Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô
Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Gioan tại Latêranô
Arcibasilica Papale Romana Maggiore di San Giovanni in Laterano (tiếng Ý) Archibasilica Sanctissimi Salvatoris ac Sancti Ioannis Baptistae et Ioannis Evangelistae ad Lateranum (tiếng Latinh)
Mặt tiền của Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Gioan tại Latêranô
Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Gioan tại Latêranô
Địa điểm Tổng lãnh vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô tại Roma
Tổng lãnh vương cung thánh đường Nhà thờ chính tòa Chúa Cứu thế Cực Thánh và Thánh Gioan Tẩy giả và Thánh sử Gioan tại Latêranô – còn được biết đến với những tên gọi khác như Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô (Basilica di San Giovanni in Laterano), hay Nhà thờ Chính tòa Roma (Cattedrale di Roma) – là nhà thờ mẹ của Giáo phận Rôma, và là nơi đặt ngai tòa của Giám mục Rôma, tức Giáo hoàng.[2][3] Nhà thờ hiện do Giáo hoàng Phanxicô điều hành thông qua hồng y đẳng linh mục Angelo De Donatis, Giám quảnGiáo phận Rôma.[4]
Khởi nguồn từ sau sắc lệnh tự do tôn giáo và chấm dứt đàn áp do Constantinus Đại đế ban hành, Vương cung thánh đường Latêranô là nhà thờ Kitô giáo đầu tiên được xây dựng chính thức hợp pháp tại Đế quốc La Mã. Đây là nhà thờ cổ nhất và cao cấp nhất trong tứ đại vương cung thánh đường thuộc giáo hoàng, cũng như lâu đời nhất và quan trọng nhất trong thế giới phương Tây,[5] nên nắm giữ tước hiệu độc nhất vô nhị Tổng lãnh vương cung thánh đường (tiếng Latinh: Archibasilica) kèm danh hiệu cao quý Nhà thờ Mẹ và Đứng đầu tất cả các nhà thờ trên toàn thế giới (tiếng Latinh: Omnium Urbis et Orbis Ecclesiarum Mater et Caput) và là nhà thờ đại kết của toàn thể Giáo hội Công giáo Hoàn vũ.
Dòng văn tự Latinh lớn khắc ở mặt tiền của nhà thờ: Clemens XII Pont Max Anno V Christo Salvatori In Hon SS Ioan Bapt et Evang có thể được dịch là "Giáo hoàng Clêmentê XII, vào năm thứ 5 [trong niên hiệu Giáo hoàng của ngài, cung hiến cho nhà thờ này] đến Đấng cứu thế Chúa Kitô, để vinh danh Thánh Gioan Tẩy giả và Thánh sử Gioan".[6] Mẫu khắc cùng với tiêu đề đầy đủ của nhà thờ (xem bên dưới) cho biết rằng nhà thờ này ban đầu được dành riêng để cung hiến cho Chúa Giêsu Đấng Cứu Thế bởi Thánh Giáo hoàng Sylvestrô ở thế kỷ 4, sau đó ở thế kỷ 9 dưới thời Giáo hoàng Sergiô III thêm vào cung hiến cho Thánh Gioan Tẩy giả và vào thế kỷ 12 thêm Thánh Gioan Phúc âm trứ giả dưới thời Giáo hoàng Luciô II. Tổng thống nước Cộng hòa Pháp, đương nhiệm là Emmanuel Macron, là "Kinh sĩ đệ nhất và danh dự" theo chức vụ (ex officio) của nhà thờ, danh hiệu của những nguyên thủ quốc gia Pháp có từ thời vua Henri IV của Pháp.
Tổng lãnh vương cung thánh đường Gioan Latêranô tọa lạc ngay trong trung tâm thủ đô Roma, tức nằm bên ngoài và cách lãnh thổ Thành quốc Vatican khoảng 4 kilômét về phía đông nam. Tuy vậy, với tư cách là tài sản của Tòa Thánh, nhà thờ Latêranô và các công trình liền kề (bao gồm Cung điện Giáo hoàng Latêranô - nơi ở chính thức của Giáo hoàng suốt một thiên niên kỷ, Điện Kinh Sĩ, Đại Chủng viện Giáo hoàng La Mã và Đại học Giáo hoàng Latêranô) được hưởng quy chế ngoại giao từ Ý theo các điều khoản của Hiệp ước Latêranô năm 1929, do đó nó vẫn thuộc quyền tài phán và chủ quyền tuyệt đối của Tòa Thánh. Vì là nhà thờ chính tòa của Giáo hoàng thông qua Ngai Giám mục thành Roma, nhà thờ Latêranô có cấp bậc đứng trên tất cả các nhà thờ khác thuộc Giáo hội Công giáo, kể cả Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tại Vatican.[1]
^Moroni, Gaetano (1840–61). Dizionario di Erudizione Storico–Ecclesiastica da S. Pietro sino ai Nostri Giorni (bằng tiếng Ý). 12. Venezia: Tipografia Emiliana. tr. 31.
^Respective biographic entries in “Essay of a General List of Cardinals”. The Cardinals of the Holy Roman Church. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2018..
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “cennistorici” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “FannyDavenport” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “SaudiAramco” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “pbsnova” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “RudolphWittkower” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Conforti” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Claussen, Peter C.; Senekovic, Darko (2008). S. Giovanni in Laterano. Mit einem Beitrag von Darko Senekovic über S. Giovanni in Fonte, in Corpus Cosmatorum, Volume 2, 2. Stuttgart: Franz Steiner Verlag. ISBN3-515-09073-8.
Krautheimer, Richard; Frazer, Alfred; Corbett, Spencer (1937–77). Corpus Basilicarum Christianarum Romae: The Early Christian Basilicas of Rome (IV–IX Centuries). Vatican City: Pontificio Istituto di Archeologia Cristiana (Pontifical Institute of Christian Archaeology). OCLC163156460.