Phong trào hội kín Nam Kỳ

Phong trào hội kín Nam Kỳ là một phong trào tự phát của giới dân nghèo, nhằm chống lại ách áp bức của thực dân Pháp vào những năm đầu thế thế kỷ 20 tại miền Nam Việt Nam. Sau cuộc tiến công vào Sài Gòn thất bại (1916), bị khủng bố, các hội kín thì gần như không còn hoạt động, nhưng dư âm vẫn còn khá mạnh trong nhiều năm tiếp theo.

Tên gọi và mục đích

Khi phong trào Minh Tân[1] công khai cải cách vừa tàn, thì ở miền Nam Việt Nam liền xuất hiện hình thức chống thực dân Pháp mới, đó là phong trào lập ra các hội kín. Có người gọi đó là Thiên Địa hội, còn người Pháp thì gọi là sociétés secrètes. Song bản thân các tổ chức này không mang một tên thống nhất mà có khá nhiều tên gọi khác nhau [2].

Buổi đầu giới dân nghèo bị áp bức đã tự phát lập ra hội kín ở Châu Đốc, Biên Hòa, Bến Tre, sau đó lan ra khắp Nam Kỳ, với mục đích chung là lật đổ chính quyền thực dân, tôn Phan Xích Long làm "hoàng đế". Theo sách Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2) thì trong 4 năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ở đây có từ 70 đến 80 hội kín [3].

Tổ chức

Thành phần tham gia đông nhất vào các hội kín Nam Kỳ là nông dân và dân nghèo thành thị đang ở tuổi khỏe mạnh [4]. Theo nhà văn Sơn Nam thì đa số đều là người Việt, người Hoa kiều đóng vai phụ, thường là giữ chức vụ coi sóc nghi lễ trong hội mà thôi [5]

Về tư tưởng triết lý, hội kín khá phức tạp, bởi gồm cả Nho giáo, Phật giáoĐạo giáo. Khi quân Pháp đi xét bắt, thì gặp ở nhiều nhà bài Phú hoài cổ nói là của nhà giáo Võ Trường Toản. Đây là một tác phẩm đề cao trung hiếu và tư tưởng "xả thân thủ nghĩa".

Về bùa chú, các hội viên tin rằng nó có thể tăng thêm sức mạnh và giúp họ tránh được mọi hiểm nguy khi lâm trận. Theo sách Đại cương Lịch sử Việt Nam (Tập 2) thì tôn giáo và phương thuật (phép lạ của các đạo sĩ) giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức hội [6]. Tuy vậy, trong hàng ngũ của nhiều hội kín, không có thầy pháp. Và mặc dù hay dựa vào các chùa, nhưng trong hàng ngũ của họ cũng không có các nhà sư [7].

Các hội kín hoạt động độc lập, không có một hệ thống chỉ huy chung, tuy nhiên tất cả đều suy tôn Phan Xích Long (Phan Phát Sanh) làm Hoàng đế. Mỗi hội đều có một Hội chủ (gọi là Ông chủ). Hội chủ thường chia hội viên ra từng nhóm nhỏ (khoảng vài chục người) gọi là "kèo"[8]. Giữa các "kèo" không được biết nhau, khi cần gặp nhau hội viên phải dùng ngôn ngữ và dấu hiệu do Hội chủ quy định.

Khi so sánh với tổ chức Thiên Địa hội Trung Quốc, GS. Trần Văn Giàu còn nêu ra mấy ý như sau:

  • Tuy cũng uống máu ăn thề, nguyện tuyệt đối trung thành với nhau, với hội và qua thử thách xem có đủ can đảm không, song trong hội kín Nam Kỳ không hề có đẳng cấp với tính chất phong kiến và tôn giáo như trong Thiên Địa hội Trung Quốc.
  • Về tổ chức, hội kín Nam Kỳ cũng đơn giản hơn nhiều, vì tính chất bình đẳng, huynh đệ lại là cơ bản.

Và cũng theo giáo sư Giàu, gọi những tổ chức bí mật này là Thiên Địa hội là sai. Bởi đây không phải như là biến dạng của những tổ chức Thiên Địa hội chống Thanh của miền Nam Trung Quốc [7].

