Quan họ

Liền anh, liền chị hát quan họ trên thuyền rồng tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội
Các huyện có làng quan họ tại Bắc NinhBắc Giang

Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là "dòng sông quan họ".

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Dân ca quan họ ở Bắc Ninh và Bắc Giang đã được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù.

Nguồn gốc

Ý nghĩa của từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về "Quan họ" xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ"). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian.

Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian.

Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.

Tuy vậy đa số các học giả chưa chấp nhận quan điểm nào[1]. Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh" (bên nam, người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát.

Quan họ cổ

Quan họ cổ không chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc[2] Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ"[3] Quan họ cổ không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ cổ, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ.

"Chơi quan họ" cổ không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát). Nhiều bài quan họ cổ vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích đến tận ngày nay như: Vốn liếng em có 30 đồng, Mời nước mời trầu, Ngồi tựa song đào, Cây trúc xinh, Người ở đừng về, Xe chỉ luồn kim,...

Quan họ mới

Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ lời mới", là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,... Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa VCD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu, tức những bài quan họ lời cổ được cải biên lời. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên thế giới.

Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa... Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức[4] Dù ít hay nhiều nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống. Loại cải biên này không nhiều, ví dụ bài "Người ở đừng về" là cải biên từ làn điệu "Chuông vàng gác cửa tam quan" (Xuân Tứ cải biên).

Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài "Sông Cầu nước chảy lơ thơ" do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống "Nhất quế nhị lan". Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ truyền thống không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họ không còn nữa mà một phần do hoạt động "hát quan họ" ngày nay thường được gắn với chính quyền nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng.

Các làng Quan họ

Các làng có nghệ nhân thực hành di sản dân ca quan họ còn được gọi là "làng quan họ". Điều đặc biệt là phần lớn các làng quan họ thờ thánh Tam Giang, vị thánh gắn với dòng sông Cầu. Các làng quan họ Kinh Bắc tồn tại ở các huyện, thị xã, thành phố: Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Du, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là quan họ bờ nam sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh)[5]; Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa (còn gọi là quan họ bờ bắc sông Cầu thuộc tỉnh Bắc Giang).

Danh sách các làng Quan họ cổ tiêu biểu:

Do chậm trễ nên trong phạm vi UNESCO công nhận ban đầu chỉ gồm có 49 làng Quan họ sau:[cần dẫn nguồn] Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ, Hữu Chấp, Viêm Xá, Đẩu Hàn, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân Viên, Thụ Ninh, Đặng Xá, Khúc Toại, Trà Xuyên, Ông Mơi, Đông Yên, Châm Khê, Đào Xá, Dương Ổ, Cổ Mễ, Phúc Sơn, Y Na, Thị Cầu, Thanh Sơn, Niềm Xá, Yên Mẫn, Yên Thị Trung, Vệ An, Ỗ Xá, Xuân Ổ, Hòa Đình, Khả Lễ, Bồ Sơn, Duệ Đông, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Đình Cả, Lộ Bao, Hoài Trung, Vân Khám, Bái Uyên, Ném Đoài, Đình Cả, Ném Tiền, Tiêu, Tam Sơn, Tam Tảo.

Làn điệu

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam[8]. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc GiangBắc Ninh.

Một số làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, Gió mát trăng thanh, Tứ quý.

Trang phục

Mẫu trưng bày bộ trang phục của liền anh và liền chị
Nón quai thao và dải yếm thắm của liền chị

Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ[9].

Liền anh mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, hoặc đối với người khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn màu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh...gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trước, đàn ông còn nhiều người búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đường ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện. Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép,... các liền anh thường có thêm nón chóp với các dạng chóp lá thường hoặc chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Ngoài ra cũng thường thấy các liền anh dùng ô đen. Các phụ kiện khác là khăn tay, lược, những "xa xỉ phẩm" theo quan niệm thời xưa. Khăn tay bằng lụa hoặc bằng vải trắng rộng, gấp nếp và gài trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong.

Trang phục liền chị thường được gọi là "áo mớ ba mớ bảy", nghĩa là liền chị có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bảy áo dài lồng vào nhau (mớ bảy). Tuy nhiên trong thực tế, các liền chị thường mặc áo mớ ba. Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ (dùng cho trung niên) và yếm cổ viền (dùng cho thanh nữ). Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn. Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh gián trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thủy, màu vàng chanh, màu vàng cốm v.v. Áo cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà.

Yếm thường nhuộm màu đỏ (xưa gọi là yếm thắm), vàng thư (hoa hiên), xanh da trời (thiên thanh), hồng nhạt (cánh sen), hồ thủy (xanh biển)... Giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt vòng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng. Bao của các cô gái quan họ xưa thường sử dụng chất liệu sồi se, màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng. Thắt lưng thường là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo. Cũng tương tự yếm, thắt lưng làm bằng lụa nhuộm các màu tươi sáng như màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thủy. Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái.

Liền chị mặc váy váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép với váy trong bằng lụa, vải màu, lương, the, đoạn; váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tròn lấy người như mặc quần mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ hình lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân.

Liền chị mang dép cong làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một vòng tròn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che giấu đầu các ngón chân. Ngoài áo, quần, thắt lưng, dép, người liền chị còn chít khăn mỏ quạ, đội nón quai thao, và thắt lưng đeo dây xà tích.

