Tống Hiếu Tông

Tống Hiếu Tông
宋孝宗
Hoàng đế Trung Hoa
Tranh vẽ Tống Hiếu Tông.
Hoàng đế Đại Tống
Trị vì24 tháng 7 năm 116218 tháng 2 năm 1189
(26 năm, 209 ngày)
Tiền nhiệmTống Cao Tông
Kế nhiệmTống Quang Tông
Thông tin chung
Sinh(1127-11-27)27 tháng 11, 1127
Mất28 tháng 6, 1194(1194-06-28) (66 tuổi)
Trung Quốc
An tángVĩnh Phụ Lăng
Thê thiếpThành Mục hoàng hậu
Thành Cung hoàng hậu
Thành Túc hoàng hậu
Tên húy
Triệu Bá Tông (趙伯琮)
Triệu Viện (趙瑗)[1]
Triệu Vĩ (趙瑋)[2]
Triệu Thận (趙昚)[3]
Niên hiệu
Thụy hiệu
Thiệu Thống Đồng Đạo Quan Đức Chiêu Công Triết Văn Thần Vũ Minh Thánh Thành Hiếu hoàng đế
(紹統同道冠德昭功哲文神武明聖成孝皇帝)[4]
Miếu hiệu
Hiếu Tông (孝宗)
Triều đạiNhà Nam Tống
Thân phụTú An Hy vương Triệu Tử Xưng
Thân mẫuTú vương phu nhân Trương thị

Tống Hiếu Tông (chữ Hán: 宋孝宗, 27 tháng 11 năm 112728 tháng 6 năm 1194), tên thật là Triệu Bá Tông (趙伯琮), Triệu Viện (趙瑗), Triệu Vĩ (趙瑋) hay Triệu Thận (趙昚), tên tự Nguyên Vĩnh (元永) là vị Hoàng đế thứ 11 của triều đại nhà Tống trong lịch sử Trung Quốc. Nếu chỉ xét trong thời đại Nam Tống (11271276) thì ông là vị Hoàng đế thứ hai.

Tống Hiếu Tông xuất thân là hậu duệ của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, cha của ông là Triệu Tử Xưng, chỉ có quan hệ bà con xa với Hoàng thất, nên địa vị trong xã hội gần như là người dân thường. Sau Sự biến Tĩnh Khang, Hoàng thất nhà Tống hầu hết bị người Kim bắt làm tù binh, vua Cao Tông lại mắc bệnh liệt dương nên không có được Hoàng tử nối ngôi. Vì thế từ lúc còn nhỏ, qua một cuộc tuyển chọn, Triệu Bá Tông được đưa vào trong cung nuôi dưỡng, về sau Cao Tông chính thức nhận ông làm con nuôi, phong Vương cho ông rồi lập ông làm Hoàng tử. Năm 1162, Cao Tông nhường ngôi và trở thành Thái thượng hoàng, Hiếu Tông chính thức tức vị khi đã 36 tuổi.

Những năm đầu trị vì, ông chú tâm vào công cuộc khôi phục Trung Nguyên vốn đã mất vào tay nước Kim từ thập niên 1130 bằng cuộc bắc phạt Long Hưng, song sau một vài thắng lợi nhỏ ban đầu, cuộc bắc phạt gặp phải bế tắc và người Kim chấn chỉnh lực lượng, tiến hành phản công, xâm nhập vào đất Tống. Cuối cùng ông phải chấp nhận ký hòa ước, cắt đất xưng cháu để lập lại hòa bình vào năm 1164, từ đó cho đến 40 năm tiếp theo hai nước không xảy ra chiến tranh và bước vào một giai đoạn thái bình, thịnh trị. Trong những năm Càn Đạo và Thuần Hi, Hiếu Tông bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, bổ dụng những danh sĩ thời đó vào những vị trí cao trong triều đình, thực hiện một số cải cách trên lĩnh vực chính trị, loại bỏ những quan lại yếu kém, tham ô, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, củng cố nền quân chủ tập quyền. Đó là giai đoạn thịnh vượng nhất trong lịch sử Nam Tống, sử xưng thời kì này là Càn Thuần chi trị. Vào thời kì này, năm 1184, các sử quan nhà Tống đã hoàn thành bộ Tư trị thông giám trường biên, ghi chép những sự kiện thời Bắc Tống, tiếp nối Tư trị thông giám của Tư Mã Quang. Hiếu Tông được sử sách đánh giá là vị vua có nhiều thành tựu nhất của thời Nam Tống.

Sau cái chết của Thượng hoàng Cao Tông (1187), Hiếu Tông để đồ trở trong vòng ba năm. Năm 1189, khi đã 63 tuổi, ông nhường ngôi cho con trai thứ ba là Thái tử Triệu Đôn, tức là Tống Quang Tông, lui về cung Trùng Hoa làm Thái thượng hoàng. Trong những năm đó, do sự gièm pha của Lý Hoàng hậu khiến quan hệ hai cung trở nên bất hòa, Quang Tông cũng bỏ việc yết kiến Hiếu Tông, khiến ông buồn phiền và sinh bệnh. Năm 1194, ông bệnh mất ở cung Trùng Hoa, thọ 68 tuổi. Cũng do Quang Tông không chấp nhận chủ tang cho Hiếu Tông, Thái hoàng Thái hậu Ngô thị làm sách mệnh ép Quang Tông phải thoái vị.

Thân thế

Triệu Bá Tông là cháu bảy đời của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn. Thái Tổ có bốn người con trai, trong đó Hoàng tử thứ tư là Tần Khang Huệ vương Triệu Đức Phương. Tống Thái Tổ tuân theo di huấn của Thái hậu nên nhường ngôi cho người em là Triệu Quang Nghĩa, tức Tống Thái Tông. Tuy nhiên sau khi lên ngôi, Thái Tông đã tìm cách loại trừ các con của Thái Tổ để về sau sẽ truyền ngôi cho con của mình, và Triệu Đức Phương cũng đã bị giết vào năm 981 ở tuổi 23.

Triệu Đức Phương tuy chết trẻ nhưng cũng có một người con là Anh Quốc công Triệu Duy Hiến (9791016), Duy Hiến sinh Tân Hưng hầu Triệu Tòng Úc, Tòng Úc sinh Hoa Âm hầu Triệu Thế Tương, Thế Tương sinh Khánh quốc công Triệu Lệnh Thoại, Lệnh Thoại sinh ra Triệu Tử Xưng, về sau được truy tặng là Tú vương. Tử Xưng thành hôn với bà Trương thị[5]. Trương thị hạ sinh một người con trai là Triệu Bá Tông vào ngày Mậu Dần tháng 10 ÂL năm Kiến Viêm nguyên niên thời Tống Cao Tông, tức Dương lịch ngày 27 tháng 11 năm 1127[6], tại quan xá ấp Thanh Sam, Tú châu[5]. Sử cũ không cho biết thêm thông tin gì về những năm đầu đời của Triệu Bá Tông và những người anh em nào khác trong gia đình của ông.

Thời trẻ

Được nuôi dưỡng trong hậu cung

Năm 1127, quân Kim hạ được kinh thành Biện Kinh[7], tiêu diệt Bắc Tống. Tất cả Hoàng thân triều Tống, từ Thượng hoàng Huy Tông, Hoàng đế Khâm Tông, Hoàng hậu, Thái hậu, Thái tử, Phi tần, Thân vương, Công chúa... mấy nghìn người bị giải về phương Bắc[8]. Chỉ có Hoàng tử thứ chín là Khang vương Triệu Cấu trốn thoát ra ngoài. Do đó các đại thần lập ông ta lên ngôi vua ở Nam Kinh Ứng Thiên phủ[9], lập ra triều đại Nam Tống.

Sau nhiều lần lẩn tránh dự truy đuổi của người Kim, Cao Tông mắc phải bệnh liệt dương. Năm 1129, con trai duy nhất của Cao Tông là Nguyên Ý Thái tử Triệu Phu qua đời[10], Cao Tông sau đó mắc bệnh liệt dương khiến cho hậu cung không thể nào sinh nở được nữa, buộc Cao Tông phải chọn Hoàng tự thuộc nhánh khác. Về sau Tể tướng Phạm Tông Doãn xin Cao Tông noi theo việc Từ Thánh Hoàng hậu đời Tống Nhân Tông, chọn trẻ trong Tông thất vào làm Hoàng tự để dự phòng về sau. Do các con cháu Tông thất thuộc dòng dõi Thái Tông đều đã bị quân Kim bắt và giải về nước Kim, hi vọng duy nhất của Cao Tông trong Tông thất là người em trai thứ mười tám là Tín vương Triệu Trăn mới trốn về từ Kim không được bao lâu thì thua trận và mất tích bật vô âm tín nên buộc Cao Tông đành phải hạ chiếu tuyển con cháu Tông thất thuộc dòng dõi Thái Tổ vào nuôi trong cung. Tháng 6 năm 1132, nhà vua hạ chiếu tuyển 10 đứa trẻ tên có chữ Bá, hiệu là Tông Tử, trong đó có Bá Tông, vào cung nuôi dưỡng. Các cậu bé được phân phát cho các hậu phi dạy dỗ, trong đó người nuôi dưỡng Bá Tông là Trương Hiền phi.