Còn nhà văn Sơn Nam thì cũng nói rõ rằng đây là phong trào do người Việt nắm giữ đường lối chính trị, nhưng mô phỏng theo cách tổ chức Thiên Địa hội Trung Quốc (nhóm Hồng Thuận đường ở Quảng Đông), áp dụng cụ thể trong hoàn cảnh Nam Kỳ, nhằm mục đích Cần Vương [9].

Hoạt động

Hoạt động có tiếng vang lớn của phong trào hội kín Nam Kỳ là cuộc đấu tranh chống chính sách bắt lính của thực dân Pháp và hai cuộc đột nhập vào Sài Gòn (19131916).

Đấu tranh chống bắt lính sang Pháp

Từ cuối năm 1915 sang đầu năm 1916, giữa lúc thực dân Pháp tiến hành bắt lính sang Pháp đợt hai thì cuộc đấu tranh của phong trào hội kín bùng nổ, ban đầu ở các tỉnh Mỹ Tho, Trà Vinh, Bến Tre, Tây Ninh, Biên Hòa; dần lan rộng ra nhiều nơi và lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia.

Điểm lược một số cuộc đấu tranh nổi bật trong năm 1916:

  • Ngày 20 tháng 1, tại tỉnh Trà Vinh đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống lại việc mộ lính của chính quyền thực dân.
  • Ngày 23 tháng 1, khoảng 200 hội viên do Lê Văn Hổ, Phạm Văn Hậu, Nguyễn Văn Liên đứng đầu đã kéo tới phá trụ sở tuyển mộ lính ở tổng Chánh Mỹ (Biên Hòa). Cuộc đánh phá diễn ra nhanh chóng, phối hợp với các tù nhân ở tỉnh lỵ nổi dậy phá ngục (17 tù nhân thoát được).
  • Tháng 2 năm 1916, nhóm hội kín Vương Văn Lê, Nguyễn Văn Thạch, Lê Văn Hà nổi dậy, làm chủ được vùng Tân Triều (Tây Ninh). Cũng trong tháng này, nhóm hội kín Nguyễn Văn Huệ tấn công Ô Cấp (Bà Rịa).
  • Đêm ngày 2 rạng ngày 3 tháng 2, hơn 200 hội viên hội kín Nghĩa Hòa tập trung ở Mỏ Cày (Bến Tre), rồi kéo đến bao vây trụ sở mộ lính của huyện...

Tuy nhiên, vì chỉ có giáo mác, gậy gộc và bùa chú, nên khi đối mặt với súng đạn của Pháp, phong trào này nhanh chóng thất bại.

Tấn công Sài Gòn năm 1913

Cuộc tấn công do Phan Xích Long (tự cho mình là "Đông Cung", con vua Hàm Nghi) và Nguyễn Hữu Trí (quê ở Cần Giuộc) xếp đặt từ chùa Tà Lơn trên đất Campuchia, định rằng nhân lúc Pháp đang mắc kẹt trong Chiến tranh thế giới thứ nhất sẽ dùng lực lượng lớn (đa phần là hội viên hội kín ở Chợ LớnLong An) để đánh chiếm các cơ quan đầu não của Pháp tại Sài Gòn. Theo đó, nhiều hội kín ở các tỉnh cũng sẽ nổi dậy giành lấy chính quyền.

Chuẩn bị xong, đêm 23 rạng sáng 24 tháng 3 năm 1913, ông cho người đặt 8 trái bom tự tạo có hẹn giờ ở một số cơ quan chính quyền tại Sài Gòn và Chợ Lớn, đồng thời chia nhau đi rải truyền đơn và dán bản hịch trong thành phố. Chẳng may chưa tới giờ bom nổ thì quân Pháp đã phát hiện được. Nhà cầm quyền liền sai quân đi tháo gỡ và lùng bắt đội quân của Phan Xích Long. Không nghe tiếng bom nổ, nhiều cánh quân đã kịp rút đi. Tuy nhiên, quân Pháp vẫn bắt được một số đông khi họ đang đi vào Chợ Lớn, vì kiểu đồng phục "quần đen, áo trắng, khăn trắng quấn cổ" mặc dù tay không cầm vũ khí.