Văn hoá quan họ

Văn hoá quan họ còn là cách ứng xử thật khéo léo, tế nhị, kín đáo và mang đầy ý nghĩa như các làn điệu mời nước, mời trầu thật chân tình, nồng thắm mỗi khi có khách đến chơi nhà "đôi tay nâng chén rượu đào, đổ đi thì tiếc, uống vào thì say". Quan họ uống chén rượu mừng xuân, mừng hội, vui bầu, vui bạn... rồi ca xướng cho tan canh mãn võ, cho tàn đêm rạng ngày, rồi các làn điệu chia tay giã bạn đầy quyến luyến trong câu hát "Người ơi người ở đừng về"tàn canh, giã hội rồi mà quan họ vẫn còn ngậm ngùi tiếc nhớ "Người về tôi vẫn ngậm ngùi, để thương, để nhớ cho tôi thế này... Người về tôi chẳng dám nài, áo trong người mặc, áo ngoài người để làm tin"... Và để rồi kết thúc bằng những lời hứa hẹn tha thiết "Đến hẹn lại lên"... trong mùa hội tới."

Quan họ là "ứng xử" của người dân Kinh Bắc, "mỗi khi khách đến chơi nhà", không chỉ "rót nước pha trà" mời khách, mà cùng với đó là những câu hát thắm đượm nghĩa tình: "Mỗi khi khách đến chơi nhà/ đốt than quạt nước pha trà mời người xơi/ trà này quý lắm người ơi/ Mỗi người một chén cho tôi vui lòng"...

Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu. Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu. Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan họ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau. Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu truyền trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn sẽ với ban đầu. Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn. Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết.

Từ những năm 70 của Thế kỷ XX, Sở Văn hóa Hà Bắc đã tiến hành sưu tầm Quan họ. Hàng nghìn bài Quan họ, bao gồm cả các dị bản đã được ghi âm tại các làng quan họ, với giọng hát của hàng trăm nghệ nhân. Sau khi sàng lọc và lựa chọn, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Phạm Hồng Thao đã ký âm thành bản nhạc, có bổ sung thêm một số ký tự riêng đặc trưng cho giai điệu Quan họ. Khoảng 300 bài Quan họ hay nhất đã được Nhà xuất bản Âm nhạc in thành sách. Tuy nhiên, hàng nghìn bài Quan họ đã được ghi âm, do các cụ nghệ nhân (đã mất) hát, phải được bảo quản cực kỳ cẩn thận. Sở Văn hóa thể thao du lịch Bắc NinhBắc Giang chịu trách nhiệm lưu giữ các cuốn băng này cần phải số hóa toàn bộ để có thể lưu giữ một cách dài lâu cho thế hệ mai sau, đó cũng là tài liệu văn hóa cần bảo tồn giúp các làn điệu quan họ sống mãi. Những năm qua, Bắc Ninh là một trong những địa phương có sự hội nhập và tốc độ phát triển kinh tế, xã hội xếp hàng đầu trong cả nước. Là tỉnh có diện tích nhỏ, dân số khoảng 1,15 triệu người, trước đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đến nay, Bắc Ninh được coi là một "thỏi nam châm" của vùng Bắc Bộ, đang đứng thứ hai cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó đã làm cho Bắc Ninh trở thành địa phương phát triển mạnh mẽ, năm 2021 chỉ số GRDP tăng 6,9% đứng thứ 13, tốc độ tăng trưởng đứng thứ 8 cả nước về quy mô, thu nhập bình quân đầu người/ tháng đứng thứ 5 cả nước. Quá trình hội nhập và phát triển diễn ra mạnh mẽ ở Bắc Ninh, có những tác động đến nhiều mặt của văn hóa, trong đó có các DSVH. Trước hết, có thể nhận thấy rằng, quá trình phát triển, nhất là về mặt kinh tế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Trước và sau khi dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận, chính quyền địa phương đã đầu tư lượng kinh phí lớn để nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa nhằm bảo tồn, lưu giữ các làn điệu quan họ; tiến hành triển khai nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa các làn điệu quan họ cổ tại các làng, xã, các nghệ nhân quan họ, cũng như di vật, tư liệu có liên quan. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật đã giúp cho việc sưu tầm, tư liệu hóa và lưu giữ rất thuận lợi. Tư liệu sau khi sưu tầm được lưu giữ tại các trung tâm có trang thiết bị bảo quản hiện đại, đảm bảo có thể gìn giữ trong thời gian dài. Đối với các DSVH phi vật thể, việc truyền dạy giữa các thế hệ là điều quan trọng để có thể bảo tồn, duy trì được di sản. Thời gian qua, các lớp truyền dạy dân ca quan họ đã được đầu tư, tổ chức ở nhiều địa phương dành cho các lứa tuổi khác nhau, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Đến nay đã có 369 làng quan họ thực hành, 381 câu lạc bộ quan họ với hơn 10.000 người ở các độ tuổi tham gia, hàng nghìn người có khả năng truyền dạy. Nhiều nơi đã xây dựng mô hình câu lạc bộ quan họ măng non. Đây là cách làm sáng tạo, là một mô hình hiệu quả trong thực hiện chương trình hành động bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH dân ca quan họ trong xã hội đương đại. Việc truyền dạy quan họ cũng đã được nghiên cứu, biên soạn thành các tài liệu và đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông. Năm 2018, đề án Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH phi vật thể dân ca quan họ Bắc Ninh được tiếp tục triển khai ở giai đoạn 2 đến năm 2022. Theo đó, tỉnh đã đầu tư số lượng kinh phí lớn để thực hiện các chương trình truyền dạy dân ca quan họ, đầu tư xây dựng và tu bổ các thiết chế văn hóa liên quan đến dân ca quan họ. Ngoài những địa điểm sẵn có của làng như đình, đền, chùa... còn có địa điểm dành riêng cho "bọn quan họ" đó là "nhà chứa quan họ". Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành trùng tu hoặc cho xây dựng mới các "nhà chứa quan họ" theo kiến trúc truyền thống ở nhiều làng quan họ gốc như Viêm Xá, Đương Xá, Thị Cầu, Lũng Giang... Nghệ nhân quan họ cũng được quan tâm đãi ngộ nhằm khích lệ động viên về vật chất và tinh thần. Họ được phong tặng danh hiệu theo quy chế, đồng thời được hưởng trợ cấp hằng tháng bằng mức lương tối thiểu; NNƯT, NNND hưởng mức hỗ trợ cao hơn. Nhằm tạo sự lan tỏa giá trị của dân ca quan họ, tỉnh Bắc Ninh không những hỗ trợ kinh phí cho các câu lạc bộ ở địa phương, mà còn cho cả các câu lạc bộ dân ca quan họ tiêu biểu đang hoạt động ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Từ khi nước ta thực hiện chính sách hội nhập, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới, ngành Nghệ thuật biểu diễn nói chung, dân ca quan họ nói riêng có cơ hội được trình diễn, giới thiệu ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ những nét độc đáo, đặc trưng của môn nghệ thuật này. Điều đó đã khẳng định được thương hiệu của dân ca quan họ, thể hiện được bản sắc văn hóa, làm cho các nền văn hóa có sự đối sánh và trân trọng đối với các giá trị của văn hóa Việt Nam.

