Sống chết mặc bay

Sống chết mặc bay là một tác phẩm của nhà văn Phạm Duy Tốn, được viết theo thể truyện ngắn hiện đại và đăng trên tạp chí Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1918. Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 ở nước này.[cần dẫn nguồn]

Nội dung

Truyện lấy bối cảnh của nông thôn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Nó được lấy bối cảnh trong một đêm khuya, một khúc đê bên sông Nhị Hà (tức sông Hồng) đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình quan phụ mẫu vẫn ngồi chơi tổ tôm với các tên quan lại khác, không quan tâm đến đê điều.

Câu chuyện dựa trên hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.[cần dẫn nguồn]

Nghệ thuật

Kết hợp sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như tương phản, tăng cấp, liệt kê. Nhằm nhấn mạnh sự khổ cực mà người dân phải trải qua. Họ đang trong cảnh "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ", vậy mà người được gọi là "quan phụ mẫu" lại đang trên đỉnh cao, chơi bài tổ tôm. Mà khi đê vỡ, hắn không những không lo lắng, mà còn quát mắng, dọa nạt những con dân vô tội rồi tiếp tục cuộc chơi. Thật đáng khinh bỉ ! Qua đó phán ánh rõ nét, phê phán sự vô trách nhiệm, ác độc, "lòng lang dạ thú" của quan lại trong xã hội thời xưa.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!