Kết cuộc, Nguyễn Hữu Trí chạy thoát, Phan Xích Long chạy ra Phan Thiết và bị bắt ở đó, bị đem về giam ở Khám lớn Sài Gòn.

Từ ngày ngày 5 đến ngày 12 tháng 11 năm 1913, Tòa án Sài Gòn xử tha bổng 54 người, kêu án 57 người (đều là người ViệtChợ LớnLong An, chỉ có 1 người Hoa kiều [10]), trong đó có sáu người bị án chung thân khổ sai là: Phan Xích Long, Nguyễn Tri, Nguyễn Hiệp (án hiện diện), Nguyễn Màng, Trương Phước, Nguyễn Ngọ (không bắt được, bị án khiếm diện)[11].

Tấn công Sài Gòn năm 1916

Năm 1916, nhân Pháp bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, khoảng 300 hội viên của các hội kín ở Gia Định, Chợ Lớn, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Giuộc, Cần Đước..., cùng tìm cách phá ngục cứu Phan Xích Long.

Lần này, các lãnh đạo hội xếp đặt kế hoạch tại núi Cấm (Tịnh Biên). Và sau khi chuẩn bị xong, đêm 14 rạng ngày 15 tháng 2 năm 1916[12], với khẩu hiệu Cứu Đại ca (chỉ Phan Xích Long), tất cả hội viên do Nguyễn Hữu Trí đứng đầu, từ hàng chục chiếc thuyền buôn đang đậu trên sông cầu Ông Lãnh, giở khoang, vứt bỏ lá ngụy trang, nhảy lên bờ với áo đen, quần trắng, khăn trắng quấn cổ, cổ mang phù chú, tay cầm đủ thứ binh khí (không có súng) chia làm ba nhóm xông lên tấn công dinh Thống đốc và Khám lớn.

Gần tới nơi, ba nhóm nhập lại rồi chia ra thành hai, nhưng cả hai cánh đều bị quân Pháp đánh đuổi...Họ giết chết tại trận 6 người (có Nguyễn Hữu Trí), làm bị thương nhiều người khác. Và bất kỳ ai mặc quần đen áo trắng buổi sáng ấy, đang lẩn quẩn ở khu vực xảy ra chuyện, đều bị bắt nhốt. Lúc bấy giờ, ngoài lực lượng đi tấn công, còn có các lực lượng khác ở xung quanh Sài Gòn chờ phối hợp, nhưng vì không thấy có hiệu lịnh như đã định nên rút lui. Nhờ vậy mà nhiều người đã đào thoát được.

Sau đó, tòa án thực dân cho xử tử 38 người tại Đồng Tập Trận [13] vào ngày 22 tháng 2 năm 1916, trong đó có thủ lĩnh Phan Xích Long. Ngày 16 tháng 3 năm 1916, cho xử tử thêm 13 người nữa, cũng tại địa điểm trên. Tổng cộng sau 2 lần bắn và 6 người đã bị giết tại trận, là 57 người [14].

Nhận xét khái quát

Phong trào hội kín Nam Kỳ là một phong trào yêu nước tự phát, đã lôi cuốn đông đảo nông dân và dân nghèo thành thị tham gia, với mục đích chung là lật đổ chính quyền thực dân, lập lại chế độ phong kiến. Theo sách Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2), thì hạn chế của phong trào là mang màu sắc huyền bí, mê tín; nên khi quân Pháp dùng súng đạn đàn áp thì lực lượng nổi dậy nhanh chóng tan rã. Tuy nhiên, nó đã biểu lộ được tinh thần quật khởi của người dân ở miền Nam Việt Nam[15].