Ngay sau khi được UNESCO công nhận Dân ca Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa thế giới phi vật thể, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng Chương trình hành động để bảo tồn Dân ca Quan họ. Trên cơ sở những cam kết với UNESCO, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều hoạt động tiêu biểu như: Triển khai việc tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu quảng bá những cái hay, cái đẹp của Dân ca Quan họ Bắc sông Cầu; tổ chức các cuộc hội thảo về bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Quan họ tỉnh Bắc Giang; xuất bản các ấn phẩm, như: Các bài Hát đối Quan họ, 120 bài Hát đối Quan họ; Làng Quan họ Bắc sông Cầu (giới thiệu 18 làng quan họ Bắc sông Cầu trên quê hương Việt Yên); Các bài hát Quan họ phổ biến ở Bắc Giang.[10]

Đặc biệt, Bắc Giang còn chú trọng tập trung cho việc truyền dạy Dân ca Quan họ tại các làng xã. Thường xuyên tổ chức liên hoan tiếng hát Quan họ. Từ năm 2010 đến 2016, cùng với các địa phương, các cơ sở thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng, trong đó thi hát dân ca quan họ là một nội dung chủ yếu. Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hơn 60 lớp truyền dạy Dân ca Quan họ cho hơn 3.000 học viên là các hạt nhân văn nghệ tiêu biểu ở các huyện, Việt Yên, Lục Ngạn, thành phố Bắc Giang, Lục Nam, Lục Ngạn,... Đến năm 2016, huyện Việt Yên đã tổ chức 14 cuộc Liên hoan tiếng hát Quan họ. Tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Liên hoan tiếng hát Quan họ toàn tỉnh, lần thứ V. Ngày 17/3/2014, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã ra quyết định thành lập Trung tâm Văn hóa Quan họ truyền thống khu vực Bắc Giang, tồn tại song song với Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ, hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh – Nam sông Cầu.

Ngày 20 tháng 1 năm 2013, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tổ chức ra mắt. Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh nay là nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sưu tầm, nghiêm cứu, gìn giữ và phát triển dân ca quan họ; nhiều hình thức giới thiệu dân ca quan họ mà đoàn thể nghiệm được quần chúng nhân dân đánh giá cao và học tập làm theo, góp phần thúc đẩy phong trào ca hát quan họ trong tỉnh cũng như lan tỏa rộng khắp cả nước. Đến nay từ 44 làng quan họ gốc, tỉnh Bắc Ninh đã nhân lên thành 329 làng Quan họ mới, trong đó có 41 nghệ nhân dân ca Quan họ. Đối với thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, nơi được coi là Thủy tổ dân ca Quan họ Bắc Ninh đã có nhiều giải pháp khôi phục, bảo tồn dân ca Quan họ, nhất là các bài Quan họ cổ.

Về ẩm thực Quan họ, hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh đã khôi phục lại " Mâm đan, bát đàn" đó là những vật dụng của người quan họ khi mời thực khách dự ẩm thực quan họ. Xây dựng phòng trưng bày văn hóa quan họ, giới thiệu di sản với bạn bè trong nước, quốc tế. Các phương tiện thông tin đại chúng tăng thời lượng tuyên truyền về dân ca quan họ, nhất là các lề lối Quan họ, văn hóa Quan họ.

Âm nhạc

Bài hát nhắc về quan họ

  • Hành trình rực rỡ
  • Thương nhau lý tơ hồng
  • Tơ hồng (Nhất Sinh sáng tác)

