Thiền (thực hành)

Thiền là một hoạt động thực hành mà người hành thiền sẽ sử dụng một kỹ thuật - chẳng hạn như giác sát, hoặc tập trung tâm trí vào một đối tượng, suy nghĩ hoặc hoạt động cụ thể - để rèn luyện sự chú ý và nhận thức, đồng thời đạt được trạng thái tinh thần minh mẫn và cảm xúc bình tĩnh và ổn định.[1] hay đơn giản là đạt đến tâm thức trên là đủ.[2]

Thiền được thực hành như truyền thống của nhiều tôn giáo. Những ghi chép sớm nhất về thiền định (dhyana) được tìm thấy trong Kinh Vệ-đà, và thiền định đóng một vai trò nổi bật trong kho tàng chiêm nghiệm của Ấn Độ giáoPhật giáo. Kể từ thế kỷ 19, các kỹ thuật thiền định châu Á đã lan rộng sang các nền văn hóa khác, nơi chúng cũng được ứng dụng trong các bối cảnh phi tâm linh, chẳng hạn như kinh doanh và sức khỏe.

Thiền có thể làm giảm đáng kể căng thẳng, lo lắng, trầm cảmđau đớn, và tăng cường sự bình an, nhận thức, quan niệm về bản thân và hạnh phúc. Nghiên cứu đang được tiến hành để hiểu rõ hơn về tác động của thiền đối với sức khỏe (tâm lý, thần kinhtim mạch) và các lĩnh vực khác.

Từ nguyên

"Thiền", gọi đầy đủ là "Thiền-na" (tiếng Trung: 禪那, chánna), được phiên âm từ tiếng Phạn: ध्यान, dhyāna.

Trong tôn giáo và tâm linh

Tượng Phật tọa thiền với thế bán giàấn thiền tại Chùa Gal Viharaya, Polonnaruwa, Sri Lanka.

Thiền thực hành mang ý nghĩa khác nhau trong những bối cảnh khác nhau. Thiền đã được thực hiện từ thời cổ đại như là một phần của nhiều tôn giáo và niềm tin truyền thống.[3] Nó thường liên quan đến một nỗ lực nội tại của con người để tự điều chỉnh tâm trí theo một cách nào đó. Hành thiền gồm một số lượng lớn các hoạt động bao gồm các kỹ thuật được thiết kế để thúc đẩy thư giãn, xây dựng năng lượng nội tại hay sinh lực (khí, prana, v.v...) và phát triển lòng từ bi,[4] tình yêu, sự kiên nhẫn, khoan dung và tha thứ. Một tham vọng lớn của hành thiền là nhằm vào việc tập trung dễ dàng để duy trì sự tập trung hoàn toàn vào thực tại[5], nghĩa là để cho các thiền nhân tận hưởng một cảm giác hạnh phúc không thể phá vỡ khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào trong cuộc sống.

Đây là một thuật ngữ được nhiều tôn giáo sử dụng để chỉ những phương pháp tu tập khác nhau, nhưng với một mục đích duy nhất là: đạt kinh nghiệm "Tỉnh giác", "Giải thoát", "Giác ngộ". Trong những trường phái tu tập mật giáo — "mật" (en. esoteric) ở đây có nghĩa là tu tập để tự đạt kinh nghiệm tỉnh giác, không để ý đến những cái rườm rà bên ngoài của tôn giáo, có thể gọi là "bí truyền" — các vị tiền nhân đã nghiên cứu và phát triển những con đường khác nhau thích hợp với cá tính, căn cơ của từng người để đạt đến kinh nghiệm quý báu nói trên. Nếu người ta hiểu "Tôn giáo" là câu trả lời, giải đáp cho những cái "không hoàn hảo", "không trọn vẹn", cái "bệnh" của con người thì Thiền chính là liều thuốc trị những bệnh đó.

Dấu hiệu chung của tất cả các dạng tu tập Thiền là sự hướng dẫn con người đạt một tâm trạng tập trung, lắng đọng, như là một hồ nước mà người ta chỉ có thể nhìn thấu đến đáy nếu mặt nước không bị xao động. Tâm trạng bình yên, lắng đọng này có thể đạt được qua nhiều cách khác nhau như luyện tập uốn nắn thân thể theo Haṭhayoga (bức khiển phương tiện 逼遣方便), sự tập trung vào một tấm tranh, một Thangka hoặc âm thanh như Mantra, một công án...

Tiến sĩ khoa tâm lý học kiêm Thiền sư người Anh David Fontana viết tóm tắt rất hay về thế nào là Thiền và thế nào là Phi thiền:

Áp dụng trong thế tục

Thiền thường được sử dụng để làm sạch tâm trí và giảm bớt nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, chẳng hạn như huyết áp cao,[6] trầm cảm và lo âu. Nó có thể được thực hiện bằng cách ngồi theo một số tư thế (còn gọi là thiền tĩnh), hoặc trong một số trường hợp, ngay cả khi hoạt động (còn gọi là thiền động) khi con người học cách tỉnh thức ngay trong các hoạt động thường ngày như một hình thức chế ngự tâm trí. Việc đếm hạt khi cầu nguyện hoặc các hình thức mang tính nghi lễ như tụng kinh, thường được sử dụng trong quá trình thực hành thiền nhằm theo dõi và nhắc nhở các học viên về một số khía cạnh của việc huấn luyện tâm trí này.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Lutz; Slagter, HA; Dunne, JD; Davidson, RJ (2008). “Attention regulation and monitoring in meditation”. Trends in cognitive sciences. 12 (4): 163–9. doi:10.1016/j.tics.2008.01.005. PMC 2693206. PMID 18329323.
  2. ^ Watts, Alan. "11 _10-4-1 Meditation." Eastern Wisdom: Zen in the West & Meditations. The Alan Watts Foundation. 2009. MP3 CD. @4:45
  3. ^ “Meditation”. vitalwarrior. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ University of Wisconsin-Madison (2008, March 27). Compassion Meditation Changes The Brain. ScienceDaily. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2012, from http://www.sciencedaily.com/releases/2008/03/080326204236.htm
  5. ^ Gen. Lamrimpa (author); "Calming the Mind." Snow Lion Publications. 1995. Book on Buddhist methods for developing single pointed concentration.
  6. ^ Rainforth, Maxwell; Schneider, Robert H.; Nidich, Sanford I.; Gaylord-King, Carolyn; Salerno, John W.; Anderson, James W. (tháng 3 năm 2008). “Stress Reduction Programs in Patients with Elevated Blood Pressure: A Systematic Review and Meta-analysis”. NIH Public Access. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)[liên kết hỏng]

Sách tham khảo

Sách đọc thêm tiếng Anh

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!