Bàn về hội kín Nam Kỳ, nhà văn Sơn Nam cũng đã viết rằng:

Thực dân vu cáo rằng thành phần của Thiên Địa Hội đa số là du đãng, có tiền án về trộm cắp...Họ không dám thú nhận rằng đầu não của hội lắm khi gồm những người yêu nước...Sau khi bị khủng bố (1916), các hội không còn hoạt động nhưng dư âm vẫn còn khá mạnh. Hội đã tạo ra một nếp sinh hoạt sâu đậm khá hấp dẫn, thực tế: ăn cơm nhà lo chuyện ngoài đường, sống chết nhờ anh em, tận tình giúp đỡ bạn...Đó là đạo nghĩa giang hồ, là điệu nghệ giữa anh em kết nghĩa, tứ hải giai huynh đệ...[16]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Phong trào Minh Tân do Trần Chánh Chiếu đứng đầu, với ý muốn mở mang nền công thương cho nước, học tập văn hóa và khoa học phương Tây, chống thủ cựu và hủ tục....Theo Trần Văn Giàu thì đây là một phong trào chính trị tương đương với phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở đất Bắc, và hai bên có quan hệ với nhau (theo Trần Văn Giàu, phần Lược sử Thành phố Hồ Chí Minh in trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1, tr. 263-164).
  2. ^ Theo Trần Văn Giàu sách đã dẫn, tr. 268.
  3. ^ Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2), tr. 200.
  4. ^ Trong số 111 người bị xử án trong vụ tấn công Sài Gòn năm 1913, có 93 người từ 20 đến 49 tuổi. Có 68 người làm ruộng, 23 làm công nhật. Đa phần là nghèo và ít học (theo Trần Văn Giàu, sách đã dẫn, tr. 268.
  5. ^ Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn, thì lúc bấy giờ người Hoa kiều ở Nam Kỳ có lập ra một hội kín lấy tên là "Nam Kỳ Nghĩa Hòa Đoàn chi hội" (có gốc rễ ở Trung Quốc), sau đổi ra là "Thiên Địa Hội". Hội nêu ý chí đoàn kết và lập quỹ để hoạt động chống Thanh. Hội thờ ba nghĩa sĩ Trung Quốc thời trước là Quan Vũ, Văn Thiên TườngNhạc Phi. Hội áp dụng một hình thức kỷ luật rất nghiêm minh, và đề ra một lý tưởng là: cưu mang anh em trong hội lúc cùng khổ, cương quyết bênh vực kẻ yếu, và can thiệp vào những việc bất bình như các hiệp sĩ đời xưa. Về hệ thống tổ chức, trên hết là "Ông chủ", dưới đó là Kèo. Mỗi Kèo điều khiển khoảng 50 hội viên. Để có sự kín đáo, hội không lập sổ sách, nơi hội họp cũng không nhất định ở đâu, các hội viên nhận nhau bằng ám hiệu, chỉ thị và tin tức đều trao đổi cho nhau bằng tiếng lóng...Để trở thành hội viên, người xin gia nhập phải trải qua mấy lần thử thách để chứng tỏ lòng can đảm (phép thử thách này gọi là "trui"). Sau khi người Việt gia nhập vào hội mỗi ngày một đông (để mong được che chở và bênh vực), nhóm Hoa kiều đứng đầu bèn lập ra một chi hội khác dành cho họ, và cũng lấy tên là Thiên Địa Hội. Các nhà ái quốc người Việt liền lợi dụng tổ chức ấy để làm lực lượng chống thực dân Pháp và những quan lại "sâu dân mọt nước" (lược theo bài viết ở mục sách tham khảo, tr. 459-460). Thông tin thêm: Theo Sơn Nam, thì lúc bấy giờ người Hoa kiều có 2 hội kín riêng. Một là nhóm Nghĩa Hưng, tục gọi là Kèo Xanh (đặc biệt tại làng Thới Thuận thuộc tổng Định Mỹ, nhiều tín đồ Thiên chúa giáo đã tham gia hội kín này), đa phần là người Hoa gốc Phúc Kiến. Từ nhóm này sau tách ra một chi nhánh là Hòa Xuân, tục gọi là Kèo Đỏ. Hai là nhóm Kèo Vàng, đa số là người Hoa gốc Triều Châu (Sơn Nam, Cá tính miền Nam, tr. 86-91).
  6. ^ Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2), tr. 201.
  7. ^ a b Theo Trần Văn Giàu, sách đã dẫn, tr. 268.
  8. ^ Kèo (theo nghĩa cột kèo) là cái vành của mui ghe. Cây kèo thứ nhất sơn màu gì thì biết họ thuộc nhóm nào (giải thích của Sơn Nam, cá tính miền Nam, tr. 86).
  9. ^ Phong trào Duy tân ở Bắc Trung Nam; Miền Nam đầu thế kỷ 20: Thiên Địa hội & cuộc Minh Tân (tr. 134).
  10. ^ Sơn Nam, Cá tính miền Nam. Nhà xuất bản Trẻ, 1997, tr. 89.
  11. ^ Theo Trần Văn Giàu (sách đã dẫn, tr. 268) và Vương Hồng Sển (Sài Gòn năm xưa, tr. 270-271).
  12. ^ Ngày tháng chép theo Sơn Nam (Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân, tr. 141) và nhóm Đinh Xuân Lâm (Đại cương lịch sử Việt Mam, tr. 202). Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế chép là "rạng sáng ngày 16" (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 793).
  13. ^ Đồng Tập Trận là vùng đất dùng làm nơi luyện tập và diễu binh của quân đội nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19. Khu vực rộng lớn này, nay là vùng đất hai bên đường 3 tháng 2 và Điện Biên Phủ thuộc quận 3 và Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
  14. ^ Các con số chép theo Trần Văn Giàu, sách đã dẫn, tr. 271.
  15. ^ Đại cương lịch sử Việt Nam, tr. 202.
  16. ^ Cá tính miền Nam, tr. 85 và 93.