Bài quan họ

  • 36 thứ chim
  • 36 thứ chim và mời giầu
  • 36 thứ chim và mời trầu
  • 36 tiếng chim
  • 36 tiếng chim và mời giầu
  • 36 tiếng chim và mời trầu
  • Ả phiền
  • Ả phiền 36 giọng
  • Ai có về kinh bắc quê em
  • Ai ơi gánh đỡ chữ tình
  • Ai ơi giữ lấy chữ tình
  • Ai về kinh bắc
  • Ai xuôi về
  • Anh đi tìm lá diêu bông
  • Anh hai làng Lim
  • Anh về bằng Lim
  • Áo the thâm đứng dựa cột đình
  • Áo xếp nguyên
  • Ăn ở trong rừng
  • Ba liệu bảy lo
  • Ba liệu bẩy lo
  • Ba mươi sáu giọng
  • Ba mươi sáu thứ chim
  • Ba mươi sáu tiếng chim
  • Ba mươi sáu thứ chim và mời giầu
  • Ba mươi sáu thứ chim và mời trầu
  • Ba quan
  • Ba quan mời giầu
  • Ba quan mời trầu
  • Ba quan đổi lấy nụ cười
  • Ba Vì
  • Bác để tình thương cho chúng con
  • Bác đi xa lòng ta còn nhớ
  • Bác đi xa lòng ta còn ước
  • Bác mẹ tương tề
  • Bạch mai - sáng mãi đầu ngành
  • Bánh khoai tây
  • Bạn kim lan
  • Bạn lan
  • Bạn tình ơi
  • Bắc Ninh bảo tồn Di sản của nhân loại
  • Bắc Ninh hình bắc
  • Bắc ninh kinh bắc
  • Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người
  • Bây giờ chia rẽ đôi nơi
  • Bây giờ còn sớm người ơi
  • Bây giờ em giở ra về
  • Bấy lâu mới có một ngày
  • Bèo dạt mây trôi
  • Bên gốc đa cổng làng
  • Bến quê
  • Biết mấy tự hào
  • Bóng giăng loan
  • Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
  • Bóng quế dãi thềm
  • Bồ câu đóng sáo
  • Bốn nhớ 10 thương
  • Bốn nhớ mười thương
  • Bốn phương
  • Buổi sáng bình thường
  • Buông áo em ra
  • Buôn bấc buôn dầu
  • Buôn gỗ đóng bè
  • Bước sang năm mới tháng xuân
  • Cái áo xếp nguyên
  • Cái hời cái ả
  • Cái trống trường em
  • Càng trèo càng cao
  • Càng trèo trái núi càng cao
  • Cảnh sơn trang
  • Cặp cái nón ra đi
  • Cắp nón đón đò
  • Cầm bằng
  • Câu đợi câu chờ
  • Câu giã bạn
  • Câu hát giã
  • Câu quan họ người ơi
  • Câu quan họ trên mạn thuyền
  • Câu hát chim khôn đỗ ngọn thầu dầu
  • Câu hát trương chi
  • Cây đa bến đợi
  • Cây đa quán dốc
  • Cây gạo ngang
  • Cây kiêu bông
  • Cây kiêu bổng
  • Cây kiêu có quả chín mồi
  • Cây ngô bông
  • Cây ngô đông
  • Cây trúc xấu
  • Cây trúc xinh
  • Cây xanh dưng dức giữa trời
  • Cây xanh rưng rức giữa trời
  • Chàng buông vạt áo em ra
  • Chân quê
  • Chè mạn hảo
  • Chênh chênh nguyệt gác mái đình
  • Chị 2 Liễu người Làng Lim ca
  • Chị hai yểu điệu dịu dàng
  • Chia rẽ đôi nơi
  • Chia rỗ cho người
  • Chiếc nón ba tầm
  • Chiều qua nhớ bạn
  • Chim kêu gióng giả
  • Chim khôn đỗ ngon thầu dầu
  • Chim khôn đỗ nóc nhà quan
  • Chim sáo đổi hình
  • Chinh ơi boòng ơi
  • Cho tôi hỏi một nhời
  • Chờ bạn dưới trăng
  • Chơi cho hòn đá nảy mầm
  • Chơi cho nước hán sang hồ
  • Chúc đình
  • Chúc mừng thượng đẳng tối linh
  • Chung lập nhiều chiến công
  • Chung lập chiến công
  • Chung một dòng sông
  • Chung tay phòng chống Corona-Thật đáng nhớ về thảm họa dịch bệnh Covid-19
  • Chúng tôi là con trai bắc ninh
  • Chuông vàng gác cửa Tam Quan
  • Chuông vàng treo cửa Tam Quan
  • Chuyến đò nên nghĩa
  • Chuyện tình bên dòng sông quan họ
  • Con cháu vua Hùng toàn cầu
  • Con chim bồ câu
  • Con chim hoàng anh
  • Con chim khoan đề
  • Con chim thước-Quả cau non
  • Con cua
  • Con dao be bé sắc thay
  • Con gái bắc ninh
  • Con giai bắc ninh
  • Con ếch
  • Con gà vàng
  • Cò lả
  • Có ai xuôi về
  • Có hay trăng tá
  • Cỏ áy bóng tà
  • Còn duyên
  • Còn giời còn nước còn non
  • Con chim khách đến chơi nhà
  • Con nhện giăng mùng
  • Con nhện tìm duyên
  • Cô bé thượng ngàn
  • Cô đôi thượng ngàn
  • Cô gái ngày hôm qua
  • Cô gái nhà người ta-nhạc không lời từ đầu
  • Cô gái quan họ
  • Cô giáo em
  • Cổ tay da trắng lại tròn
  • Cổ tay vừa trắng vừa tròn
  • Công tôi lội suối trèo non
  • Công tôi trèo non lội suối
  • Cổng làng
  • Cuốc đất vun giầu
