Tích Khánh Thái hậu Tiêu thị nguyên quán huyện Mân, nay là Phúc Châu, Phúc Kiến[3]. Tiêu thị trở thành phi thiếp của Đường Mục Tông khi ông còn là Kiến An vương[4][5]. Khi bà rời quê, cha mẹ bà đã qua đời, còn lại một người em trai sống ở quê.
Năm Nguyên Hòa thứ 4 (809), Tiêu thị hạ sinh Lý Ngang, tức Đường Văn Tông sau này[3]. Năm Trường Khánh nguyên niên (821), lúc này Mục Tông đã đăng cơ, con trai bà là Lý Ngang được phong làm Giang vương (江王). Tuy nhiên, không rõ địa vị phi tần của bà trong hậu cung[3][6]. Theo lý, bà có lẽ sẽ trở thành [Giang Vương thái phi] do con trai được phong tước Vương, song đến nay vẫn không có tài liệu nào chắc chắn vấn đề này.
Ngày 10 tháng 1 cùng năm, Khắc Minh giả di chiếu, đưa Giáng vương ra gặp chư tể tướng. Bọn Khắc Minh lại bố trí tay chân nắm giữ cung điện, mưu trừ các hoạn quan khác. Nhóm hoạn quan gồm Xu mật sứ Vương Thủ Trừng (王守澄), Trung úy Lương Thủ Khiêm (梁守謙), Ngụy Tòng Gián (魏從簡) nghe tin có biến động, bèn tập hợp binh lính tiến vào cung diệt tặc, đồng thời cho đón Giang vương Lý Ngang vào cung. Cuối cùng, quân Thần Sách của Vương Thủ Trừng và quân Phi Long giết chết hết bọn loạn đảng Lưu Khắc Minh, Giáng vương Ngộ cũng chết trong loạn quân. Ngày 13 tháng 1, Giang vương Lý Ngang chính thức lên ngôi, trở thành Đường Văn Tông.
Tự hoàng đế thần danh ngôn: Cổ tiên triết vương chi hữu thiên hạ dã, tất dĩ hiếu kính phụng vu thượng, từ huệ tiếp vu hạ, cực thành ý dĩ hậu nhân luân, tư do cận dĩ cập viễn, cố tự gia nhi hình quốc. Dĩ thần phụng nghiêm từ chi huấn, thừa giáo phủ chi nhân, nhi trường nhạc thượng úc kỳ hồng danh, nội triều vị sùng vu chính vị, tắc suất thổ thần tử, cần cần khẩn khẩn, duyên cảnh xí chủng, hạt dĩ tắc kỳ tâm hồ!
Thị dụng đặc cử di chương, thức tuân cựu điển, kê thủ tái bái, cẩn thượng Mục Tông Duệ Văn Huệ Hiếu hoàng đế phi tôn hào, viết Hoàng thái hậu.
Phục duy dữ thiên hợp đức, nghĩa thân tích khánh, duẫn li âm giáo, chi tu nội tắc. Quảng lục cung chi giáo, tham thập loạn chi công, di thần bảo hòa, hoằng phúc vạn hữu.
”
— Sách tôn Hoàng thái hậu Tiêu thị thời Đường Văn Tông
Theo vai vế, Văn Tông là em của Kính Tông, do đó mẹ của Kính Tông là Vương Thái hậu không tôn làm Thái hoàng thái hậu, mà lấy niên hiệu Bảo Lịch để làm tôn hiệu, gọi Bảo Lịch Thái hậu (寶曆太后). Lúc đó, Quách Thái hoàng thái hậu có địa vị cao nhất nên được bố trí ở Hưng Khánh cung (興慶宮), Vương Thái hậu ở Nghĩa An điện (義安殿), còn Tiêu Thái hậu sống ở trong Đại nội, đương thời xưng gọi [Tam cung Thái hậu; 三宮太后]. Đường Văn Tông vốn tính hiếu thuận, phụng sự Tam cung đều như nhau. Mỗi khi các nơi tiến công kì trân dị vật thì trước đưa đến tông miếu, tiếp đó dâng đến Tam cung còn dư thừa mới để tự mình chi dùng[7][8].
Truy tìm em trai
Được hiển quý, Tiêu Thái hậu nhớ đến người thân là đứa em trai duy nhất, bà bèn thỉnh cầu Văn Tông. Sau khi nghe đến, Văn Tông lệnh cho Tiết độ sứ Phúc Kiến tìm kiếm người em trai đã thất lạc của bà, nhưng không tìm ra. Tình cờ, một công nhân làm trà là Tiêu Hồng (蕭洪), tìm kiếm người chị thất lạc của mình. Một thương nhân Triệu Chuẩn (趙縝) đã giới thiệu Tiêu Hồng với con rể Từ phu nhân là Lữ Chương (呂璋). Từ phu nhân không xác minh được nên dẫn Tiêu Hồng đến gặp Tiêu Thái hậu. Văn Tông tin Tiêu Hồng là cậu mình, cho vào hàng quốc thích làm việc ở cung Thái tử[3][7][9]. Tiêu Hồng sau đó trở thành Thống lĩnh cấm quân, sau đó nữa thành Tiết độ sứHà Dương (河陽)[10], sau đó chuyển sang Phu Phường (鄜坊)[3][11]
Tuy nhiên, một thời gian sau, quan đại thần Lý Huấn (李訓) cho rằng Tiêu Hồng không phải em trai của Thái Hậu. Lo lắng, Tiêu Hồng tìm cách lấy lòng em trai Lý Huấn là Lý Trọng Nguyên (李仲京). Lúc đó, một vài hoạn quan Thần Sách quân (神策軍) được gửi đến để phục vụ Tiết độ sứ, ban đầu được trả phí đi đường, nhưng sau đó lại đòi trả gấp ba sau khi đến. Một trong số Tiết độ sứ tiền nhiệm của Phu Phường là người trong Thần Sách quân, nhưng đã chết trước khi Tiêu hoàn trả chi phí. Chủ nợ không hài lòng, muốn Tiêu Hồng chi trả cho người tiền nhiệm, Tiêu khước từ. Khi chủ nợ thử đòi con trai người tiền nhiệm, Tiêu bảo người con đó tìm Lý Huấn can thiệp. Lý Huấn ra lệnh cho người con trên từ chối trả nợ. Sau khi Lý Huấn bị giết trong Sự biến Cam Lộ, hoạn quan quyền lực Cừu Sĩ Lương (仇士良) trở nên hiềm khích với Tiêu Hồng[12].