Mùa xuân năm 1133, ông được phong làm Hoa châu[11] phòng ngự sứ, ban danh là Viện, mấy tháng sau dời làm Quý châu phòng Ngự sứ. Mùa hạ năm 1135, Tể tướng Triệu Đỉnh đề nghị lập thư viện ở trong cung để giúp đỡ việc học của các vị công tử này, Cao Tông đồng ý, đặt tên nơi đó là Tư Thiện đường[5]. Triệu Viện ở trong cung tỏ ra là cần mẫn, người ham học hỏi, biết giữ lễ và thông minh hơn người. Cùng năm 1135, ông được phong làm Báo Khánh quân Tiết độ sứ, tước Kiến Quốc công[5]. Tháng 7 năm đó, lấy Huy Du các đãi chế Phạm Trùng và Khởi cư lang Chu Chấn làm sư phó cho Triệu Viện. Cao Tông mệnh Triệu Viện khi gặp hai người này phải dùng lễ bái. Về sau Trương Hiền phi qua đời, Triệu Viện sang chỗ Ngô quý phi, tức là Ngô Hoàng hậu về sau.

Quận vương – Hoàng tử

Sau đó từ mười trẻ được chọn ban đầu, Cao Tông chọn ra hai trẻ ưu tú nhất là Triệu Viện và một người khác tên là Triệu Bá Cửu, tên mới là Triệu Cứ (1136 - 1188) và dự định trong hai chọn lấy một. Cao Tông muốn xem xét tính tình của hai vị công tử, bèn triệu vào cung. Lúc đó có một con mèo đến ngồi cạnh án. Viện vẫn thản nhiên đứng đó, còn Cứ thì bước tới đá con mèo. Do đó Cao Tông cho Cứ là nghiêm khắc quá khó gánh vác việc lớn, đã muốn chọn Viện. Vào đầu năm 1142, ông được phong Kiểm giáo Thái bảo, Phổ An Quận vương[12]. Tháng 4 cùng năm được ra ở phủ đệ bên ngoài cung.

Tháng 9 năm 1143, cha Triệu Viện là Triệu Tử Xưng mất ở Tú Châu. Các quan lại trong triều đình cho rằng Triệu Viện cần phải làm tròn đạo hiếu với cha ruột, nên ông phải xin giải trừ quan chức và về chịu tang. Ba năm sau, mùa hạ năm 1146, Triệu Viện hết tang, được phục lại chức cũ[5]. Ngày 25 tháng 7 năm 1147, ông được đổi làm Thường Đức quân Tiết độ sứ. Năm 1154, giặc cướp nổi lên ở Cù châu, Tần Cối tự ý sai người đánh dẹp mà không báo với Cao Tông. Triệu Viện biết chuyện vào tâu rõ, Cao Tông tức giận triệu Cối vào chất vấn. Về sau Cối mới biết Triệu Viện tâu việc này lên Cao Tông nên sinh ra thù ghét ông. Sau này Triệu Cừ cũng được phong làm Ân Bình Quận vương. Nguyên trước kia Cao Tông chọn Triệu Viện, nhưng thực ra lại yêu quý Triệu Cừ vì thế lại do dự, bèn ban hai mươi cung nữ, phân phát về hai phủ Phổ An, Ân Bình. Theo lời khuyên của thầy là Sử Hạo, Triệu Viện bố trí 10 cô gái làm các công việc trong phủ, nhưng không bao giờ ngó ngàng đến. Một năm sau nhà vua triệu 20 cô gái vào kiểm tra, thì thấy 10 cô ở phủ Phổ An đều còn trinh nữ, trái với 10 cô kia. Do vậy ông quyết định chọn Viện. Nhưng Tần Cối lại ra sức bảo Cao Tông nên chờ hậu cung có người mang thai, nên việc lập tự bị gác lại.

Năm 1155, Tần Cối bệnh nặng rồi chết[13], bọn tay chân bàn mưu ép Cao Tông phải phong cho con Cối là Tần Hi làm Tể tướng, Triệu Viện biết chuyện, tố cáo Cao Tông khiến âm mưu của họ không thành.

Hoàng thái tử

Ngày 2 tháng 4 năm 1160, Tống Cao Tông chính thức lập Triệu Viện làm Hoàng tử, đổi tên là Triệu Vĩ[5]. Sang ngày 5 tháng 4, ông được gia Ninh Quốc quân Tiết độ sứ, Khai phủ nghi đồng tam ti, tiến phong Kiến vương. Chiếu vừa ban ra, sĩ đại phu cả thảy đều mừng rỡ. Tháng 5 năm đó, ông được ban tên tự Nguyên Khôi[5]. Ngày 2 tháng 11 năm 1161, được đổi làm Trấn Nam quân Tiết độ sứ. Lúc này triều đình lại phải đối mặt với cuộc tấn công mới của nước Kim. Vua Kim là Kim chủ Lượng dẫn 60 vạn quân nam xâm, nhanh chóng lấy mất Lưỡng Hoài, cả Lâm An chấn động. Cao Tông lo sợ lại muốn bỏ chạy ra biển, quần thần cũng ra sức hùa theo. Triệu Vĩ thấy triều thần hèn nhát như thế bèn xin tự mình ra trận giết địch. Cao Tông vì thế cũng có phần tự tin hơn. Vào cuối năm này, quân đội triều Tống đánh bại quân Kim một trận lớn ở Thái Thạch Kì, giải được mối nguy cơ mất nước[14].

Năm 1162, con gái của Thái tử là Gia Quốc Công chúa qua đời, Cao Tông muốn trị tội bọn thái y vì không hết lòng cứu chữa, nhưng Thái tử biện hộ cho bọn họ, nói rằng sức khỏe của Công chúa từ nhỏ đã suy yếu chứ không phải lỗi của thái y, do đó bọn thái y không bị trị tội.

Lúc này Cao Tông tuổi cao đã cảm thấy mệt mỏi nên muốn nhường ngôi, nhưng Triệu Vĩ cho rằng lúc triều đình đang phải chống chọi với giặc Kim hùng mạnh thì không thích hợp để mình nhận ngôi báu. Về sau chiến sự chấm dứt, Tể tướng Trần Khang Bá và Trung thư Xá nhân Đoàn Văn Nhã đề nghị phải danh chính ngôn thuận lập Vĩ làm Hoàng thái tử, Cao Tông bằng lòng. Ngày 12 tháng 7 năm 1162, chính thức hạ chiếu sắc phong Triệu Vĩ làm Thái tử, cải tên là Triệu Thận, Học sĩ Thừa chỉ Hồng Tuân được phong làm Thái tử Trạch tự, truy phong cha đẻ của Thái tử làm Tú vương[15]. Ngày 22 tháng 7, Cao Tông ban cho Triệu Thận tên tự mới là Nguyên Vĩnh. Sau đó Cao Tông hạ chiếu:

Hoàng thái tử có thể tức vị Hoàng đế. Trẫm xưng Thái thượng hoàng đế, lui về cung Đức Thọ, Hoàng hậu xưng là Thái thượng hoàng hậu.

Ngày Bính Tí (24 tháng 7), nhà vua sai Trung sứ triệu Thái tử vào trong cung, ban lệnh nhường ngôi, Thái tử từ chối ba lần, lại muốn trở về Đông cung, nhưng Cao Tông không chịu, mới phải chấp nhận. Thị thần đưa Thái tử bước lên bảo tọa, Thái tử không chịu ngồi. Mãi sau nài nỉ đến bảy tám lần, Thái tử bèn ngồi né sang một bên. Tể tướng Trần Khang Bá dẫn trăm quan đến chúc mừng, mời Thái tử lên ngai vàng, tức là Tống Hiếu Tông. Sau lễ thụ thiện, Cao Tông dời đến cung Đức Thọ, Hiếu Tông sửa sang mũ áo, đội mưa đưa tiễn đến tận cung, Thượng hoàng do đó có lời khen ngợi.

Làm Hoàng đế

Chuẩn bị bắc phạt

Sau trận chiến Thái Thạch Kì, Hoàn Nhan Lượng bị các tướng dưới quyền nổi dậy giết chết. Ở Liêu Đông, Tào quốc công Ô Lộc lên ngôi Hoàng đế, là Kim Thế Tông. Nhân việc tình hình miền Bắc chưa ổn định, Hiếu Tông tìm cách thừa thắng tiến lên khôi phục Trung Nguyên.

Hiếu Tông từ lâu đã nghe danh của Tể tướng Trương Tuấn (Hiện là phán Kiến Khang phủ) nên rất muốn triệu dùng trở lại, bèn hạ chiếu mời Trương Tuấn vào cung, đặt chỗ ngồi bên cạnh mình mà đàm đạo. Hiếu Tông nói:

Trẫm được nghe danh tiếng của ông đã lâu. Cả triều đình cũng đều ngượng vọng. Mong được nghe những lời hay.