Sách tham khảo

  • Trần Văn Giàu, Lược sử Thành phố Hồ Chí Minh in trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Tập 1). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1987
  • Đinh Xuân Lâm-Nguyễn Văn Khánh-Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
  • Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh tái bản năm 1991.
  • Phạm Văn Sơn, "Từ Thiên Địa Hội đến vụ tấn công Khám Lớn Sài Gòn", in trong Việt sử tân biên (quyển 5, tập trung), Sài Gòn, 1963.
  • Sơn Nam, Cá tính miền Nam. Nhà xuất bản Trẻ, 1997.
  • Sơn Nam, Phong trào Duy tân ở Bắc Trung Nam; Miền Nam đầu thế kỷ 20: Thiên Địa hội & cuộc Minh Tân. Nhà xuất bản Trẻ, 2004.

Read other articles:

Maria Antónia Princesa da Toscana Arquiduquesa da Áustria Maria Antónia de Áustria-ToscanaMaria Antónia em 1913 Nascimento 13 de julho de 1899   Zagreb, Reino da Croácia-Eslavônia, Império Austríaco Morte 22 de outubro de 1977 (78 anos)   Porto Alegre, Brasil Nome completo   Maria Antónia Roberta Blanca Leopoldina Carola Josefa Rafaela Micaela Ignácia Aurélia de Habsburgo-Lorena Cônjuge Ramón de Orlandis y Villalonga (1924–1936)Luis Perez Sucre (1942...

 

Антуан Лакруафр. Antoine Lacroix Антуан Лакруа (1924) Антуан Лакруа (1924)Ім'я при народженні фр. Antoine François Alfred LacroixНародився 4 лютого 1863(1863-02-04)Макон, Сона і Луара, ФранціяПомер 12 березня 1948(1948-03-12) (85 років)XIV округ Парижа, Париж, Франція[2]Поховання цвинтар Монпарнас :  Місце про...

 

Lambang Peta Data dasar Bundesland: Niedersachsen Ibu kota: Peine Wilayah: 534,75 km² Penduduk: 134.510 (30 September 2005) Kepadatan penduduk: 252 penduduk per km² Pelat nomor kendaraan bermotor: PE Pembagian administratif: 8 Gemeinden Alamat kantor bupati: Burgstraße 131224 Peine Situs web resmi: www.landkreis-peine.de Politik Bupati: Franz Einhaus (SPD) Peta Peine adalah sebuah distrik (Landkreis) di Niedersachsen, Jerman. lbsNiedersachsenLandkreise (Distrik)Ammerland • Aurich • Ben...

