Phenibut thường được dung nạp tốt.[5][6] Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm an thần, buồn ngủ, buồn nôn, khó chịu, kích động, lo lắng, chóng mặt, nhức đầu và các phản ứng dị ứng như phát ban và ngứa.[4][6] Ở liều cao, có thể xảy ra hiện tượng mất phối hợp vận động, mất thăng bằng và nôn nao.[1] Khả năng dung nạp phenibut phát triển theo sử dụng lặp lại.[5] Các triệu chứng cai nghiện có thể xảy ra khi ngừng sử dụng, và ở những người dùng tiêu khiển với liều cao, đã được báo cáo là bao gồm lo lắng ngược trở lại nghiêm trọng, mất ngủ, tức giận, khó chịu, kích động, ảo giác thính giác, ảo giác thị giác, và rối loạn tâm thần cấp tính.[1] Do tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của nó, những người dùng phenibut nên tránh các hoạt động nguy hiểm tiềm ẩn như vận hành máy móc nặng.[4][6] Khi sử dụng phenibut kéo dài, đặc biệt với liều cao, cần theo dõi gan và máu, do nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và tăng bạch cầu ái toan.[4][6]
Sử dụng quá liều
Khi dùng quá liều, phenibut có thể gây buồn ngủ nghiêm trọng, buồn nôn, nôn mửa, tăng bạch cầu ái toan, hạ huyết áp, suy thận và trên 7 gam thì gây thoái hóa gan nhiễm mỡ.[4][6] Không có thuốc giải độc cụ thể cho quá liều phenibut.[6] Hôn mê, buồn ngủ, kích động, mê sảng, co giật tăng trương lực, giảm ý thức hoặc bất tỉnh, và không phản ứng đã được báo cáo ở những người dùng tiêu khiển sử dụng quá liều.[1] Xử trí quá liều phenibut bao gồm than hoạt tính, rửa dạ dày, gây nôn và điều trị dựa theo triệu chứng.[4][6] Có một số ca tử vong liên quan đến quá liều phenibut.[11]
Phenibut hoạt động như một chất kích hoạt đầy đủ của thụ thể GABAB, tương tự như baclofen.[13][14] Nó có ái lực với thụ thể GABAB thấp hơn 30-68 lần so với baclofen, và tương ứng được sử dụng với liều cao hơn nhiều so với baclofen.[13] (R)-Phenibut có ái lực với thụ thể GABAB cao hơn 100 lần so với (S)-Phenibut; do đó, (R)-Phenibut là chất đồng phân đối quang hoạt động tại thụ thể GABAB.[15] Ở nồng độ rất cao, phenibut cũng hoạt động như một chất kích hoạt của thụ thể GABAA, là thụ thể chịu trách nhiệm cho các hoạt động của benzodiazepine, barbiturat và rượu.[16]
Phenibut và các chất tương tự tại các mục tiêu sinh học[8][9]
Phenibut cũng liên kết và ngăn chặn các VDCC chứa tiểu đơn vị α2δ, tương tự như gabapentin và pregabalin, và vì thế nó là một gabapentinoid.[8][17] Cả (R)-Phenibut và (S)-Phenibut biểu thị tác động này với ái lực tương tự (K i tương ứng bằng 23 và 39 μM).[8] Ngoài ra, (R)-Phenibut có ái lực tại vị trí này gấp 4 lần so với thụ thể GABAB (Ki = 92 μM), trong khi (S)-Phenibut liên kết không đáng kể với thụ thể GABAB (Ki > 1 mM).[8] Do đó, dựa theo kết quả của nghiên cứu này, phenibut dường như có hiệu nghiệm lớn hơn nhiều trong tương tác của nó với các VDCC chứa tiểu đơn vị α2δ so với thụ thể GABAB (từ 5 đến 10 lần).[8] Vì lý do này, các tác động của phenibut với tư cách là một chất chặn kênh calci phụ thuộc điện thế chứa tiểu đơn vị α2δ hay một gabapentinoid có thể là cơ chế hoạt động chính thực sự của nó và điều này có thể giải thích sự khác biệt giữa phenibut và chất tương đối gần với nó là baclofen (chất mà trái lại về cơ bản có hoạt tính không đáng kể như một gabapentinoid; Ki = 6 μM với thụ thể GABAB và Ki = 156 μM với các VDCC chứa tiểu đơn vị α2δ, hay chênh lệch 26 lần về ái lực).[8][9]
(R)-Phenibut và (S)-Phenibut đã được thử nghiệm tại 85 vị trí liên kết ở nồng độ 100 μM không có hoạt tính (ức chế liên kết dưới 20%) được quan sát, ngoại trừ ở tiểu đơn vị α2δ của VDCC và thụ thể GABAB.[18] Trong nghiên cứu này, (R)-Phenibut và (S)-Phenibut có các giá trị IC50 để ức chế liên kết gabapentin tương ứng là 87,1 μM và 91,0 μM (Ki = 60 μM).[18] IC50 cho gabapentin trong cùng điều kiện là 0,09 μM.[18] Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá phenibut tại thụ thể GABAB và tìm thấy giá trị Ki là 57 μM đối với (R)-Phenibut, khoảng 2 lần nồng độ đó (~ 114 μM) với phenibut hỗn hợp racemic.[18]