Trương Tuấn nhân đó xin Hiếu Tông đừng trông mong ở nghị hòa mà hãy tập trung đánh Kim, khôi phục lại đất đai Trung Nguyên đã bị mất. Hiếu Tông gia phong Tuấn là Thiếu phó, tuyên phủ sứ Giang Hoài, tước Ngụy quốc công; thống lĩnh quân đội triều đình tiến lên giành lấy Trung Nguyên. Trong khi đó ở nước Kim, Kim Thế Tông đã bình định được người Liêu ở phía bắc; biết được triều Tống động binh, cũng sai Bộc Tán Trung Nghĩa cùng Ngột Thạch Liệt Chí Ninh đóng ở Hoài Dương[16] chuẩn bị nam xâm. Trong lúc đó thì thầy cũ của Hiếu Tông là Sử Hạo lại tâu rằng triều đình nên lo ở phía tây, đông không qua khỏi Bảo Kê[17], bắc không qua khỏi Đức Thuận; nếu để quân ở xa Thục chính là làm mất Thục, vì thế triều đình rút bớt quân ở ba lộ Tần Phượng về giữ đất Thục, đồng nghĩa là bỏ hẳn Thiểm Tây. Xuyên Thiểm tuyên phủ sứ Ngu Doãn Văn cực lực can ngăn, cho rằng nếu muốn khôi phục thì phải bắt đầu từ Thiểm Tây, và nếu bỏ Thiểm thì Thục nguy, triều đình đẩy Doãn Văn ra Quỳ châu nhưng Hiếu Tông quyết định gọi Doãn Văn về[18]. Cuối cùng thì ba lộ Tần Phương, Hi Hà, Vĩnh Hưng và các châu quận vừa giành được đã bị người Kim cướp lại.

Hiếu Tông nhiệm dụng Sử Hạo làm Thượng thư Hữu bộc xạ, Đồng bình chương sự kiêm Khu mật viện. Khi triều đình bàn định về việc chống địch, đa số đại thần chủ chiến, duy Sử Hạo chủ hòa. Khi đó vua Kim cử Bộc Tán Trung Nghĩa làm nguyên soái dẫn quân đến Biện Kinh. Tướng Kim Ngột Thạch Liệt Chí Ninh gửi thư đòi đất năm châu Hải, Tứ, Đường, Đặng, Thương như thể lệ cũ thời Cao Tông. Trương Tuấn vẫn quyết tâm chủ chiến, khuyên Hiếu Tông ra Kiến Khang, khích lệ quân sĩ, lại còn tâu xin đánh Hồng và Linh Bích, Hiếu Tông nghe theo. Sử Hạo lại lên tiếng phản bác nhưng không được.

Diễn biến Bắc phạt

Sau đó nhà vua trao toàn bộ binh quyền ở Giang, Hoài cho Trương Tuấn. Trương Tuấn tự mình đốc chiến, đánh đến Hào châu, Tứ châu, Túc châu... cả Trung Nguyên chấn động[19]. Lúc này Sử Hạo mới hay việc triều đình thắng trận nên tỏ ra không vui, dâng sớ xin từ chức. Có thị ngự sử Vương Thập Bằng kể ra tám tội của Sử Hạo khiến ông này bị đày đến Thiệu Hưng[20].

Sau trận thắng ở Túc châu, Lý Hiển TrungThiệu Hoành Uyên không thống nhất ý kiến dẫn đến sự biến Phù Li, quân Tống thiệt hại nặng. Trương Tuấn cũng dâng sớ tự trách. Hiếu Tông chẳng những không trách phạt mà còn ra sức động viên khích lệ[19]. Tháng 4 năm 1164, Trương Tuấn cử Ngụy Thắng, Trần Mẫn, Thích Phương, Quách Chân chia nhau giữ ba châu Hải, Tứ, Hào và đất Lục Hợp[21], sửa sang quan ải, chiêu mộ tráng sĩ ở Hà Bắc, tổng cộng có được 24000 người, tăng số thuyền chiến, mài thêm nhiều đao thương, cung kiếm. Lúc bấy giờ người Trung Nguyên lũ lượt xin quy phục, tướng Kim là Tiêu Kì vốn gốc gác Khiết Đan cũng đem quân đến hàng, cả nước Kim chấn động.

Tuy nhiên vào lúc này triều đình bắt đầu nghĩ tới việc nghị hòa. Lễ toàn quan sứ Thang Tư Thoái cùng Hữu chính ngôn Doãn Sắc vốn phe cựu đảng của Tần Cối đã dâng sớ đàn hặc Trương Tuấn, khiến Hiếu Tông giáng Tuấn làm Đặc tiến Khu mật sứ, tuyên phủ Giang Hoài Nam Tây lộ; còn Thang Tư Thoái được phong Thượng thư Hữu bộc xạ kiêm Khu mật sứ.

Ngột Thạch Liệt Chí Ninh lại gửi thư tới Tống đòi bốn châu Hải, Tứ, Đường, Đặng. Tư Thoái cùng bọn Triều Quỳ, Trương Xiển hùa nhau tâu rằng Đường, Đặng không phải nơi hiểm yếu, có thể bỏ qua. Hiếu Tông bắt đầu dao động. Hiếu Tông sau đó sai Lư Trọng Hiền sang Kim bàn về hòa nghị, bảo Trọng Hiền không được cắt bốn châu và phải xin giảm tiền triều cống. Nhưng Trọng Hiền lại bị Bộc Tán Trung Nghĩa hù dọa khiến nên lo sợ không dám làm gì. Bộc Tán Trung Nghĩa còn yêu cầu triều Tống giao trả những người phản bội đầu hàng, cắt bốn châu và để nguyên tiền triều cống. Hiếu Tông cảm thấy hối hận vì đã cử Trọng Hiền đi sứ, bèn giáng chức đày ra Liễu châu. Thang Tư Thoái bèn cử Vương Chi VọngLong Đại Uyên đi sứ, căn dặn là hãy đồng ý cắt đất chỉ xin giảm tiền triều cống. Nhưng Hữu chính ngôn Trần Lượng Hàn tâu rằng cần phải bàn kĩ trước, triều đình mới lệnh Chi Vọng chờ ở ngoài biên giới. Lúc này Ngu Doãn Văn, Hồ Thuyên, Diên an Trung, Chu Hi đều dâng sớ phản đối hòa nghị và bị giáng chức, Hồ Phỏng thì bị người Kim giữ lại về sau mới thả. Hiếu Tông được tin thất kinh nên triệu Vương Chi Vọng về triều, lệnh Trương Tuấn tăng cường phòng bị.

Sang năm 1164 chiến sự vẫn tiếp diễn. Sau đó Hiếu Tông nghe theo lời Thang Tư thoái sai Tiền Đoan LễVương Chi Vọng đến chỗ Trương Tuấn, khuyên ông bãi binh. Sau đó Hiếu Tông hạ chiếu triệu Trương Tuấn vào triều, bãi bỏ phủ đô đốc Giang Hoài, chuẩn bị cho hòa nghị. Trương Tuấn thất vọng, khi đến Bình Giang thì dâng sớ xin từ chức lần thứ tám, Hiếu Tông bèn bãi chức tể tướng của Tuấn. Lại lệnh triệu Ngu Doãn Văn về triều, lấy Hàn Trọng Thông thay thế và cho quân rút khỏi hai châu Đường, Đặng.

Lúc đó có chiếu lệnh phong cho Vương Chi Vọng là Tham tri chính sự và dời Thang Tư Thoái là Đô đốc Giang Hoài. Tư Thoái sợ hãi, ra sức từ tạ, Hiếu Tông phong cho Dương Tồn Trung làm Đô đốc, Ngô Phi Tịnh làm Tham tán quân sự, bãi tuyên dụ ti. Nhưng lúc này thì quân Kim lại nam hạ. Bộc Tán Trung Nghĩa muốn lấy cả hai châu Thương, Tần, tiền triều cống là 20 vạn. Ngụy Kỉ bèn báo về triều. Hiếu Tông nghe lời Thang Tư Thoái, hứa cắt 4 châu, nộp 20 vạn tiền triều cống và lại sai Ngụy Kỉ sang Kim. Nhưng Bộc Tán Trung Nghĩa cũng chưa vừa ý, bèn cùng Ngột Thạch Liệt Chí Ninh đem quân từ Thanh Hà tấn công Sở châu giết chết tướng Ngụy Thắng khiến Giang Hoài chấn động.