  • Cuốc đất vun trầu
  • Cửu khúc
  • Dao vàng tiễn chũm cau khô
  • Dào vườn tỉa cải nấu canh
  • Dáng mẹ âu cơ
  • Dâng đảng ta câu ca quan họ
  • Dâng mẹ cha câu cá quan họ
  • Dệt gửi đêm xuân
  • Dệt cửi đêm xuân
  • Dệt gấm
  • Dọc miền quan họ
  • Dọn quán bán hàng
  • Dòng sông nỗi nhớ
  • Dòng sông tuổi thơ
  • Duyên kim lá thắm chỉ hồng
  • Duyên nổi phận bèo
  • Duyên quan họ
  • Duyên thắm tình sâu
  • Duyên thắm trầu cau
  • Duyên tình
  • Duyên tình quan họ
  • Dưới giời mấy kẻ biết ra
  • Đã sang năm mới tháng xuân
  • Đào liễu
  • Đào nguyên
  • Đào non tới
  • Đập nấm trồng chanh
  • Đất đào xá nghề chơi đã sỏi
  • Đất nước mạnh giàu
  • Đầu làng có cái giếng khơi
  • Đêm hội dã bạn
  • Đêm hội giã bạn
  • Đêm mưa nhớ bạn
  • Đêm ngắn tình dài
  • Đêm trăng giã bạn
  • Đêm qua giá lạnh như đồng
  • Đêm qua gió lọt song đào
  • Đêm qua nhớ bạn
  • Đêm qua nhớ ngọc không nằm
  • Đêm sông cầu
  • Đền đô hát cùng thủ đô
  • Đến hẹn lại lên
  • Đến hẹn lại về
  • Đi cấy
  • Đi chơi đã trải phong trần
  • Đi chơi khắp bốn phương giời
  • Đi tìm câu hát
  • Đi tìm người hát lý thương nhau
  • Điạ chỉ của chúng em
  • Đón bạn
  • Đón bạn ngày xuân
  • Đóng chiếc tàu ô
  • Đóng cửa không cho người ra
  • Đố ai lên cõi ông giăng
  • Đôi bên bác mẹ cùng già
  • Đôi bên bác mẹ tương tề
  • Đôi bên bàn định đã lâu
  • Đôi chim bồ câu
  • Đôi em ngồi tựa song đào
  • Đôi ta như ngãi phan trần
  • Đôi ta như nước trong chum
  • Đôi ta như thể đào nguyên
  • Đối ca sông cầu
  • Đổi giọng đường ngoài
  • Đời đời ghi nhớ công ơn các Anh Hùng Liệt Sĩ
  • Đợi
  • Đủng đỉnh yếm đào
  • Đưa em về quê mẹ
  • Đường bạn kim lan
  • Đường đi những suối
  • Đường đi những suối đi à
  • Đường đi những suối cùng khe
  • Đường trường duyên phận
  • Đường trường tiếng đàn
  • Đường về đất tổ
  • Đường về quê bác
  • Em đi buôn bông
  • Em hát cho anh nghe
  • Em là con gái Bắc Ninh
  • Em là con trai Bắc Ninh
  • Em là con gái Cầu Lim
  • Em là con gái nhà dòng
  • Em là em gái bắc ninh
  • Em là em trai bắc ninh
  • Em ngồi em bấm lá sen
  • Em yêu anh như câu hò ví dặm
  • Em yêu trường em
  • Gái kính tâm lấy chồng thiện sỹ
  • Gánh vàng đi đổ lò vôi
  • Gặp gỡ Hội Lim
  • Gọi đò
  • Gọi đò-Ba Vì
  • Gọi đò Hiên Vân
  • Gởi về quan họ
  • Gửi anh chiếc nón quê hương
  • Gửi anh chiến sĩ đảo xa
  • Gửi bức thư sang
  • Gửi đảo xa câu ca quan họ
  • Gửi đảo xa khúc ca quan họ
  • Gửi thư trên lá
  • Gửi về quan họ
  • Gương vỡ lại lành
  • Giã bạn
  • Giã bạn đêm trăng
  • Giao lưu quan họ cổ
  • Giàu anh trong trứng giàu ra
  • Giăng bao nhiêu tuổi giăng già
  • Giăng bao nhiêu tuổi giăng non
  • Giăng lên phỏng độ nhường nao
  • Giăng thanh gió mát
  • Giếng nước quê hương
  • Gió đánh đò đưa
  • Gió đưa cây cải
  • Gió đưa cây cải đưa rừng
  • Gió đưa cây cải về trời
  • Gió mát giăng thanh
  • Gió mát trăng thanh
  • Gió về miền kinh bắc
  • Giọng ca quan họ
  • Giọng kim lan
  • Giữa tối đêm rằm
  • Giữa tối hôm rằm
  • Giữa tối trăng rằm
  • Hãm phường trò
  • Hạnh nguyên
  • Hát giai hát ru
  • Hát giao duyên
  • Hát màn giao duyên: Hoa thơm bướm lượn - Ba sáu thứ chim
  • Hát mừng thành phố thân yêu
  • Hát mừng thầy cô
  • Hát mừng thọ song thọ tuổi 70
  • Hát trầu đêm
  • Hẹn nhau ở sông đà
  • Hoa dâng đảng
  • Hoa thơm bướm lượn
  • Hoạt cảnh chợ quê+Nét xưa kinh bắc
  • Hoạt cảnh đặc sắc-Quan họ đón bạn+Nét dạo ngày xuân
  • Hồ Gươm trong nắng thu sang
  • Hội gióng
  • Hội làng
  • Hội xuân kinh bắc
  • Hôm nay lan huệ sánh bày
  • Hôm nay lan huệ sánh bảy
  • Hôm nay tứ hải giao tình
  • Hồn quê
  • Hừ la
  • Hừ la nghĩa người cái cánh huê rơi
  • Hừ la vui vẻ thế này
  • Hưng giáo ấm mãi tình quê
  • Hương gối đầu ghềnh
  • Hương mùa thu
  • Hương sắc thiên thai
  • Kẻ Bắc người Nam
  • Kể bốn phương
  • Kể chuyện bốn mùa
