện tử; Bộ môn kỹ thuật điện; Bộ môn trang bị điện - điện tử trong công nghiệp và giao thông vận tải[4];
Khoa Vận tải - Kinh tế: Bộ môn cơ sở kinh tế và quản lý; Bộ môn kinh tế vận tải; Bộ môn vận tải & kinh tế đường sắt; Bộ môn vận tải đường bộ và thành phố; Bộ môn kinh tế vận tải & du lịch; Bộ môn kinh tế bưu chính viễn thông; Bộ môn quản trị kinh doanh[5];
Khoa Công nghệ thông tin: Bộ môn khoa họcmáy tính; Bộ môn mạng & các hệ thống thông tin; Bộ môn công nghệ phần mềm[6];
Khoa Khoa học cơ bản: Bộ môn vật lý; Bộ môn hoá học; Bộ môn hình hoạ - Vẽ kỹ thuật; Bộ môn Nga - Pháp; Bộ môn Anh văn; Bộ môn toán giải tích; Bộ môn Đại số và xác suất thống kê; Bộ môn cơ lý thuyết;