Chiếm xong được Sở châu, quân Kim đem quân đánh tiếp Hào châu, Trừ châu. Vương Ngạn ở Trừ châu co giò bỏ chạy, Trừ châu cũng mất[22]. Hiếu Tông bèn bãi chức đô đốc của Thang Tư Thoái, triệu Trần Khang Bá về kinh và định phong cho Vương Chi Vọng thống lĩnh quân ở Giang Hoài chống địch. Chi Vọng nhát gan không dám nên Hiếu Tông mới dùng Dương Tồn Trung. Dương Tồn Trung cố giữ vừng Lưỡng Hoài, truy cứu những tướng ở biên cương thiếu trách nhiệm dẫn đến việc thua trận. Tham tri chính sự Chu Quỳ kể tội Thang Tư Thoái, Vương Chi VọngDoãn Sắc rước giặc vào nhà, Tư Thoái bị đày đến Vĩnh Châu. Lại có Thái học sinh Trương Quan cùng hơn 70 người quỳ ở cửa khuyết xin chém đầu bọn Tư Thoái. Tư Thoái vừa đi đến Tín châu thì được tin này, lo sợ quá mà chết. Hiếu Tông lấy Trần Khang Bá làm Tả bộc xạ kiêm Xu mật sứ, Tiền Đoan Lễ làm Tham tri chính sự; bãi chức của Chu Quỳ, Doãn Sắc, Vương Chi Vọng... Lúc này quân Kim đã đánh bại quân của tướng Thôi Tuyền ở Lục Hợp, uy hiếp mạnh mẽ đến Kiến Khang.

Ký kết hòa nghị

Mùa thu năm 1164, Trương Tuấn mất. Thang Tư Thoái tiếp tục xúc tiến nghị hòa, xin cử Tông chánh thiếu khanh Ngụy Kỉ sang Kim. Hiếu Tông dặn Ngụy Kỉ phải ký minh ước rõ ràng, buộc triều Kim lui quân, giảm tiền triều cống và không được trả những người quy thuận. Ngụy Kỉ xin Hiếu Tông nếu người Kim đòi hỏi vô lý thì phải lập tức ra quân, Hiếu Tông bằng lòng. Tuy nhiên khi hòa đàm còn đang bế tắc thì người Kim đã xua quân chiếm Sở châu.

Sau khi mất Sở châu, triều đình sai thêm Vương Biện đi sứ nước Kim dâng thư lên Kim Thế Tông bàn về việc hòa nghị, sau đó triệu Dương Tồn Trung về kinh, đổi làm Ninh Viễn, Chiêu Khánh tiết độ sứ; bãi Lưỡng Hoài tuyên phủ ti, Hồ Bắc Kinh Tây chế trí ti (1165). Tiền Đoan Lễ chủ trương nghị hòa nên ngầm lệnh các tướng không được tự ý tiến quân. Vương Biện sang Kim bàn bạc, cuối cùng Kim chủ chấp nhận nghị hòa, xưng chú cháu, gửi thư cho nhau, tiền triều cống mỗi thứ giảm 5 vạn, Tống cắt nhường cho Kim bốn châu Hải, Tứ, Đường, Đặng; những người ở miền bắc đã quy phục triều Tống được miễn truy xét.

Năm 1165, Ngụy Kỉ đã tới Kim và dâng thư của Hiếu Tông lên vua Kim, đầu thư viết: Chấu Đại Tống hoàng đế Thận kính cẩn cúi đầu dâng thư lên chú là Đại Kim Thánh Minh Nhân Hiếu hoàng đế và hứa nạp tiền triều cống 20 vạn. Kim Thế Tông cũng gửi thư cho triều Tống, đầu thư viết: Chú Đại Kim hoàng đế gửi thư đến cháu là Đại Tống hoàng đế. Cách viết thư này trở thành thông lệ cho việc bang giao về sau giữa hai nước. Sau đó Kim chủ triệu Bộc Tán Trung Nghĩa về nước, chỉ giữ 60.000 quân canh giữ biên cương, còn Ngụy Kỉ trở về Tống phục mệnh. Từ đó, nam - bắc hòa hảo trong suốt hơn 40 năm, Trung Quốc bước vào một thời kì thái bình thịnh trị.

Chính sự những năm Càn Đạo (1165 – 1173)

Mùa xuân năm 1165, tể tướng Trần Khang Bá mất[23]. Hiếu Tông đích thân ban mấy chữ tinh trung hiển đức chi bi viết lên mộ của Trần Khang Bá. Tháng 4 cùng năm ông phong cho Ngu Doãn Văn làm Tham chính, Vương Cương Trung được kiêm Đồng tri xu mật viện sự. Nhưng đến tháng 6 cùng năm Vương Cương Trung cũng chết[24]. Bấy giờ người vợ đầu tiên của Hiếu Tông là Quách thị đã mất vào năm 1156. Khi lên ngôi, Hiếu Tông truy phong Quách thị làm Thành Mục hoàng hậu, và lập Hiền phi Hạ thị làm kế hậu.

Cũng năm 1165, Hiếu Tông hạ chiếu lập con trưởng là Đặng vương Triệu Kì làm hoàng thái tử. Sau đó có việc cha vợ của thái tử là Tiền Đoan Lễ nhận đồ hối lộ từ Lý Hoành, Ngự sử Chương Phục hặc tội Doãn Văn là người chuyển giao chiếc đai này, nên Hiếu Tông bãi chức Doãn Văn, bắt phải về quê. Hiếu Tông lại định dùng Tiền Đoan Lễ làm tể tướng, nhưng Thị ngự sử Đường Nghiêu Phong cho rằng Đoan Lễ là cha của thái tử phi Tiền thị, không tiện nắm giữ tướng vị, Đoan Lễ mang hận trong lòng; giáng Nghiêu Phong làm Thái thường thiếu khanh. Lại thêm thị lang bộ Lại Trần Tuấn Khanh cũng can gián, liền bị Đoan Lễ đày ra phủ Kiến Ninh. Hiếu Tông thấy Đoan Lễ ngang ngược như vậy thì không hài lòng bèn cách chức.

Đầu năm 1166, Hồng Thích được phong làm Hữu bộc xạ. Ông này vốn là Trung thư xá nhân, trong vòng nửa năm mà thăng chức bốn lần lên làm tể tưởng, nên đình thần bàn ra tán vào. Chỉ chưa đầy nửa năm thì nhân có trời mưa to, đình thần lại bàn luận về Hồng Thích khiến Thích lại phải xin bãi chức. Hiếu Tông phong Ngụy Kỉ làm Tham tri chính sự; Lâm An Trạch làm đồng Tri khu mật kiêm Quyền tham chính, Phí Thiêm Thư làm Xu mật viện sự. Nhưng Lâm An Trạch do bị Hiếu Tông nghi ngờ có ăn hối lộ nên bị đày đến Quân châu không lâu sau đó. Sau đó Diệp Dung, Ngụy Kỉ được thăng làm Thượng thư Tả, Hữu bộc xạ. Về sau Diệp Dung, Ngụy Kỉ lại bị bãi chức, Tưởng Phất được phong làm Thượng thư hữu bộc xạ. Nhưng ít lâu sau Tưởng Phất phải về quê chịu tang mẹ. Hiếu Tông lại dùng Trần Tuấn Khanh, Ngu Doãn Văn làm Thượng thư Tả, Hữu bộc xạ (1169).

Năm 1167, trong gia đình của Hiếu Tông xảy ra nhiều sự kiện đau buồn. Mùa xuân năm đó, mẹ Hiếu Tông là Tú vương phi Trương thị qua đời[25]. Không lâu sau đó, danh tướng Ngô Lân mất ở đất Thục, rồi đến hoàng hậu Hạ thị mất, thụy An Cung hoàng hậu. Đến mùa thu hoàng thái tử Triệu Kì bệnh nặng, rồi mất, thụy là Trang Văn thái tử.

Vào năm 1170, Lại bộ thượng thư Uông Ứng Thần vì việc can gián đã bị bãi chức[26]. Lúc đó thượng hoàng sống nhàn nhã ở cung Đức Thọ nên nghĩ đến những trò tiêu khiển, đã cho mở rất nhiều sở ứng phụng ở bên ngoài, lại dùng thuyền chuyển thủy ngân vào cung. Uông Ứng Thần cùng Viên Phu lên tiếng can gián và xin cấm chỉ. Hiếu Tông không dám trái ý thượng hoàng nên đã giáng Viên Phu làm Hộ bộ thị lang; đày Ứng Thần ra phủ Bình Giang.

Năm 1171, Hiếu Tông và quần thần gia tôn hiệu cho thái thượng hoàng đế, thái thượng hoàng hậu. Từ sau khi Trang Văn thái tử qua đời, triều đình tranh nghị việc lập người kế vị. Theo lệ thì phải lập hoàng tử thứ hai là Khánh vương Khải. Hiếu Tông thấy hoàng tử thứ ba là Cung vương Đôn anh vũ giống mình, liền lập làm người kế vị, lại sợ Khánh vương Khải ở bên trong xảy ra tranh giành, nên đổi Khải là Ngụy vương, điều ra phủ Ninh Quốc rồi Minh châu (1174). Lại lấy Tri cáp môn Trương Thuyết là Thiêm thư xu mật viện sự. Thuyết lại là em rể của thái thượng hoàng hậu, nên triều thần xôn xao bàn tán. Thị giảng Trương Thức trách Ngu Doãn Văn mở đường cho cận tập chấp chính. Doãn Văn phải vào xin Hiếu Tông bỏ lệnh. Thị ngự sử Lý Hành, Hữu Chính ngôn Vương Hi Lã, Trực học sĩ Chu Tất Đại và Cấp sự trung Mạc Tế Phong đều tỏ ý phản đối rồi bị triều đình bãi chức, người đương thời gọi họ là bốn người hiền.