  • Kim lan
  • Kinh bắc quê tôi
  • Kinh bắc vào xuân
  • Kinh kiều
  • Kỳ đà len lỏi giếng khơi
  • Khách đến chơi nhà
  • Khắc hoạ đông hồ
  • Khai xuân mừng hội
  • Khen ai nuôi con gà vàng
  • Khen ai nuôi được gà vàng
  • Khi vui chơi trà rồi lại t­ửu
  • Khoan khoan bớ mụ chèo đò
  • Không chè không rượu cũng say
  • Khúc giao duyên
  • Khúc hát đảo xa
  • Khúc hát một miền quê
  • Khúc hát mừng xuân
  • Khúc nhạc đồng quê
  • La rằng
  • Lan huệ sánh bảy
  • Làng quan họ quê tôi
  • Lắng đọng hồn quê
  • Lắng nghe nước mắt lời mẹ ru
  • Lắng nghe lời mẹ ru
  • Lâm tri chút nghĩa đèo bòng
  • Lấy gì làm thú giải phiền
  • Lên chùa thấy tiểu
  • Lên cung tiên
  • Lên núi ba vì
  • Lên tiên cung
  • Lênh đênh ba bốn chiếc dồng dềnh
  • Lênh đênh ba bốn chiếc thuyền kề
  • Lênh đênh phận nổi duyên bèo
  • Lệnh ngự
  • Liện sai
  • Liệng sai
  • Liệng sang
  • Lóng lánh
  • Lóng lánh lúng liếng
  • Lòng vẫn đợi chờ
  • Lối em về
  • Lội giếng sâu cũng muốn gần xa
  • Lỡ duyên chức nữ ngưu lang
  • Lời ca trong nắng ban mai
  • Lời chúc đầu năm
  • Lời chúc đầu xuân
  • Lời người vang mãi núi sông
  • Lời thương nhớ ta ngỏ cùng nhau
  • Lời thương ta ngỏ cùng nhau
  • Lúc bé con mẹ con cha
  • Luống những bâng khuâng
  • Lý cây đa
  • Lý con sáo
  • Lý giao duyên
  • Lý không phai
  • Lý quỳnh tương
  • Lý thiên thai
  • Lý tình tang
  • Lý tình tang (Đưa em về quê mẹ)
  • Lung linh Luy Lâu
  • Lúng liếng
  • Lúng liếng cái duyên
  • Lúng liếng lóng lánh
  • Lúng liếng lóng lánh (Lóng lánh lúng liếng)
  • Lũng giang quê em
  • Luyện sai
  • Luyện sang
  • Luyện sơn trang
  • Lững lờ
  • Lyện sai
  • Má hồng ơi
  • Mạn thuyền
  • May thay giải cấu t­ương phùng
  • Măng non quan họ
  • Mây xanh rưng rức gi­ữa trời
  • Miếng trầu quan họ
  • Miếng trầu thắm đất hai quê
  • Một đời nhớ ơn
  • Một khúc dân ca gửi người quan họ
  • Một câu dân ca một khúc quan họ
  • Một khúc dân ca một câu quan họ
  • Một liền chị để nhớ
  • Một vùng cỏ áy bóng tà
  • Mong người như cá mong mưa
  • Mong nhớ bạn tình
  • Mong nhớ về người
  • Mong tiếng gọi đò
  • Mong ước vẹn toàn
  • Mời nước mời giầu
  • Mời nước mời trà
  • Mời nước mời trầu
  • Mời giầu
  • Mời nước
  • Mời trầu
  • Mời rượu quan họ
  • Mới rượu đầu xuân
  • Mùa xuân đón anh
  • Mụ quán bán hàng
  • Mụn áo vá vai
  • Mùng năm hội ó
  • Muốn cho cùng ở một nhà
  • Mười cung đào xá
  • Mười nhớ
  • Mười yêu
  • Mùa xuân kinh bắc
  • Mùa xuân quan họ
  • Mùa xuân tình đời
  • Mùa xuân mang khúc dân ca
  • Mùa xuân vang khúc dân ca
  • Nam nhi
  • Năm canh kép chị liên
  • Năm cung
  • Năm cung năm giọng
  • Năm liệu bảy lo
  • Năm liệu bẩy lo
  • Năm tháng mong chờ
  • Nét quê
  • Nét son kinh bắc
  • Nên chăng cầm sắt vân vi
  • Nón ba tầm
  • Nơ duyên
  • Nợ duyên
  • Núi thái sơn
  • Núi thiên thai
  • Nước chảy quanh thành
  • Nước lên nước lại cầm chừng
  • Ngả bóng trăng ngà
  • Ngày xuân
  • Ngày xuân em đi lễ chùa
  • Ngậm ngùi chẳng dám nói ra
  • Ngẫu hứng giao duyên
  • Ngó trắng sen hồng
  • Ngồi rồi em chẳng làm chi
  • Ngồi rồi tôi chẳng làm chi
  • Ngồi tựa mạn thuyền
  • Ngồi tựa song đào
  • Ngỡ ngàng tình quê
  • Nguyệt gác mái đình
  • Nguyệt gác mái chùa
  • Người có về hội
  • Người đi đâu
  • Người ngoan
  • Người ngoan cho em hỏi một nhời
  • Người ở đừng về
  • Người ở em về
  • Người ơi chúng em lại nhà
  • Người ơi đến hẹn lại lên
  • Người ơi đến hẹn lại về
  • Người ơi người ở đừng về
  • Người ơi người ở em về
  • Người về quê tôi bắc ninh yêu quý bạn
  • Người xinh
  • Nghe câu hát
  • Nghe câu hò trên cao nguyên
  • Nghe câu họ trên cao nguyên
  • Nghe câu quan hò trên cao nguyên
  • Nghe câu quan họ trên thành phố Bác
  • Nghe câu quan họ trên cao nguyên
  • Nghe câu hát í a
  • Nghe em hát còn duyên
  • Nghe em hát
