PAL (tiếng Anh: Phase Alternating Line, tức đảo pha theo từng dòng) là một trong ba hệ tiêu chuẩn mã hóa truyền hình màutương tự phổ biến trên thế giới, hai hệ còn lại là NTSC và SECAM. Ở hầu hết các quốc gia phát sóng hệ này thì truyền hình được phát sóng độ phân giải 625 dòng, 50 trường quét (25 khung hình) trên giây, có liên kết đến các hệ truyền hình CCIR B, D, G, H, I hay K.
Hệ truyền hình PAL thuộc loại hiển thị tổng hợp (composite video) và sử dụng các đầu cắm tổng hợp (như các đầu cắm RCA) vì thành phần màu (chroma) và thành phần độ sáng (luma) được truyền tải cùng một đường tín hiệu.
Một tiêu chuẩn sau này tên PALplus đã bổ sung hỗ trợ cho các tivi màn hình rộng đầy đủ, không mất mát độ phân giải bề ngang nhưng vẫn giữ nguyên tương thích tới các bộ thiết bị hiện được sử dụng. Hầu hết các quốc gia dùng PAL đã và đang trong quá trình chuyển đổi sang các hệ truyền hình số khác nhau như DVB, DTMB hoặc ISDB.
Ngoài ra, thuật ngữ PAL còn được sử dụng ngoài ngữ cảnh là hệ tiêu chuẩn truyền hình, nhất là liên quan đến các máy chơi game, thường cùng với NTSC.
Trong ngữ cảnh của băng hình cho thuê và sau này là máy chơi game tại gia, PAL có thể được sử dụng để gọi tên một số định dạng kĩ thuật số. Ví dụ video 576i mã hóa màu theo thành phần YPbPr, có khả năng tương thích ngược với các thiết bị hệ PAL cũ, có thể được gọi là video hệ PAL (như PAL DVD). Các hệ sử dụng tần số quét 50Hz hay 50 khung hình trên giây cũng được gọi là PAL, trái ngược với 60Hz hay 60 khung hình trên giây của hệ NTSC. Không nên nhầm lẫn những cách gọi này với với cách gọi gốc vốn chỉ tiêu chuẩn truyền hình analog.
Lịch sử
Năm 1962giáo sưtiến sĩngười Đức-Walter Bruch và các đồng sự của ông ở hãng TELEFUNKEN (Đức) nêu các khuyết điểm của hệ NTSC và đề nghị một hệ cải tiến PAL. Năm 1966 hệ PAL được chính thức phát sóng trên kênh CCIR (5,5MHz) ở Tây Đức.
Tín hiệu màu
Sóng tải phụ vẫn cùng tần số nhưng khác pha: 0o và 90o như NTSC nhưng qua hàng sau thì xanh vẫn giữ 0o, đỏ thì đảo pha 180o (so với hàng trên).
Do sự lệch pha cùng chiều nên ở máy thu, nếu đảo pha 1 tín hiệu để cộng với tín hiệu ở hàng đó thì độ sai pha tự khử nhau.
2. Mặc dù hai màu vẫn đi chung trong hệ PAL nhưng người ta giảm màu xanh chỉ còn 0,493 và màu đỏ còn 0,877. PAL định lại hai tín hiệu màu:
u(xanh) = 0,493 (B - Y)
v(đỏ) = 0,877 (R - Y)
3. Chọn sóng tải phụ tránh các hài tần của fH và fv
Với n = 284: n nguyên dương m = 0 < m < 1
fv = 25Hz fv: ước số của fv
4. Chọn fv = 50Hz và fH = 15625Hz
MÃ HÓA PAL
Các nhận xét
Hệ PAL vẫn sử dụng phương pháp điều biên nén vuông góc như ở NTSC.
Gốc pha 0o được dùng để điều biên nén tín hiệu sắc u (thay vì 33o như ở NTSC).
Pha +90o và -90o lần lượt từng dòng một để điều biên nén tín hiệu sắc v (thay vì lần lượt là 33o + 90o = 123o như NTSC).
Pha của Burst là +135o và -135o lần lượt cho từng dòng một tùy theo dòng đang truyền có pha là -90o hay +90o.
Tín hiệu video tổng hợp của PAL cũng giống của NTSC.