Rắn hổ mang là tên gọi chung của nhiều rắn độc thuộc họ Rắn hổ, hầu hết trong số đó thuộc chi Naja.[1]
Sinh thái
Tất cả các loài rắn hổ mang đều có nọc độc, có khả năng nâng phần đầu cơ thể lên và bành phần cổ ra tạo thành hình dạng mang phồng khi bị đe dọa. Hai loại rắn không có nọc độc, rắn mũi lợn và rắn hoa cỏ sọc, cũng dựng đứng lên và phồng mang nhưng không được xem là "rắn hổ mang"; tương tự như vậy, một số loài rắn có nọc độc, chẳng hạn như rắn mamba đen, cũng có khả năng bành phần da cổ ra nhưng không được gọi là "rắn hổ mang".
Các loài rắn khác được gọi là "rắn hổ mang"
Các loài "rắn hổ mang" thuộc chi khác gồm có:
Rắn hổ mang nước giả (Hydrodynastes gigas) là loài "rắn hổ mang" duy nhất không thuộc họ Elapidae. Nó không dựng lên, chỉ hơi dẹt cổ khi bị đe dọa và chỉ có nọc độc nhẹ.[4]:p.53
Tham khảo