  • Nghe em hát í a
  • Nghe nhời thảm thiết thiết tha
  • Nhà người có bụi chuối non
  • Nhác trông thấy bóng đôi người
  • Nhang gối đầu ghềnh
  • Nhang khói phượng thờ
  • Nhất ngon là mía lam điền
  • Nhất quế nhị lan
  • Nhất tâm đợi bạn
  • Nhẽ ra em cũng ở nhà
  • Nhìn cây đa thấy hình bóng bác
  • Nhờ trăng quê gửi ra biên giới
  • Nhớ ai nhớ mãi thế này
  • Nhớ đêm giã bạn
  • Nhớ mãi khôn nguôi
  • Nhớ mãi không nguôi
  • Nhớ ơn người
  • Nhớ về đất tổ
  • Nhớ về hội lim
  • Nhớ về quan họ
  • Như ruộng năm sào
  • Những cô gái quan họ
  • Những cô gái trên quê hương quan họ
  • Ông giăng khuya ông giăng khuyết
  • Ông lang nhẫn
  • Ông nguyệt lão ngòi xe tư đỏ
  • Ông tơ hồng ơi
  • Ông tơ sao khéo đa doan
  • Ở nhà em mới sang đây
  • Ơn đáp nghĩa đền
  • Ơn người con nhớ
  • Ơn nghĩa đáp đền
  • Phận bèo trôi
  • Phong thư
  • Phong thư trường xa
  • Phú trương chi
  • Phùng quan tế hội
  • Phùng quan xuân hội
  • Qua cầu gió bay
  • Qua xuân quan họ
  • Quan họ cổ
  • Quan họ đón bạn+Nét dạo ngày xuân
  • Quan họ nơi đảo xa
  • Quan họ quê tôi
  • Quan họ quê ta
  • Quan họ sớm chiều
  • Quan họ ngày xuân
  • Quan họ trao duyên
  • Quan họ trao tình
  • Quan họ trao lời
  • Quan họ một nhà
  • Quan họ quê nhà
  • Quan họ tìm về
  • Quê hương thuận thanh
  • Quê hương thuận thành
  • Ra đứng cổng làng
  • Ra ngó vào trông
  • Rầu rĩ con chim xanh
  • Rẽ phượng chia loan
  • Rồng rắn lên mây
  • Rượu sen
  • Sang sông tìm bạn
  • Sáng sớm ngày ra
  • Sao khéo đa doan
  • Sắc son quan họ
  • Sắc xuân quan họ
  • Sầu đong càng khắc càng chầy
  • Se chỉ luồn kim
  • Son sắt quan họ trao lời
  • Sông cầu nước chảy lơ tơ
  • Sông Cầu nước chảy lơ thơ
  • Sông sâu bơi chải
  • Sông đuống quê em
  • Sở cầu như ý
  • Sơn tinh cầm thú
  • Súc miệng ấm đồng
  • Sương giăng bến nước
  • Tạm biệt từ đây
  • Tát nước đầu đình
  • Tay cầm cái kéo cái kim
  • Tay tiên chuốc chén rượu đào
  • Tềnh tang
  • Tềnh tang chuông vàng gác cửa tam quan
  • Tháng giêng nghe quan họ
  • Tháng giêng về với hội lim nghe câu quan họ
  • Thanh minh trong tiết tháng ba
  • Tháp mừng thủ đô
  • Thăm lại chốn xưa
  • Thắm tình quan họ
  • Thân lươn bao quản lấm đầu
  • Thân lương bao quản lắm mình
  • Thân ơi thiết ơi
  • Thêm thắm trời xuân
  • Thỏa lòng mong ước
  • Thỏa nỗi nhớ mong
  • Thoạt chân em bước vào nhà
  • Thoạt chân em bước vào đình
  • Thơ đúm làng diềm
  • Thụ nhập thiên thai
  • Thử lòng thủy chung
  • Thuyền ai lạ này
  • Thuyền thúng là thuyền thúng ơi
  • Thuyền thúng
  • Thuyền mở lái chèo
  • Thả lái buông chèo
  • Tiếc thay cành quế non vời
  • Tiên sa xuống cõi trần chơi
  • Tiếng hát dâng người
  • Tiếng trống trường em
  • Tiễu trừ tham nhũng
  • Tìm bạn
  • Tìm bạn trong đêm
  • Tìm em trong câu hát
  • Tìm em qua câu dân ca
  • Tìm em qua câu quan họ
  • Tìm em trong chiều hội lim
  • Tìm trong chiều hội lim
  • Tìm người
  • Tìm người giữa hội lim
  • Tìm người ở giữa hội lim
  • Tìm về quan họ
  • Tinh trong đôi mắt
  • Tình đất
  • Tình người hà nội
  • Tình người quan họ
  • Tình người sông cầu
  • Tình duyên quan họ
  • Tình quê quan họ
  • Tình thắm ngọt ngào
  • Tình tang (trèo lên cây bưởi hái hoa)
  • Tình tang ố
  • Tình trong đôi mắt
  • Tình xuân kinh bắc
  • Tình yêu bên dòng sông quan họ
  • Tình yêu trên dòng sông quan họ
  • Tình yêu trên giòng sông quan họ
  • Tình bắc sông cầu
  • Tỉnh bắc sông cầu
  • Tổ khúc ba quan
  • Tổ khúc giã bạn
  • Tổ quốc em yêu
  • Tôi là con giai sông cầu
  • Tôi là con trai bắc ninh
  • Tôi là con gái sông cầu
  • Thân lươn bao quản lấm mình
  • Thân lương bao quản lắm đầu
  • Thu về nhớ thầy cô
  • Thuyền tôi xuôi ngược sông cầu
  • Thương nhớ trong lòng
  • Trà mạn hảo
  • Trao quạt hoa quy
  • Trao quạt huê quỳ
  • Trao duyên một mình
  • Trăm kim đổi lấy lạng vàng