Trong khi đó, em trai thật sự của Tiêu thái hậu vẫn còn ở Phúc Châu. Tiêu Bổn (蕭本), một người họ hàng, thông qua bàn luận xác định được là thành viên trong gia đình họ Tiêu. Tiêu Bổn trình báo với Cừu, kết tội Tiêu Hồng giả mạo làm em trai Thái hậu. Năm Khai Thành nguyên niên (836), Tiêu Hồng bị lưu đày đến Hoan Châu (驩州)[13], nhưng trước khi đi thì bị ban chết. Đường Văn Tông tin rằng Tiêu Bổn thật sự là cậu mình, cho vào hàng quốc thích, làm việc trong cung của Thái tử Lý Vĩnh[12].
Năm Khai Thành thứ 2 (837), Phúc Châu xuất hiện một người tên Tiêu Hoằng (蕭弘), cho rằng mới thật sự là em trai Tiêu thái hậu. Văn Tông lệnh cho Ngự sử đài (御史台) điều tra sự thật. Hơn một năm sau, điều tra kết luận Tiêu Hoằng bịa đặt, lừa dối. Văn Tông đuổi về nhưng không trừng phạt[12]. Năm thứ 4 (839), Lưu Tòng Gián (劉從諫), Tiết độ sứ của Chiêu Nghĩa (昭義)[14], đệ trình xác nhận lại thân thế Tiêu Hoằng, cho rằng cuộc điều tra trước đó có sự mua chuộc của Tả Thần Sách quân (左神策軍) ủng hộ Tiêu Bổn. Lần này, Văn Tông lệnh cho cả Hình Bộ (刑部) và Đại Lý Tự (大理寺) thẩm tra sự thật. Thời gian sau, cả ba cơ quan thẩm tra đều kết luận Tiêu Bổn lẫn Tiêu Hoằng đều không phải em trai của Tiêu Thái hậu. Tiêu Bổn bị lưu đày đến Ái Châu (愛州)[15]. Tiêu Hoằng bị đày đến Đam Châu (儋州)[16]. Em trai thật sự của Thái hậu vẫn lưu lạc ở Phúc Châu và không giờ tìm được nữa[17]
Cuối đời
Năm Khai Thành thứ 5 (840), Đường Văn Tông băng hà, không có hậu duệ. Theo thứ tự thừa kế, em trai Văn Tông là Đường Vũ Tông Lý Viêm nối ngôi. Vào lúc này, Tiêu Thái hậu được chuyển đến sống tại Tích Khánh điện (積慶殿), vì thế bà có phong hiệu là Tích Khánh thái hậu (積慶太后)[17]. Bà sống qua 6 năm dưới triều Đường Vũ Tông, chứng kiến một em trai khác của Mục Tông là Đường Tuyên Tông lên ngôi.
Năm Đại Trung nguyên niên (847), ngày 1 tháng 6, Tích Khánh điện Hoàng thái hậu Tiêu thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Theo chuẩn của một Thái hậu, bà được truy phong thụy hiệu là Trinh Hiến hoàng hậu (貞獻皇后). Nhưng sử sách không ghi rõ nơi mà bà an táng, có lẽ cũng là một khuôn viên trong Quang lăng (光陵) - lăng mộ của Mục Tông[2].
^ abTheo tiểu sử của Tiêu thái hậu trong Cựu Đường Thư, bà qua đời vào giữa triều Đường Vũ Tông, điều này mâu thuẫn với tài liệu khác, cho rằng bà qua đời năm 847, dưới Đường Tuyên Tông. Ngày mất của bà cũng không rõ ràng. Tiểu sử theo Tân Đường thư chỉ chép năm mất là 847 nhưng không ghi rõ ngày. Cựu Đường Thư cho rằng bà qua đời tháng 4 âm lịch nhưng cũng không rõ ngày. Tư trị thông giám cho biết bà mất này Jiyou tháng 3 năm 847, nhưng không tồn tại trong lịch Can Chi. Kỷ của Tuyên Tông trong Tân Đường thư, chỉ rằng Thái hậu qua đời ngày Jiyou tháng 4 âm lịch năm 847 nhưng không chỉ rõ ràng. So sánh Cựu Đường Thư, quyển 18, hạ [bản kỷ Đường Tuyên Tông], 52 [hậu phi liệt truyện], Tân Đường thư, quyển 8 [bản kỷ Đường Tuyên Tông], 77 [hậu phi liệt truyện], và Tư trị thông giám, quyển 248.