Mùa xuân năm 1172, triều đình đổi Tả, hữu bộc xạ thành Tả, hữu thừa tướng, trong đó Ngu Doãn Văn, Lương Khắc Gia làm Tả Hữu thừa tướng[27] Tháng 4 cùng năm, ngự sử Tiêu Chi Mẫn đàn hặc Ngu Doãn Văn chuyên quyền, bất công, Doãn Văn dâng sớ xin tội. Thượng hoàng biết chuyện, khuyên Hiếu Tông không nên đuổi Doãn Văn, vì thế Hiếu Tông cho đuổi Tiêu Chi Mẫn, nhưng Doãn Văn cho Chi Mẫn là người chính trực nên giữ lại. Cùng năm này, Ngu Doãn Văn tiến cử Ngạn Dĩnh, Lâm Quang Triều, Vương Chất vào Gián viện đang thiếu người, nhưng Hiếu Tông không nghe mà dùng người của hạnh thần Tăng Địch đề cử làm Gián Nghị đại phu. Doãn Văn thất vọng, xin từ quan. Tháng 8 ÂL, Hiếu Tông chuyển Doãn Văn về Thục, về sau Doãn Văn mất năm 1174. Mùa đông năm 1173, Hữu thừa tướng Lương Khắc Gia do bất hòa với Trương Thuyết, xin bãi chức. Hiếu Tông phong Tăng Hoài lên thay làm Hữu thừa tướng.

Ngoại giao

Vào giữa năm 1170, Ngu Doãn Văn định sai sứ sang Kim xin được dời sơn lăng ở Củng Lạc về nam, Trần Tuấn Khanh can là không nên. Hiếu Tông vốn tin tưởng Doãn Văn nên giáng chức Tuấn Khanh. Trước đó vào năm Thiệu Hưng khi sứ Kim vào triều thì Tống đế phải đích thân bước xuống nhận thư rồi chuyển cho nội thị. Khi Hiếu Tông lên ngôi thì việc này có thay đổi, Hiếu Tông chỉ sai người ra nhận thư rồi mang vào triều. Khi tái ký hòa nghị thì lễ tiết lại như trước nên Hiếu Tông cảm thấy không vui. Nhân việc đi sứ lần này, ông sai Phạm Thành Đại đến Kim phải thuyết phục Kim Thế Tông cho bỏ qua lễ tiết như vậy, nhưng vua Kim không nghe.[28]. Năm sau nhà Tống lại sang Triệu Hùng đến bàn chuyện lăng tẩm, nhưng Kim Thế Tông không hồi đáp. Tống Khâm Tông qua đời ở miền bắc từ năm 1156, nhưng người Tống không cho rước thi hài về nước an táng. Vua Kim nhân dịp đi sứ mà đề nghị Hiếu Tông cử người nhận xác về, tuy nhiên suốt một năm triều đình nhà Tống không có hồi đáp, nên di thể của Khâm Tông bị an táng bên nước Kim chứ không được đưa về.

Đối với nước Việt ở miền nam, từ trước kia phong kiến Trung Quốc chỉ phong cho hoàng đế Đại Việt tước hiệu là Giao Chỉ quận vương và gọi nước ta là quận Giao Chỉ. Từ mùa thu năm 1164, vua nhà Lý dùng Trung vệ đại phu Doãn Tử Tư và Thừa nghị lang Lý Bang Chính, Trung Dực lang Nguyễn Văn Hiến đi sang Tống. Hiếu Tông bàn với đình thần, rồi thăng Giao Chỉ quận thành An Nam quốc, phong cho Lý Anh Tông làm An Nam quốc vương[29][30].

Chính sự thời kì Thuần Hi (1174 – 1189)

Đầu năm 1174, Ngu Doãn Văn chết ở đất Thục. Giữa năm này, tể tướng Tăng Hoài cũng bị Đài quan đàn hặc và bị bãi chức nhưng nhanh chóng được phục chức tể tướng[31]. Cuối năm này Tăng Hoài lấy cớ bị bệnh, xin từ chức. Hiếu Tông bổ nhiệm Diệp Hành nắm quyền, nhưng sau ông này bị bãi chức vào năm 1175. Trong năm này, Lý Đảo bổ sung Tư trị thông giám trường biên chép việc từ những năm Trị Bình thứ 4 đến năm Nguyên Phù thời Tống Triết Tông.

Mùa thu năm 1176, Hiếu Tông có chiếu lập Hiền phi Tạ thị làm kế hậu. Lúc bấy giờ trong triều không có tể tướng, Cung Mậu Lương mang danh Tham tri chính sự nhưng nắm quyền như tể tướng, về sau thấy Hiếu Tông triệu Sử Hạo về triều làm Thiếu bảo nên Mậu Lương xin lui, Hiếu Tông cố gắng khuyên giải, nói rằng chỉ triệu Hạo về việc Kinh diên, không phải là bổ dụng làm tướng. Nhưng mùa hạ năm 1177 Cung Mậu Lương bị bãi vì làm phật lòng Hiếu Tông[32]. Hiếu Tông dùng Vương Hoài làm Tham tri chính sự, nắm quyền tể tướng, cùng Triệu Hùng làm Đồng tri xu mật viện sự[33]. Đầu năm sau (1178, Nam Man xâm phạm biên giới, triều đình phái quân đánh dẹp và hàng phục được. Không lâu sau, Sử Hạo lại được bổ nhiệm lại làm Hữu thừa tướng, kiêm Xu mật sứ; Vương Hoài làm Xu mật viện sự, Triệu HùngPhạm Thành Đại làm Tham chính. Sau đó do bên ngoài có lời gièm pha nên Thành Đại bị bãi chức. Mùa đông năm đó Sử Hạo trí sĩ triều đình lấy Tiền Lương Thần làm Tham tri chính sự, dùng Triệu Hùng làm Hữu thừa tướng, Vương Hoài làm Xu mật sứ.

Mùa hạ năm 1179, trong nước có hạn hán, Hiếu Tông xuống chiếu cầu lời nói thẳng. Lúc đó có đại thần Chu Hi dâng sớ xin Hiếu Tông giữ chính tâm, lập lại kỉ cương. Hiếu Tông tức giận, muốn xử phạt thật nặng. Nhưng có Triệu Hùng ra sức can ngăn nên Hiếu Tông đồng ý tha tội[34]. Năm 1181, Hữu thừa tướng Triệu Hùng cùng Tham tri chính sự Tiền Lương Thần bị bãi chức, Vương Hoài lên thay Triệu Hùng.

Tháng 9 ÂL năm 1182, Vương Hoài, Lương Khắc Gia là Tả Hữu thừa tướng. Đầu năm 1184, sử quan Lý Đảo đã hoàn thành bộ Tư trị thông giám trường biên, chép việc từ năm Tống Thái Tổ Kiến Long nguyên niên đến Tống Khâm Tông Tĩnh Khang thứ hai, tổng cộng gồm 98 quyển, tiếp nối Tư trị thông giám của Tư Mã Quang

Để tang và nhường ngôi

Năm 1187, Hiếu Tông dùng Chu Tất Đại làm Hữu thừa tướng, Lưu Chính làm Tham tri chính sự kiêm Đồng tri Xu mật viện sự[35]. Mùa đông năm đó, Thượng hoàng qua đời, miếu hiệu là Cao Tông Hoàng đế[36]. Hiếu Tông sau đó tôn Thái thượng hoàng hậu Ngô thị làm Hoàng thái hậu. Hiếu Tông đau buồn, bỏ ăn suốt hai ngày, lại muốn phục tang cho Thượng hoàng trong ba năm (mặc dù Thượng hoàng không phải cha ruột của Hiếu Tông). Tể tướng Vương Hoài dẫn việc Tấn Hiếu Vũ Đế, Ngụy Hiếu Văn Đế lúc trước đều nói phục tang mà không làm được để khuyên can, Hiếu Tông không nghe, vẫn phục tang ba năm[35]

Đầu năm 1189, Hiếu Tông dùng Chu Tất Đại, Lưu Chính là Tả, Hữu thừa tướng[35]. Sau đó chuyển Hoàng thái hậu sang cung Từ Phúc, đổi cung ấy là cung Nhân Thọ, lại đổi cung Đức Thọ thành cung Trùng Hoa. Hiếu Tông nói với hai Tể tướng ý định truyền ngôi, bảo họ thảo chiếu. Ngày 18 tháng 2 năm 1189 (Nhâm Tuất), cử hành lễ nạp thiền. Hiếu Tông truyền ngôi cho Thái tử Đôn, còn mình xưng là Thái thượng hoàng đế, dời sang cung Trùng Hoa, vẫn mặc tang phục. Vua mới là Tống Quang Tông, tôn hiệu cho Hiếu Tông là Chí Tôn Thọ Hoàng thánh đế[37], Hoàng hậu là Thọ Thành Hoàng hậu, Hoàng thái hậu là Thọ Thánh Hoàng thái hậu[35].