Dược động học
Rất ít thông tin đã được công bố về dược động học lâm sàng của phenibut.[5] Thuốc được ghi nhận là hấp thu tốt.[4] Nó phân bố rộng khắp cơ thể và ngang qua hàng rào máu não.[4] Khoảng 0,1% liều phenibut chỉ định được báo cáo là xâm nhập vào não, điều này được cho là xảy ra ở mức độ lớn hơn nhiều ở người trẻ và người già.[4] Theo dõi liều 250 mg duy nhất ở những người tình nguyện khỏe mạnh, thời gian bán thải của nó là khoảng 5,3 giờ và thuốc được thải trừ phần lớn (63%) qua nước tiểu dưới dạng không thay đổi.[5] Ở động vật, sinh khả dụng tuyệt đối của phenibut là 64% sau khi uống và tiêm tĩnh mạch, nó dường như trải qua quá trình chuyển hóa tối thiểu hoặc không ở nhiều loài, và nó vượt qua hàng rào máu não ở mức độ lớn hơn đáng kể so với GABA.[5] Các chất chuyển hóa của phenibut được báo cáo là không hoạt động (bất hoạt).[4]
Một số thông tin hạn chế đã được mô tả về dược động học của phenibut ở những người dùng tiêu khiển với liều cao hơn nhiều (ví dụ, 1–3 gam) so với liều thông thường trong lâm sàng.[1][19] Ở những người này, sự khởi phát tác động của phenibut được báo cáo là từ 2 đến 4 giờ theo đường uống và 20 đến 30 phút theo đường đặt hậu môn, các tác động đỉnh điểm được mô tả là xảy ra từ 4 đến 6 giờ sau khi uống và tổng thời gian cho đường uống đã được báo cáo là từ 15 đến 24 giờ (hay khoảng 3 đến 5 lần thời gian bán rã).[1]
Hóa học
Phenibut là một amino acid thơmtổng hợp. Nó là một phân tử thủ tính và do đó có hai cấu hình tiềm năng là (R)- và (S)-đồng phân đối quang (đồng phân phải và trái).[14]
Cấu trúc và chất tương tự
Phenibut là một dẫn xuất hóa học của chất ức chế dẫn truyền thần kinh GABA.[5] Do đó, nó là một chất tương tự GABA.[5] Cụ thể, phenibut là chất tương tự của GABA với một vòng phenyl được thay thế ở vị trí β.[5] Như vậy, tên hóa học của nó là axit β-phenyl-γ-aminobutyric, có thể được viết tắt là β-phenyl-GABA.[5] Sự hiện diện của vòng phenyl cho phép phenibut vượt qua hàng rào máu não một cách đáng kể, không giống như trường hợp của GABA.[5] Phenibut cũng chứa một lượng nhỏ amin β-phenethylamine trong cấu trúc của nó.[5]
Phenibut có liên quan chặt chẽ với nhiều loại chất tương tự GABA khác, bao gồm baclofen (β- (4-chlorophenyl)-GABA), 4-fluorophenibut (β- (4-fluorophenyl)-GABA), tolibut (β- (4-methylphenyl)-GABA), pregabalin ((S) -β-isobutyl-GABA), gabapentin (axit 1- (aminomethyl) xyclohexan axetic) và GABOB (β-hydroxy-GABA).[5][8] Nó có cấu trúc hóa học gần giống như baclofen, chỉ khác ở chỗ có nguyên tử hydro thay vì nguyên tử clo ở vị trí para của vòng phenyl.[5] Phenibut cũng có cấu trúc gần với pregabalin, với nhóm isobutyl ở vị trí β thay vì vòng phenyl của phenibut.[8]
Một chất tương tự dẫn xuất glutamat của phenibut là glufimet (dimethyl 3-phenylglutamat hydroclorua).[20]
Tên chung của phenibut là fenibut, phenibut, hoặc phenybut (tiếng Nga: фенибут).[3] Đôi khi nó cũng được gọi là amino acidophenylbutyric (tiếng Nga: аминофенилмасляная кислота).[2] Từ phenibut là tên gọi hóa học của thuốc, axit β- phenyl-γ-aminobutyric.[5] Trong các ấn phẩm ban đầu, phenibut được gọi là fenigam và phenigama (và các biến thể chính tả của chúng; tiếng Nga: фенигам và фенигама).[5][21] Thuốc chưa được chỉ định INN.[4][3]
Nhãn hiệu
Phenibut được bán tại thị trường Nga, Ukraina, Belarus và Latvia với các nhãn hiệu Anvifen, Fenibut, Bifren và Noofen (tiếng Nga tương ứng: Анвифен, Фенибут, Бифрен và Ноофен).[2]
Phenibut được sử dụng để tiêu khiển do khả năng tạo ra sự hưng phấn, giải lo âu và tăng tính hòa đồng.[1] Do tác dụng bắt đầu chậm, người dùng lần đầu thường nhầm lẫn khi dùng thêm một liều phenibut với niềm tin rằng liều ban đầu không có tác dụng.[1] Người dùng tiêu khiển thường dùng thuốc bằng cách uống; có một số báo cáo về việc đặt thuốc trong hậu môn và một báo cáo về sự thổi vào, được mô tả là "rất đau" và gây sưng lỗ mũi.[1]
Tình trạng pháp lý
Vào năm 2015, có ý kiến cho rằng nên xem xét lại tình trạng pháp lý của phenibut ở châu Âu do nguy cơ trở thành chất phục vụ mục đích tiêu khiển.[1]