هذه واحدة من سلسلة مقالات حولالأساطير والفلكلور اليابانية ميثولوجيا و فلكلور كوجيكي نيهون شوكي كُجيكي أوتوغيزوشي يوتسويا كايدان أوكيكو أوراشيما تارو كونجاكو مونوغاتاري آلهة إزانامي إزاناغي أماتيراسو سوسانو تسوكويومي أمه نو أوزومه إناري كامي قائمة الآلهة في الميثولوجي...

 

село Новоолександрівка Країна  Україна Область Одеська область Район  Подільський район Громада Ананьївська міська громада Код КАТОТТГ UA51120010210057588 Основні дані Засноване 1897 Населення 552 Площа 1,6 км² Густота населення 345 осіб/км² Поштовий індекс 66434 Телефонний ...

 

This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: List of Albanian Air Force aircraft – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (September 2019) (Learn how and when to remove this template message) Albanian military aircraft include all airplanes and helicopters which have been operated by the Albanian Air...

Hatsuharu-class destroyer For other ships with the same name, see Japanese destroyer Hatsushimo. Hatsushimo in 1937 History Empire of Japan NameHatsushimo Ordered1931 Fiscal Year BuilderUraga Dock Company Laid down31 January 1933 Launched4 November 1933 Commissioned27 September 1934 Stricken30 September 1945 FateMined and run aground, 30 July 1945. Broken up 1948-1949 General characteristics Class and typeHatsuharu-class destroyer Displacement1,802 long tons (1,831 t) Length 103.5 m...

 

Canadian TV series or program PyrosGenreDocuseriesCreated by John Driftmier Tyson Hepburn Directed by Neil Thomas Brad Quenville Narrated byKavan SmithCountry of originCanadaOriginal languageEnglishNo. of seasons2No. of episodes16ProductionExecutive producersMichael ChechikGabriela SchonbachDavid GullasonProduction companyOmnifilm EntertainmentOriginal releaseNetworkDiscovery ChannelReleaseApril 24, 2012 (2012-04-24) –2013 (2013) Pyros is a reality television series that...

 

Russian musician (1964–2008) Some of this article's listed sources may not be reliable. Please help this article by looking for better, more reliable sources. Unreliable citations may be challenged or deleted. (July 2023) (Learn how and when to remove this template message) Egor LetovЕгор ЛетовLetov in 2007Background informationBirth nameIgor Fedorovich LetovAlso known asEgor LetovBorn10 September 1964Omsk, Russian SFSR, Soviet UnionDied19 February 2008(2008-02-19) (aged 43)Om...

Pekan Olahraga NasionalLogo KONI, tiga cincin berkait pada logo kerap menjadi logo PONSingkatanPONAcara pertamaPekan Olahraga Nasional 1948 di Surakarta, Jawa TengahTerjadi setiap4 tahunAcara terakhirPekan Olahraga Nasional 2021 di Jayapura, PapuaMarkas besarJakarta, Indonesia Pekan Olahraga Nasional (disingkat PON) adalah pesta olahraga nasional di Indonesia yang diselenggarakan oleh Komite Olahraga Nasional Indonesia. PON diadakan setiap empat tahun sekali dan diikuti seluruh provinsi di In...

 

Koordinat: 8°43′N 167°44′E / 8.72°N 167.73°E / 8.72; 167.73 Kwajalein Munisipalitas dan atolNegara Kepulauan MarshallKepulauanRalikLuas • Total16 km2 (6 sq mi)Populasi (2011) • Total11.408 • Kepadatan710/km2 (1,800/sq mi)Kode ISO 3166-2MH-KWA Atol Kwajalein adalah salah satu munisipalitas dan atol di Kepulauan Marshall. Menurut sensus 2011, Kwajalein memiliki luas 16 kilometer persegi dan populas...

