Rắn sọc dưa
|
|
|
|
Phân loại khoa học
|
Vực:
|
Eukaryota
|
Giới:
|
Animalia
|
Ngành:
|
Chordata
|
Lớp:
|
Reptilia
|
Bộ:
|
Squamata
|
Phân bộ:
|
Serpentes
|
Họ:
|
Colubridae
|
Chi:
|
Coelognathus
|
Loài:
|
C. radiatus
|
Danh pháp hai phần
|
Coelognathus radiatus (F. Boie, 1827)[1]
|
Các đồng nghĩa
|
-
- Coluber radiatus BOIE 1827
- Coluber radiatus SCHLEGEL 1837: 135
- Coluber quadrifasciatus CANTOR 1839
- Tropidonotus quinque CANTOR 1839
- Coelognathus radiata FITZINGER 1843
- Elaphis radiatus DUMÉRIL 1853
- Plagiodon radiata DUMÉRIL 1853
- Compsosoma radiatum DUMÉRIL, BIBRON & DUMÉRIL 1854: 292
- Elaphis (Compsosoma) radiatum BLEEKER 1857
- Spilotes radiatus GÜNTHER 1858
- Elaphis radiatus JAN 1863
- Coluber radiatus BOULENGER 1894: 61
- Coluber (Compsosoma) radiatus MÜLLER 1895: 203
- Coluber radiatus WALL 1908: 327
- Elaphe radiata BARBOUR 1912
- Elaphe radiata POPE 1929
- Coelognathus radiatus COCHRAN 1930
- Elaphe radiata SMITH 1943
- Elaphe radiata SCHULZ 1996: 219
- Elaphe radiata MANTHEY & GROSSMANN 1997: 344
- Elaphe radiata COX et al. 1998: 51
- Elaphe radiata LAZELL et al. 1999
- Elaphe radiata CHAN-ARD et al. 1999: 166
- Coelognathus radiatus GUMPRECHT 2000
- Coelognathus radiatus UTIGER et al. 2002
- Elaphe radiata ZIEGLER 2002: 231
- Coelognathus radiatus WINCHELL 2003
- Coelognathus radiatus GUMPRECHT 2003
- Elaphe radiata PAUWELS et al. 2003
- Coelognathus radiata ZIEGLER et al. 2007
- Elaphe radiatus MURTHY 2010
|
Rắn sọc dưa hay còn được gọi là rắn rồng hay rắn hổ ngựa (Danh pháp khoa học: Coelognathus radiata) là một loài rắn trong họ Rắn nước (Colubridae). Loài rắn này được Boie mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1827.[2] Loài này phân bố ở Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Singapore, Indonesia.
Đặc điểm
Đây là loài rắn lành (không độc), cỡ lớn trong họ Rắn nước, dài tới 2m.[3][4] Đầu tương đối nhỏ thuôn dài, màu nâu xám, phân biệt rõ với cổ. Lưng màu nâu xám, có bốn đường màu đen chạy từ gáy xuống tới quá nửa thân, hai đường giữa to chạy dài liên tục, hai đường bên cạnh nhỏ hơn và đứt đoạn. Có một đường chạy ngang qua gáy. Từ mắt có ba đường đen nhỏ, hai đường chạy xiên xuống môi trên còn một đường qua thái dương nối với vòng đen ở gáy.[3][4]
Loài rắn không độc sống trên cạn, song rất dữ, dễ bị kích thích, thường gặp ở đồng bằng và trung du, thường ẩn trong các hang chuột đã bỏ không, leo trèo giỏi trên các bờ rào, bụi cây um tùm, đôi khi trên mái nhà tranh. Khi gặp nguy hiểm có tập tính tự vệ đặc biệt. Dựng đứng một phần ba thân về phía trước lên khỏi mặt đất. Phần thân sau không cuộn tròn mà làm thành hình chữ S trên mặt đất. Cổ phình to theo chiều trước sau làm da cổ căng rộng để lộ rõ màu vàng và đen ở da giữa các vảy cổ. Miệng há rộng, hung hăng, doạ nạt, dữ tợn như tập tính của rắn ráo hoặc rắn hổ trâu khi chuẩn bị cắn vào kẻ thù.
Chúng bắt mồi cả vào ban ngày và ban đêm. Có tập tính săn đuổi mồi. Mồi chủ yếu là chuột, ngoài ra có cả thằn lằn và ếch nhái, đôi khi ăn cả cá và chim non. Đẻ trứng từ tháng 5 - 7, khoảng từ 5 - 12 trứng trong bụi cây hoặc trên lá khô và có tập tính canh trứng. Ở miền Bắc Việt Nam, rắn sọc dưa có tập tính trú đông trong hang chuột bỏ trống từ cuối tháng 11 đến khoảng giữa tháng 3. Thông qua đó, chúng có giá trị bảo vệ thực vật (diệt chuột), thương phẩm (da thuộc dài, rộng, đẹp), thực phẩm đặc sản và dược liệu: ngâm chung cùng với rắn ráo trâu vào rượu ngâm bộ ba (cạp nong, hổ mang, rắn ráo) (rượu Tam xà) thành rượu ngâm bộ năm rắn (rượu Ngũ xà) cổ truyền chữa tê thấp và đau nhức khớp xương.
Chú thích
Tham khảo