Trong toán học, số học mô đun là một hệ thống số học dành cho số nguyên. Trong số học mô đun, các con số được viết bao quanh lấy nhau thành nhiều vòng tròn cho đến khi chạm đến giá trị đích, gọi là mô đun (tiếng Anh: modulus, số nhiều moduli). Bộ môn nghiên cứu số học mô đun hiện đại được nhà toán học người Đức, Carl Friedrich Gauss phát triển trong cuốn sách của ông có tên Disquisitiones Arithmeticae, xuất bản năm 1801.
Đồng dư
Với một số nguyênn > 1, gọi là mô đun, hai số nguyên a và b được gọi là đồng dư modulo n, nếu hiệu của chúng chia hết cho n (đó là, nếu tồn tại số nguyên k sao cho a − b = kn).
Dấu ngoặc nghĩa là (mod n) áp dụng cho toàn bộ phương trình, không chỉ mỗi vế phải (b). Ký hiệu này mang ý nghĩa khác với b mod n (không có dấu ngoặc), dùng để chỉ phép toán modulo. Cụ thể hơn, b mod n ký hiệu số dư khi chia n cho b, tức số nguyên a thỏa mãn 0 ≤ a < n và a ≡ b (mod n).
Ví dụ
Trong mô đun 12, ta có thể viết:
vì 38 − 14 = 24, một bội của 12. Một cách khác để thể hiện điều này là cả 38 và 14 có cùng số dư là 2 khi chia cho 12.
Định nghĩa đồng dư cũng áp dụng cho số nguyên âm, ví dụ như:
Tồn tại: có một số nguyên ký hiệu là a–1 sao cho aa–1 ≡ 1 (mod n) khi và chỉ khi a nguyên tố cùng nhau với n. Số nguyên a–1 này gọi là nghịch đảo phép nhân mô đun của a modulo n.
Nếu a ≡ b (mod n) và a–1 tồn tại, thì a–1 ≡ b–1 (mod n).
Nếu a x ≡ b (mod n) và a nguyên tố cùng nhau với n, lời giải của đồng dư thức này là x ≡ a–1b (mod n)
Cụ thể hơn, nếu p là một số nguyên tố, thì a nguyên tố cùng nhau với p với mọi a thỏa 0 < a < p; do đó nghịch đảo phép nhân của a tồn tại với mọi a không chia hết cho p.
Các tính chất khác
Một số tính chất nâng cao của quan hệ đồng dư bao gồm:
Định lý Fermat nhỏ: Nếu số nguyên tố p không phải là ước của a thì ap–1 ≡ 1 (mod p).
Định lý Wilson: p nguyên tố khi và chỉ khi (p − 1)! ≡ −1 (mod p).
Định lý thặng dư Trung Hoa: Với mọi a, b và m, n nguyên tố cùng nhau, tồn tại đúng một x (mod mn) sao cho x ≡ a (mod m) và x ≡ b (mod n). Cụ thể hơn, x ≡ b mn–1m + a nm–1n (mod mn), trong đó mn−1 là nghịch đảo của m modulo n và nm−1 là nghịch đảo của n modulo m.
Định lý Lagrange: Đồng nhất thức f (x) ≡ 0 (mod p), trong đó p nguyên tố và f (x) = anxn + ... + a0 là một đa thức có hệ số nguyên sao cho a0 ≠ 0 (mod p), có tối đa n nghiệm.
Căn nguyên thủy modulo n: Một số g là căn nguyên thủy n nếu, với mọi số nguyên a nguyên tố cùng nhau với n, tồn tại một số nguyên k sao cho gk ≡ a (mod n). Căn nguyên thủy modulo n tồn tại khi và chỉ khi n bằng 2, 4, pk hoặc 2pk, với p là số nguyên tố lẻ và k là một số nguyên dương. Nếu một căn nguyên thủy modulo n tồn tại thì có đúng φ(φ(n)) căn nguyên thủy như thế, với φ là hàm phi Euler.
Thặng dư bình phương: Một số nguyên a là thặng dư bình phương modulo n nếu tồn tại một số nguyên x sao cho x2 ≡ a (mod n). Tiêu chuẩn Euler nói rằng, nếu p là một số nguyên tố lẻ, a không là bội của p, thì a là thặng dư bình phương modulo p khi và chỉ khi a(p–1)/2 ≡ 1 (mod p).