 

2020 nonfiction book by Doug J. Swanson First edition (publ. Viking Press) Cult of Glory: The Bold and Brutal History of the Texas Rangers is a 2020 nonfiction book by Doug J. Swanson.[1] It describes the history of the Texas Rangers. Reception Reviews of the books were mixed, with journalists and Texas historians unable to find consensus on the book's merits. Author and political historian, Douglas Brinkley, in a New York Times book review called the book revisionist as it shows inci...

American television announcer (1910–1985) Johnny OlsonOlson in 1956BornJohn Leonard Olson(1910-05-22)May 22, 1910Windom, Minnesota, U.S.DiedOctober 12, 1985(1985-10-12) (aged 75)Santa Monica, California, U.S.Occupation(s)Radio personality, television announcerYears active1944–1985Spouse Penelope Kathleen Powers Olson ​ ​(m. 1939)​[1] John Leonard Olson (May 22, 1910 – October 12, 1985)[2] was an American radio personality and ...

 

This article is about a robotic parking garage. For a self-parking feature for a vehicle, see automatic parking. Automated multi-story parking garage in Tübingen A Paternoster type of APS An automated (car) parking system (APS) is a mechanical system designed to minimize the area and/or volume required for parking cars. Like a multi-story parking garage, an APS provides parking for cars on multiple levels stacked vertically to maximize the number of parking spaces while minimizing land usage...

 

Музей «В мире сказки» Дата основания 1992 год Местонахождение Смоленск Адрес  Россия Смоленск, ул. Ленина, 15 Директор Прудникова Надежда Анатольевна Сайт smolensk-museum.ru/catal… «В мире сказки» — детский музей в Смоленске, входящий в состав Смоленского государственного музея-з...

Book by U2 U2 by U2 AuthorBono, The Edge, Adam Clayton, Larry Mullen Jr. with Neil McCormickCountryEnglandSubjectAutobiographyPublished2006 (HarperCollins)Pages345ISBN0-00-719668-7OCLC156786741 U2 by U2 is an autobiography written by the members of Irish rock band U2, first published in 2006, edited by Neil McCormick. It portrays the story of U2 in their own words and pictures.[1] Background U2 by U2 was inspired by The Beatles Anthology, a book released in October 2000 as part of The...

 

Sergej Ivanovič Taneev Sergej Ivanovič Taneev (in russo Сергей Иванович Танеев?; Vladimir, 25 novembre 1856 – Mosca, 19 giugno 1915) è stato un compositore e pianista russo. Indice 1 Biografia 2 Opere principali 2.1 Musica per orchestra 2.2 Musica vocale 2.3 Musica da camera 3 Note 4 Bibliografia 5 Altri progetti 6 Collegamenti esterni Biografia Museo del compositore Taneev nel villaggio di Dyutkovo Libro di Taneev con la dedica dell'autore Taneev nacque in una famigl...

 

Coastal schooners at Cape Jellison c. 1908 Cape Jellison is a 1,600-acre (6.5 km2) peninsula that juts into Penobscot Bay on the coast of Maine. In colonial times it was known as Wasaumkeag Point. It is part of the town of Stockton Springs, between Searsport and Bucksport, in the upper mid-coast region of the state. It was the site of the first port facility built by the Bangor and Aroostook Railroad. Fort Point State Park Main article: Fort Point State Park Maine's 120-acre (0.49 k...

Artikel ini perlu diwikifikasi agar memenuhi standar kualitas Wikipedia. Anda dapat memberikan bantuan berupa penambahan pranala dalam, atau dengan merapikan tata letak dari artikel ini. Untuk keterangan lebih lanjut, klik [tampil] di bagian kanan. Mengganti markah HTML dengan markah wiki bila dimungkinkan. Tambahkan pranala wiki. Bila dirasa perlu, buatlah pautan ke artikel wiki lainnya dengan cara menambahkan [[ dan ]] pada kata yang bersangkutan (lihat WP:LINK untuk keterangan lebih lanjut...

 

Вероника дубравная Общий вид цветущего растения Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:РастенияКлада:Цветковые растенияКлада:ЭвдикотыКлада:СуперастеридыКлада:АстеридыКлада:ЛамиидыПорядок:ЯсноткоцветныеСемейство:ПодорожниковыеТриба:ВерониковыеРод:Верони...

 

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!