  • Trăm năm tần tấn xum vầy
  • Trăm sự nhờ người
  • Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
  • Trăng bao nhiêu tuổi trăng non
  • Trăng quê
  • Trăng sáng quê tôi
  • Trăng thanh gió mát
  • Trăng trôi mùa hội
  • Trầu cánh phượng
  • Trầu cau quan họ
  • Trẩy hội miền quan họ
  • Trẩy hội xuân
  • Trèo đèo lội suối
  • Trèo non lội suối
  • Trèo lên cây bưởi hái hoa
  • Trèo lên cây gạo
  • Trèo lên cây gạo cao cao
  • Trèo lên cây gạo chon von
  • Trèo lên quán dốc
  • Trèo lên trái núi
  • Trèo lên trái núi em mong
  • Trèo lên trái núi thiên thai
  • Trèo lên trái núi tứ phương
  • Trèo leo con ếch
  • Trèo trên trái núi (càng trèo càng cao)
  • Trên cánh đồng ngô
  • Trên cánh đồng quê
  • Trên đường chiến thắng
  • Trên rừng 36 thứ chim và mời giầu
  • Trên rừng 36 thứ chim và mời trầu
  • Trên rừng ba mươi sáu tiếng chim và mời giầu
  • Trên rừng ba mươi sáu tiếng chim và mời trầu
  • Trên rừng 36 thứ chim
  • Trên rừng 36 tiếng chim
  • Trên rừng ba mươi sáu thứ chim
  • Trên rừng ba mươi sáu tiếng chim
  • Trên tàn quán dưới lại tán vàng
  • Trên vườn quế dưới vườn hồng
  • Trong hương cốm mới
  • Trồng cây nhớ bác
  • Trống cơm
  • Trống quân
  • Trống rồng
  • Trúc trúc mai mai
  • Trường Sa đảo của Việt Nam
  • Tuấn Khanh
  • Từ bấy đến nay
  • Từ khi ăn phải miếng giầu
  • Tứ hải giao tình
  • Tứ thân em mặc ngày vui
  • Tự hào hát khúc quân hành
  • Tự hào Việt Nam
  • Tương phùng tương ngộ
  • Tương tư quan họ
  • Tưởng đến gần xa
  • Tưởng đến ngần xa
  • Vào chùa
  • Vấn vương sông cầu
  • Vầng trăng quan họ
  • Về chùa 1
  • Về điện biên
  • Về hội lim
  • Về kinh bắc
  • Về miền quan họ
  • Về miền quan họ 2
  • Về miền quan họ người ơi
  • Về miền quê văn hiến
  • Về quế võ
  • Về quê
  • Về miền lúng liếng
  • Về thiên thai
  • Về thăm Xứ Lạng
  • Vì ai bối rối tâm tình
  • Vì chuôm cho cá bén đăng
  • Vốn em có 30 đồng
  • Vốn em có ba mươi đồng
  • Vốn liếng 30 đồng
  • Vốn liếng em có 30 đồng
  • Vốn liếng em có ba mươi đồng
  • Vợ cả huê huân
  • Vui bốn mùa
  • Vui thầm
  • Vui trại hè
  • Vương vấn câu quan họ
  • Xa bến xa bờ
  • Xe chỉ luồn kim
  • Xe tăng qua miền quan họ
  • Xin ra về
  • Xuân biên cương
  • Xuân quan họ
  • Xuân về miền quan họ
  • Xuân về quan họ
  • Xúc miệng ấm đồng
  • Xuôi ngược sông cầu
  • Xuôi về quan họ
  • Xuông hời
  • Xuống đồng
  • Xuống sông bơi chải
  • Xưa kia là tình
  • Yêng đi ba tui cũng muốn vô
  • Yêu cái mặn mà
  • Yêu một bắc ninh
  • Yêu một người bắc ninh
  • Yêu người đáo để nết na
  • Yêu nhau cởi áo cho nhau
  • Yêu nhau ngả nón ra ngồi
  • Yêu nhau ngã nón ra ngồi

Hình ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Quan họ, nguồn gốc và quá trình phát triển. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1978.
  2. ^ Khảo cứu sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du - Thêm một cách nhìn về từ "Quan họ" Lưu trữ 2009-02-15 tại Wayback Machine, Tin tức, Báo Nhân dân.
  3. ^ Lối chơi Quan họ. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, 2006.
  4. ^ Bản chất nội tại của Quan họ Lưu trữ 2008-12-25 tại Wayback Machine, Báo Bắc Ninh.
  5. ^ “Bắc Giang, đậm đà những canh quan họ cổ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2009.
  6. ^ Quyết định số 57/QD - UBND về việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa Bắc Giang
  7. ^ Xốn xang câu quan họ Lưu trữ 2014-02-26 tại Wayback Machine, Như Kính - Lê Minh (Báo Bắc Giang), Thứ sáu, 26 Tháng 11 2010
  8. ^ Văn hóa Quan họ - sản phẩm độc đáo của vùng Kinh Bắc[liên kết hỏng]
  9. ^ Để quan họ là di sản cho mai sau
  10. ^ “Bắc Giang với bảo tồn và phát huy Dân ca Quan họ - Di sản văn hóa Thế giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2017.

Liên kết ngoài

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!