Làm Thái thượng hoàng

Mâu thuẫn cung đình

Không lâu sau khi Quang Tông lên ngôi, Thọ hoàng hạ chiếu lập Nguyên phi Lý thị làm Hoàng hậu. Lý hậu áp chế Quang Tông, tiếm quyền triều chính, ngang ngược bất pháp.

Đầu năm 1190, Quang Tông triều yết cung Trùng Hoa, nhận sách bảo từ Thọ hoàng. Tháng 8 ÂL, Quang Tông lại suất quần thần đến cung Trùng Hoa dâng Thọ hoàng Ngọc điệpNhật lịch[38]. Về sau Quang Tông mắc bệnh, Thọ hoàng cho tìm ngự y chế ra ít thuốc định đợi lúc Quang Tông đến vấn an thì ban cho. Lũ nội thị chớp cơ hội gièm pha với Lý hậu. Lý hậu tin là thật nên tìm cách ngăn trở Quang Tông đến cung Trùng Hoa. Mùa đông năm 1191, Lý hậu nhân lúc có yến tiệc, hậu xin Quang Tông lập con trai mình là Gia vương Khoáng làm Hoàng thái tử, rồi đích thân đến cung Trùng Hoa bẩm với Thọ hoàng. Thọ hoàng khi đó có ý muốn lập người con trai của Ngụy vương Triệu Khải, theo đúng thân phận Đích tôn, nên từ chối không theo. Lý hậu uất ức, về tâu với Quang Tông việc Thọ hoàng có ý phế lập[38]. Vì thế Quang Tông nghi hoặc và từ đó bỏ việc triều yết Thọ hoàng. Về phần Thọ hoàng nghe tin Quang Tông có bệnh vội đến thăm; thấy Hoàng hậu thì tức giận mắng nhiếc Lý hậu khiến hậu đã hận lại càng thêm hận[38].

Cuối mùa xuân năm sau (1192), Quang Tông đỡ bệnh, lên triều nghe chính. Trước kia vào mỗi dịp lễ tết đều thiết triều ở cung Trùng Hoa, nhưng vì Quang Tông ốm đau nên Thọ hoàng cho miễn. Đến đây quần thần lại xin thiết triều ở đó, Quang Tông không theo. Thấy thế, bách quan lại quỳ trước cửa cung kêu xin, Quang Tông mới miễn cưỡng chấp nhận; đến triều yết cung Trùng Hoa vào đầu mùa hạ. Đầu mùa đông, Quang Tông lại một lần nữa đến chỗ Thọ hoàng tiến hương; nhưng sau đó thì Nội thị Trần Nguyên do trước kia bị Thọ hoàng đuổi đi đã sinh oán hận, liền tìm cách li gián hai cung. Cho nên dù bệnh đã khỏi mà Quang Tông cũng không đến thỉnh an Thọ hoàng. Ngày 23 tháng 12, Thừa tướng Lưu Chính suất bách quan đến cung Trùng Hoa chúc mừng Thọ hoàng nhưng Quang Tông không có mặt. Nhiều đại thần lên tiếng khuyên can Quang Tông cũng không theo. Lại bộ Thượng thư Triệu Nhữ Ngu bày tỏ thái độ giữa triều, Quang Tông mới tỏ ra tỉnh ngộ. Ngày 28, Quang Tông cùng Lý hậu đến triều yết cung Trùng Hoa và trò chuyện cùng Thọ hoàng suốt buổi[38].

Tết Nguyên đán năm Thiệu Hi thứ tư (1193), Quang Tông cùng Lý hậu đến cung Trùng Hoa và ở đến tận cuối xuân. Sau đó lại cùng Thọ hoàng và Thọ Thành Hoàng hậu đi chơi ở vườn Ngọc Tân. Đến tháng 10, nhân tiết Trọng Minh và cũng là ngày sinh Quang Tông, trăm quan xin về cung Trùng Hoa, Quang Tông không đồng ý. Cấp sự trung Tạ Thâm Phủ dâng sớ nói

Tình cảm cha con là do trời định. Thái thượng yêu thương Bệ hạ chẳng khác chi Bệ hạ yêu thương Gia vương. Nay Thái thượng tuổi đã cao, sau này Người thiên thu vạn tuế rồi, Bệ hạ biết nhìn thiên hạ như thế nào đây?[39]

Quang Tông thấy phải. Ngày 17 tháng 10, mệnh bách quan theo mình đến triều yết Thọ hoàng, nhưng rốt cục bị Lý hậu cản trở. Tháng 11, Bí thư tỉnh lại dâng sớ cầu xin và cũng không được hồi đáp. Thọ hoàng khi đó ở trong cung rất muốn gặp Quang Tông. Vào dịp Khánh tiết, đáng lý Quang Tông phải đến chúc mừng Thọ hoàng nhưng lại không đến, chỉ có Cát Bật suất trăm quan chúc mừng mà thôi. Gia vương phủ Dực thiện Hoàng Thường, Bí thư lang Bành Quy Niên xin đế triều yết cung Trùng Hoa và đuổi bọn Nội thị Dương Thuấn Khanh, Trần Nguyên; Quang Tông cũng chả để ý[39]. Ngày 22 tháng 11, Quang Tông lại xưng bệnh không chịu gặp Thọ hoàng. Từ Tể tướng trở xuống đều dâng sớ tự trách[39]. Mãi đến Tết nguyên đán năm sau (1194), Quang Tông mới chịu đến cung Trùng Hoa và cung Từ Phúc chúc thọ, và đây là lần cuối cùng Thọ hoàng gặp Quang Tông.

Qua đời

Ngày 3 tháng 2 năm 1194, Thọ hoàng bắt đầu cảm thấy không khỏe. Sang tháng 4 ÂL, bệnh tình đã trở nặng mà không thấy Quang Tông đến thăm. Quần thần nhiều lần liên danh cầu xin cũng chẳng ăn thua, sau đó Quang Tông còn cùng Lý hậu đi chơi vườn Ngọc Tân mặc cho Thượng hoàng sống chết thế nào[39]. Binh bộ Thượng thư La Điểm xin về cung Trùng Hoa, Trung thư Xá nhân Bành Quy Niên dập đầu cầu xin đến chảy máu, Quang Tông vẫn không theo. Về sau quần thần lại liên danh cầu xin, Quang Tông mới chấp nhận nhưng cuối cùng lại không đi. Tháng 5 ÂL, Thọ hoàng bệnh tình nguy kịch, rất muốn gặp Quang Tông, đã sai Tả Hữu đến triệu nhiều lần. Lưu Chính dẫn đầu trăm quan cầu xin, Quang Tông phất tay áo bỏ đi vào trong cung. Hai hôm sau Lưu Chính lại cầu xin cũng không được, bèn cùng trăm quan ra Chiết Giang đình chờ tội, Quang Tông chẳng thèm để ý. Thọ hoàng được tin, triệu Hàn Thác Trụ (cháu rể của Thái hậu) vào hỏi chuyện và đồng ý cho Thác Trụ ra triệu mọi người vào thành[39]. Cuối cùng La Điểm, Bành Quy Niên, Hoàng Thường... thuyết phục được Quang Tông cử Gia vương Khoáng đến thăm hỏi Thọ hoàng. Vương đến nơi, Thọ hoàng tỏ ra xúc động, nước mắt chảy dài.

Đêm Mậu Tuất tháng 6 ÂL năm Thiệu Hi thứ 5 (28 tháng 6 năm 1194), Thọ hoàng mất ở cung Trùng Hoa. Di chiếu đổi cung Trùng Hoa thành cung Từ Phúc cho Thái hậu ở, xây cung khác cho Thọ Thành Hoàng hậu; và đem 100 vạn mân tiền ban cho quân lính trong ngoài[39]. Hiếu Tông ở ngôi 27 năm, làm Thượng hoàng 5 năm, thọ 68 tuổi. Lưu Chính, Triệu Nhữ Ngu liên danh mời Quang Tông đến cung Trùng Hoa chịu tang. Quang Tông không nghe. Các đại thần lấy cớ đó ép Quang Tông thoái vị, đưa Gia vương Khoáng lên ngôi, tức là Tống Ninh Tông[39].