Tại thời điểm năm 2020, phenibut không bị coi là chất phải kiểm soát ở bất kỳ quốc gia nào ngoài một số quốc gia như:
Úc: Vào tháng 2 năm 2018, Cục Quản lý Hàng hóa Trị liệu Úc đã tuyên bố nó là chất cấm (theo Danh mục hàng hóa số 9), với lý do lo ngại về sức khỏe do ngưng dùng thuốc (cai thuốc) và dùng quá liều.[1][22][23]
Hungary: Kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2018, Hungary đã thêm phenibut và 10 chất khác vào danh sách các chất kích thích tâm thần bị cấm tại quốc gia này.[24][25]
Litva: Kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2019, Litva đã thêm phenibut và 9 chất khác vào danh sách các chất kích thích tâm thần bị cấm tại quốc gia này.[26][27]
Italia: Ngày 26 tháng 8 năm 2020, Italia bổ sung phenibut vào danh sách các chất kích thích tâm thần mới bị cấm của quốc gia này.[28]
Tham khảo
^ abcdefghijklmnopqrstuvOwen D. R., Wood D. M., Archer J. R., Dargan P. I. (2016). “Phenibut (4-amino-3-phenyl-butyric acid): Availability, prevalence of use, desired effects and acute toxicity”. Drug Alcohol Rev. 35 (5): 591–596. doi:10.1111/dar.12356. PMID26693960.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^ abcdDrobizhev, M. Yu.; Fedotova, A. V.; Kikta, S. V.; Antohin, E. Yu. (2016). “Феномен аминофенилмасляной кислоты” [Phenomenon of aminophenylbutyric acid]. Russian Medical Journal (bằng tiếng Nga). 2017 (24): 1657–1663. ISSN1382-4368.
^ abcdefghijklmРегистр лекарственных средств России ([Cục Đăng ký Dược phẩm Nga]). “Фенибут (Phenybutum)” [Fenibut (Phenybutum)]. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2017.
^ abcdefghiZvejniece L., Vavers E., Svalbe B., Veinberg G., Rizhanova K., Liepins V., Kalvinsh I., Dambrova M. (2015). “R-phenibut binds to the α2-δ subunit of voltage-dependent calcium channels and exerts gabapentin-like anti-nociceptive effects”. Pharmacol. Biochem. Behav. 137: 23–9. doi:10.1016/j.pbb.2015.07.014. PMID26234470.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^ abDambrova M., Zvejniece L., Liepinsh E., Cirule H., Zharkova O., Veinberg G., Kalvinsh I. (2008). “Comparative pharmacological activity of optical isomers of phenibut”. Eur. J. Pharmacol. 583 (1): 128–134. doi:10.1016/j.ejphar.2008.01.015. PMID18275958.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Zyablitseva, Evgeniya A.; Kositsyn, Nikolay S.; Shul'gina, Galina I. (2013). “The Effects of Agonists of Ionotropic GABAA and Metabotropic GABAB Receptors on Learning”. The Spanish Journal of Psychology. 12 (1): 12–20. doi:10.1017/S1138741600001438. ISSN1138-7416. PMID19476215.
^Vavers E., Zvejniece L., Svalbe B., Volska K., Makarova E., Liepinsh E., Rizhanova K., Liepins V., Dambrova M. (2016). “The neuroprotective effects of R-phenibut after focal cerebral ischemia”. Pharmacol. Res. 113 (Pt B): 796–801. doi:10.1016/j.phrs.2015.11.013. PMID26621244.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^ abcdBelozertseva I., Nagel J., Valastro B., Franke L., Danysz W. (2016). “Optical isomers of phenibut inhibit [H(3)]-Gabapentin binding in vitro and show activity in animal models of chronic pain”. Pharmacol. Rep. 68 (3): 550–554. doi:10.1016/j.pharep.2015.12.004. PMID26894962.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Perfilova V. N., Popova T. A., Prokofiev I. I., Mokrousov I. S., Ostrovskii O. V., Tyurenkov I. N. (tháng 6 năm 2017). “Effect of Phenibut and Glufimet, a Novel Glutamic Acid Derivative, on Respiration of Heart and Brain Mitochondria from Animals Exposed to Stress against the Background of Inducible NO-Synthase Blockade”. Bull. Exp. Biol. Med. 163 (2): 226–229. doi:10.1007/s10517-017-3772-4. PMID28726197.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
^Administration, Australian Government Department of Health. Therapeutic Goods (ngày 31 tháng 10 năm 2017). “3.3 Phenibut”. Therapeutic Goods Administration (TGA) (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2017.