Bài này viết về cấp bậc Thống chế của các bang miền bắc nước Đức và Đế quốc Đức trước năm 1918. Đối với các thống chế ở các bang miền nam nước Đức, những người thường phục vụ cho Đế quốc Áo trước khi thành lập Đế chế Đức năm 1871, xem Thống chế (Áo).
Thống chế (tiếng Đức: Generalfeldmarschall) là cấp bậc quân sự cao nhất trong Đế quốc Đức và được bảo tồn ở Đức sau năm 1918, tồn tại trong 75 năm.[1] Mặc dù cấp bậc này đã từng tồn tại ở các bang miền bắc nước Đức từ năm 1631 dưới các danh xưng khác nhau, nó được tái lập vào năm 1870 để phong cho Vương tử Friedrich Karl của Phổ và Hoàng đế Friedrich III với mục đích tạo ra cho họ cấp bậc cao cấp hơn các tướng lĩnh khác. Nó trở thành cấp bậc uy tín và quyền lực nhất mà một sĩ quan có thể đạt được cho đến khi bị bãi bỏ vào năm 1945.
Có hơn 100 tướng lĩnh thụ phong cấp bậc Thống chế tại các bang miền bắc nước Đức hoặc nước Đức thống nhất sau đó trong khoảng từ năm 1806 đến năm 1945. Đại đa số thống chế đều giành được chiến thắng trong các trận chiến lớn ở thời đại của họ. Các thống chế đóng một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trong các vấn đề quân sự, được miễn thuế, là thành viên của giới quý tộc, ngang với các quan chức chính phủ, đặt dưới sự bảo vệ hoặc hộ tống liên tục, và có quyền báo cáo trực tiếp với hoàng gia.
Tuyển hầu (1356-1806) và Vương quốc Sachsen (1806-1918)
Sau khi thua trận trong Thế chiến thứ nhất, Đế quốc Đức đã chuyển thành Cộng hòa Weimar, được thành lập theo các quy tắc được quy định trong Hòa ước Versailles.[10] Các điều khoản ràng buộc về quân sự đòi hỏi phải giảm quy mô Quân đội Đức xuống còn 100.000 người, giảm Hải quân Đức, và xóa bỏ Không quân Đức. Kết quả của việc cắt giảm quy mô này là không có thống chế Đức nào được phong trong thời kỳ Cộng hòa Weimar.
^Năm 1940, Hermann Göring được phong quân hàm Reichsmarschall, cao hơn cả cấp bậc Generalfeldmarschall và là người duy nhất nắm giữ cấp bậc này. Điều này nhằm nhấn mạnh địa vị của Göring cao hơn các thống chế khác và xếp thứ hai sau Hitler trong Đế chế thứ ba.(Fellgiebel 2000, p. 198.)
Fellgiebel, Walther-Peer (2000). Die Trager Des Ritterkreuzes Des Eisernen Kreuzes, 1939–1945 [The Carriers of the Knight's Cross of the Iron Cross, 1939-1945]. Podzun-Pallas Publishing. ISBN978-3-7909-0284-6.