Danh sách các Tể tướng thời Hiếu Tông

  1. Trần Khang Bá: 1160 – 1162
  2. Trương Tuấn: 1162 – 1164
  3. Tiền Đoan Lễ: 1165 – 1166
  4. Hồng Thích: 1166
  5. Diệp Dung, Ngụy Kỉ: 1166 – 1169
  6. Ngu Doãn Văn, Trần Tuấn Khanh: 1169 – 1174
  7. Tăng Hoài: 1174
  8. Diệp Hành: 1174 – 1175
  9. Cung Mậu Lương: 1175 – 1177
  10. Vương Hoài: 1177 – 1178
  11. Sử Hạo: 1178
  12. Triệu Hùng: 1178 – 1179
  13. Vương Hoài (lần 2): 1179 – 1189
  14. Chu Tất Đại, Lưu Chính: 1189

Đánh giá

Sử sách Thoát Thoát trong Tống sử có lời nhận xét về Hiếu Tông như sau

Cao Tông lấy cái tâm công thiên hạ, chọn hậu duệ của Thái Tổ là tự, được một người hiền tài, thông minh anh nghị. Có thể coi Hiếu Tông là người giỏi nhất trong các Hoàng đế kể từ khi triều Tống dời về Nam. Lúc mới tức vị, ông lập chí khôi phục, nhưng biến loạn ở Phù Li làm việc trung hưng gặp bất lợi, lại nghe theo ý của Cao Tông nên không khinh suất ra khỏi kinh sư; sau đó là Kim Thế Tông được lập, Bắc triều bình trị không còn có thể dùng binh được nữa. Tuy nhiên triều Tống cũng có thể lập lại quan hệ bình đẳng với Bắc triều, biểu được đổi xưng là thư, thần có thể đổi là chất, tiền thuế mỗi năm được giảm, mà người Kim cũng phải bỏ tham vọng thôn tính miền Nam; Nam Bắc từ đó kết minh. Về sau Kim Thế Tông mỗi lần cùng quần thần bàn bạc việc biên bị đều nói rằng: Ta sợ ảnh hưởng đến hòa ước với người Tống, tức là coi trọng cái sự kết minh này. Cái ý dụng binh của Đế tuy không thành công nhưng cuối cùng cũng yên. Từ cổ đại, Thiên tử từ nhánh bên ngoài kế nhập Đại thống được mấy ai có lòng chí hiếu với triều trước, mà Đế chính là một trong số đó. Thời đó phụ tử như Cao Tông với Hiếu Tông cùng trường thọ cũng không phải là ngẫu nhiên. Phục tang ba năm, bỏ qua lời lo ngại của quần thần mà gắng sức thực hiện việc đó. Trong miếu hiệu các Hoàng đế triều Tống, có Nhân Tông là nhân, Hiếu Tông là hiếu, quả thực không sai.

Niên hiệu

Trong thời trị vì 27 năm của mình, ông sử dụng ba niên hiệu như sau:

  • Long Hưng (隆興, 1163 – 1164)
  • Càn Đạo (乾道, 1165 – 1173)
  • Thuần Hy (淳熙, 1174 – 1189)

Gia đình

Cha mẹ

Hậu phi

  • Thành Mục Hoàng hậu Quách thị (成穆皇后郭氏, 1126 – 1156), người Tường Phù, Khai Phong. Mới đầu truy phong làm Thục Quốc Phu nhân (淑國夫人), Phúc Quốc Phu nhân (福國夫人). Sau khi Hiếu Tông đăng cơ, truy tặng làm Cung Hoài Hoàng hậu (恭怀皇后), sau đó mới đổi như hiện tại.
  • Thành Cung Hoàng hậu Hạ thị (成恭皇后夏氏, ? – 1167), người Nghi Xuân, Viên Châu. Gia cảnh bần cùng, là cung nữ của Hiến Thánh Ngô Thái hậu. Khi Hiếu Tông đăng cơ, tấn phong Hiền phi (賢妃), không lâu sau lập làm Hoàng hậu. Không con.
  • Thành Túc Hoàng hậu Tạ Tô Phương (成肅皇后謝蘇芳, 1132 – 1203), người Đan Dương. Sơ phong Quý phi, Hạ Hoàng hậu tạ thế, tấn phong làm Hoàng hậu. Không con. Khi Tống Quang Tông đăng cơ, bà được tôn làm Huệ Từ Hoàng thái hậu (惠慈皇太后), thời Tống Ninh TôngTừ Hựu Thái hoàng Thái hậu (慈佑太皇太后).
  • Sái Quý phi (蔡贵妃, ? – 1185), ban đầu nhập cung là Hồng hà bí (紅霞帔), phong làm Hòa Nghĩa Quận Phu nhân (和義郡夫人), tấn phong Uyển dung. Mùa đông năm 1183, được tấn phong làm Quý phi. Cha đẻ là Sái Bàng (蔡滂), quan sát sử Nghi Xuân.
  • Lý Hiền phi (李贤妃, ? – 1183), mới nhập cung là Điển tự (典字), chuyển thành Thông Nghĩa quận Phu nhân (通義郡夫人), tấn phong Tiệp dư (婕妤). Khi mất thì truy tặng Hiền phi.

Hoàng tử

Đều do Thành Mục Hoàng hậu Quách thị sinh ra:

  1. Triệu Thực (赵愭; 1144 – 1167), thuỵ là Trang Văn Thái tử (莊文太子), vợ là Quảng Quốc Phu nhân Tiễn thị (广国夫人钱氏), lập làm Thái tử năm 1165 nhưng mất sớm.
  2. Triệu Khải (趙愷; 1146 – 1180), thuỵ là Ngụy Huệ Hiến vương (魏惠憲王), mất trước khi Hiếu Tông thoái vị.
  3. Tống Quang Tông Triệu Đôn [赵惇].
  4. Triệu Khác (趙恪), chết yểu, thuỵ là Thiệu Điệu Túc vương (邵悼肃王)

Hoàng nữ

  • Gia Quốc Công chúa (嘉國公主), mất năm Thiệu Hưng thứ 32 (1162).
  • Công chúa thứ 2 sinh được 5 tháng thì chết.

Chú thích

  1. ^ Đổi thành Viện tháng 3 năm 1133 khi nhập cung.
  2. ^ Đổi tháng 4 năm 1160.
  3. ^ Đổi tháng 7 năm 1162.
  4. ^ Đây là thụy hiệu cuối cùng đặt năm 1197.
  5. ^ a b c d e f g Tống sử, quyển 33.
  6. ^ Academia Sinica - Chuyển hoán Trung Tây lịch.
  7. ^ Thủ phủ triều Bắc Tống, nay thuộc Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc
  8. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 98
  9. ^ Nay thuộc địa phận Thương Khâu, Hà Nam, Trung Quốc
  10. ^ Tống sử, quyển 246
  11. ^ Vị Nam, Thiểm Tây, Trung Quốc hiện nay
  12. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 125
  13. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 130
  14. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 134
  15. ^ Ban đầu Cao Tông định đổi tên ông là Diệp, nhưng Chu Tất Đại cho rằng tên này trùng với Đường Chiêu Tông Lý Diệp nên cuối cùng đổi là Thận
  16. ^ Nay thuộc địa cấp thị Chu Khẩu, Hà Nam, Trung Quốc
  17. ^ Nay thuộc địa phận Thiểm Tây, Trung Quốc
  18. ^ Tống sử, quyển 383
  19. ^ a b Tục tư trị thông giám, quyển 138.
  20. ^ Nay là thành phố trực thuộc Chiết Giang, Trung Quốc
  21. ^ Nay thuộc thành phố Nam Kinh, Giang Tô, Trung Quốc
  22. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 139.
  23. ^ Tống sử, quyển 384
  24. ^ Tống sử, quyển 386
  25. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 140.
  26. ^ Tống sử, quyển 387
  27. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 143.
  28. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 142
  29. ^ Khâm định Việt sử Thống giám Cương mục, chính biên, quyển 5
  30. ^ Đại Việt sử ký Toàn thư, bản kỉ, quyển 4, tờ 14b
  31. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 144
  32. ^ Tống sử, quyển 385
  33. ^ Tục tư trị thông giám, quyển 146.
  34. ^ Tống sử, quyển 429
  35. ^ a b c d Tục tư trị thông giám, quyển 151.
  36. ^ Tống sử, quyển 32
  37. ^ Vì thế sau khi nhường ngôi, Hiếu Tông còn được gọi là Thọ hoàng, danh xưng này phổ biến hơn là Thượng hoàng
  38. ^ a b c d Tục tư trị thông giám, quyển 152.
  39. ^ a b c d e f g Tục tư trị thông giám, quyển 153.

Read other articles:

Eden Hazard Hazard bermain untuk Chelsea sebelum final Liga Eropa UEFA 2018–2019Informasi pribadiNama lengkap Eden Michael Hazard[1]Tanggal lahir 7 Januari 1991 (umur 32)[2]Tempat lahir La Louvière, BelgiaTinggi 175 cm (5 ft 9 in)[3]Posisi bermain Sayap, gelandang serangKarier junior1995–2003 Royal Stade Brainois2003–2005 Tubize2005–2007 LilleKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2007–2008 Lille B 13 (1)2007–2012 Lille 147 (36)2012–2019...

 

Den här artikeln har skapats av Lsjbot, ett program (en robot) för automatisk redigering. (2014-09)Artikeln kan innehålla fakta- eller språkfel, eller ett märkligt urval av fakta, källor eller bilder. Mallen kan avlägsnas efter en kontroll av innehållet (vidare information) Polygonum paronychioidesSystematikDomänEukaryoterEukaryotaRikeVäxterPlantaeDivisionKärlväxterTracheophytaKlassTvåhjärtbladiga blomväxterMagnoliopsidaOrdningPolygonalesFamiljSlideväxterPolygonaceaeSläkteTramp

 

هذه المقالة بحاجة لصندوق معلومات. فضلًا ساعد في تحسين هذه المقالة بإضافة صندوق معلومات مخصص إليها. قبطان باشا (بالتركية العثمانية: کاپیتان پاشا؛ بالتركية الحديثة: Kaptan Paşa) لفظ عثماني يطلق على أمير الأسطول العثماني في الدولة العثمانية ويعرف أيضاً باسم بيه البحر، وأيضاً قبطا...

