Trong thời kỳ cai trị từ năm 1967 đến năm 2005 của Tướng Gnassingbé Eyadéma, cha của vị Tổng thống hiện tại Faure Gnassingbé, Togo duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên), bất chấp lập trường thân phương Tây và cánh hữu của chính phủ Togo.[4] Năm 1974, Eyadéma đến thăm Bình Nhưỡng, gặp gỡ Kim Nhật Thành. Ngày 17 tháng 9 năm 1974, ông cắt đứt quan hệ với Hàn Quốc và trục xuất nhân viên đại sứ quán Hàn Quốc ra khỏi Togo.[5]
Trong Chiến tranh Lạnh, CHDCND Triều Tiên đã cung cấp viện trợ đáng kể cho chính phủ Togo.[1]Quân đội Togo cũng nhận được sự huấn luyện từ các nhóm cố vấn quân sự Bắc Triều Tiên triển khai đến nước này.[6]
Cậu con trai thứ ba của người Mỹ đào tẩu sang CHDCND Triều Tiên James Joseph Dresnok tên là Tony, có một phần dòng máu Togo qua mẹ mình, vốn là con gái của một nhà ngoại giao Togo và người vợ Triều Tiên của vị này.
Tham khảo
^ abAfrica Guide: Incorporating Economic Information from the Economist Intelligence Unit, Ltd. Skokie: Rand McNally. 1978. tr. 327–328.
^“DPRK Diplomatic Relations”(PDF). The National Committee on North Korea. tháng 3 năm 2022. Bản gốc(PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2024.
^Rhodes, Edward biên tập (2004). Presence, Prevention, and Persuasion: A Historical Analysis of Military Force and Political Influence. Lexington Books. tr. 334. ISBN073-910-726-7.
Bài viết liên quan đến Togo này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.