En este artículo sobre geografía se detectaron varios problemas. Por favor, edítalo y/o discute los problemas en la discusión para mejorarlo: Necesita ser wikificado conforme a las convenciones de estilo de Wikipedia. Carece de fuentes o referencias que aparezcan en una fuente acreditada. Este aviso fue puesto el 10 de enero de 2010. Santa Rita de Manapire Parroquia Plaza Juan José Rondón Santa Rita de ManapireLocalización de Santa Rita de Manapire en Venezuela Santa Rita de Manap...

 

البحرية الكرواتيةHrvatska ratna mornarica شعار القوات البحرية الكرواتية الدولة  كرواتيا الإنشاء 1991 النوع بحرية الدور حرب بحرية الحجم 1,363 فرد[1]30 قطعة بحرية جزء من القوات المسلحة الأبخازية المقر الرئيسي لورا، سبليت اللحن العسكري Mi smo hrvatski mornari(نحن البحارة الكروات!) الذكرى السنوي...

 

Airport in Barbados TBPB redirects here. For the chemical compound, see tert-Butyl peroxybenzoate. Grantley Adams International AirportIATA: BGIICAO: TBPBWMO: 78954[1][2][4]SummaryAirport typePublicOwnerGovernment of BarbadosOperatorGAIA Inc.[3]ServesBarbadosLocationSeawell, Christ ChurchElevation AMSL170 ft / 52 mCoordinates13°04′29″N 059°29′33″W / 13.07472°N 59.49250°W / 13.07472; -59.49250Websitegaia.bbMapsBarbados ...

Romaine Sawyers Sawyers con el Walsall en 2014Datos personalesNombre completo Romaine Theodore SawyersNacimiento Birmingham, Inglaterra2 de noviembre de 1991 (32 años)País Reino UnidoNacionalidad(es) Británica SancristobaleñaAltura 1,75 m (5′ 9″)Carrera deportivaDeporte FútbolClub profesionalDebut deportivo 2011(Port Vale F. C.)Club Cardiff City F. C.Liga EFL ChampionshipPosición CentrocampistaDorsal(es) 19Selección nacionalSelección SKN San Cristóbal y NievesDebut...

 

County in Nebraska, United States County in NebraskaSarpy CountyCountySarpy County Courthouse in PapillionLocation within the U.S. state of NebraskaNebraska's location within the U.S.Coordinates: 41°07′N 96°07′W / 41.11°N 96.11°W / 41.11; -96.11Country United StatesState NebraskaFounded1 February 1857Named forPeter A. SarpySeatPapillionLargest cityBellevueArea • Total248 sq mi (640 km2) • Land239 sq mi ...

 

Oliver St. John, 1. Baron St. John of Bletso, 1578 Wappen der Barone St. John of Bletso Baron Saint John of Bletso, of Bletso in the County of Bedford, ist ein erblicher britischer Adelstitel in der Peerage of England. Inhaltsverzeichnis 1 Verleihung und weitere Titel 2 Liste der Barone St. John of Bletso (1559) 3 Siehe auch 4 Weblinks Verleihung und weitere Titel Am 13. Januar 1559 wurde der Titel durch Letters Patent für Oliver St. John geschaffen. Der 4. Baron wurde am 28. Dezember 1624 a...

Voce principale: Coppa dei Campioni 1962-1963. Finale della Coppa dei Campioni 1962-1963Il Wembley Stadium, sede della finaleInformazioni generaliSport Calcio CompetizioneCoppa dei Campioni 1962-1963 Data22 maggio 1963 CittàLondra ImpiantoWembley Stadium Spettatori45 715 Dettagli dell'incontro  Milan  Benfica 2 1 Arbitro Arthur Holland Successione ← Finale della Coppa dei Campioni 1961-1962 Finale della Coppa dei Campioni 1963-1964 → Modifica dati su Wiki...

 

Battle between the Romans and a group of Gauls This article relies excessively on references to primary sources. Please improve this article by adding secondary or tertiary sources. Find sources: Battle of the Anio River 361 BC – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (April 2023) (Learn how and when to remove this template message) Battle of the Anio RiverPart of Roman–Gallic warsAn 18th century depiction of the Ponte Salario, the point at...

 

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (نوفمبر 2023) هذه مقالة غير مراجعة. ينبغي أن يزال هذا القالب بعد أن يراجعها محرر مغاير للذي أنشأها؛ إذا لزم الأمر فيجب أن توسم المقالة بقوالب الصيانة المناسبة. يمكن أيضاً ...

1980 Indian filmHunnimeya RathriyalliVCD coverಹುಣ್ಣಿಮೆಯ ರಾತ್ರಿಯಲ್ಲಿDirected byRajasekharWritten byNarendra Babu (dialogues)Screenplay byRajasekharStory byRajasekharProduced byR. M. SubramanyamRadha NarayananJalaja ShanmugamStarringLokeshAshokRoopa ChakravarthiM. S. VasanthaCinematographyT. V. BaluLokayyaEdited byVellaicchamiMusic byGangai AmaranProductioncompanySri Devipriya CreationsRelease date 6 February 1980 (1980-02-06) Running time1...

 

River in EnglandYeading BrookUpper part of the River Crane system.The Yeading Brook flowing through Ruislip GardensPoint of the nominal transition into becoming the River Crane, London.The pale zone in which most of the water lies is the London Borough of Hillingdon.Note the apparent source in the London Borough of Ealing to the northeast is the unconnected Paddington Arm, a notable canal linked to another that passes over the brook.EtymologyThe manor of YeadingLocationCountryUnited KingdomCo...

 

Central Business District of Upper Hutt, New Zealand Suburb in Upper Hutt, Wellington Region, New ZealandUpper Hutt CentralSuburbSculpture near the railway stationCoordinates: 41°07′26″S 175°04′16″E / 41.124°S 175.071°E / -41.124; 175.071CountryNew ZealandRegionWellington RegionTerritorial authorityUpper HuttElectoratesRemutakaIkaroa-Rāwhiti (Māori)Government • Territorial AuthorityUpper Hutt City Council • Regional councilGreater ...

Religion in Burkina Faso (2020)[1]   Muslim (63%)  Kekristenan (22%)  Kepercayaan tradisional Afrika (15%)  Tidak beragama (0%) Masjid di Bobo-Dioulasso, Burkina Faso Katedral Ouagadougou Agama di Burkina Faso sangat beragam. Islam menjadi agama terbesar yang dianut olwh masyarakat Burkina Faso dengan persentase sebesar 62,7%. Penduduk muslim sebagian besar bermazhab Maliki dengan paham tasawuf.[2][3] Sementara sebagian kecil pen...

 

This article relies largely or entirely on a single source. Relevant discussion may be found on the talk page. Please help improve this article by introducing citations to additional sources.Find sources: Action of 17 July 1628 – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (November 2018) Action of 17 July 1628Part of Anglo-French War (1627–1629)Date17 July 1628LocationSt. Lawrence River, near present-day Rimouski, QuebecResult English victoryBellige...

 

Pengadilan Agama TemanggungLogoInformasi PengadilanDasar HukumUndang-Undang Nomor 7 Tahun 1989Wilayah HukumKabupaten TemanggungKetuaDrs. Moh. MuktiWakil Ketua-PaniteraMokhamad Miftah S.AgSekretarisWasis Khasana, S.H.I.Situs Webwww.pa-temanggung.go.idlbs Pengadilan Agama Temanggung adalah lembaga peradilan tingkat pertama yang berwenang mengadili perkara yang menjadi kewenangan Pengadilan Agama dalam tingkat pertama di wilayah hukum Kabupaten Temanggung Provinsi Jawa Tengah. Dari sisi wilayah ...

Sericorema Sericorema remotiflora as Trichinium remotiflorum Scientific classification Kingdom: Plantae Clade: Tracheophytes Clade: Angiosperms Clade: Eudicots Order: Caryophyllales Family: Amaranthaceae Genus: SericoremaLopr. Sericorema is a genus of flowering plants belonging to the family Amaranthaceae.[1] Its native range is Southern Tropical and Southern Africa.[1] Species Species:[1] Sericorema remotiflora (Hook.) Lopr. Sericorema sericea (Schinz) Lopr. Reference...

 

Extinct branch of the Pama–Nyungan language family Not to be confused with the Marran languages of the Gunwinyguan family, the Uralic Mari languages or with languages known as Mari. MaranEthnicityMurri peoplesGeographicdistributionCoastal QueenslandLinguistic classificationPama–NyunganMaranGlottologmari1445  (Maric)grea1282  (Greater Maric)Maric languages (green) among Pama–Nyungan (tan). The outlined solid area on the coast is Kingkel. The striped areas, which may be Maric, a...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!