Oan hồn Hứa thị

Oan hồn Hứa thị là một giai thoại truyền miệng nổi tiếng đã tồn tại hơn 50 năm tại Sài Gòn[1] về hồn ma cô con gái út của chú Hỏa và được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển thể thành bộ phim kinh dị Con ma nhà họ Hứa vào năm 1973.

Bối cảnh

Hứa Bổn Hòa hay còn gọi là chú Hỏangười Việt gốc Hoa khởi nghiệp từ nghề bán phế liệu và trở thành một trong những doanh nhân giàu nhất (một trong 4 đại gia đương thời là: nhất Sỹ (Huyện Sỹ, tức Lê Phát Đạt, ông ngoại Nam Phương), nhì Phương (Tổng đốc Phương tức Đỗ Hữu Phương), tam Xường (bá hộ Xường tức Lý Tường Quán), tứ Hỏa (Hứa Bổn Hòa). Ngoài 4 nhân vật kể trên, còn có chú Hỷ (chủ nhân hãng vận tải đường biển, có lẽ là Vĩnh Sanh Chung?), Quách Đàm (chủ thầu chợ Bình Tây cũ, nay là Chợ Lớn), Tạ Mã Điền, v.v ở Sài Gòn vào đầu thế kỷ 20.[2] Ông sở hữu khoảng 20.000 căn nhà và biệt thự ở khu vực Nam Kỳ.[1] Chú Hỏa có một người con gái út bị bệnh phong cùi và bị nhốt cách ly sau đó thì chết.[1][3]

Nội dung tin đồn

Người dân Sài Gòn đọc một mẩu tin do chú Hỏa đăng cáo phó trên báo cho biết do con gái bị bạo bệnh đã chết vào giờ trùng nên tang lễ chỉ làm sơ sài,[3] từ đó bắt đầu xuất hiện nhiều tin đồn về "hồn ma" của người con gái này xuất hiện gào rú, than khóc, có người còn kể lại thấy bóng người mặc áo trắng, xõa tóc đi trong đêm dọc hành lang trong khu biệt thự của chú Hỏa.[1][3]

Ảnh hưởng

Xem thêm

Tham khảo

  • Đất Việt trời Nam: Thái văn Kiểm.
  • Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa, Phạm phong Dinh.
  • Saigon năm xưa: Vương Hồng Sển, 1960.
  • "Making and Unmaking the asylum: Leprosy and Modernity in Singapore and Malaysia", Loh Seng Kah, 2009.
  • "Viêt-nam expose: French and scholarship on twentieh century Viêtnamese society". Gisele L. Bousquet and Pierre Brocheux, Éd, University of Michigan Press Publisher, 2002.
  • "Chinese Politics in Colonial Saigon (1919-1936) ", 116 pages, Chinese Southern Diaspora Studies, vol 4, school of Culture, History and Language, ANU, college of Asia and the Pacific, 2010.(Notes: 19,20,21 page 97, and 105 page 114). Theo thống kê, vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, dân số người Hoa ở Nam kỳ là: 1886, 50,176 (2.8% tổng dân số),1911, 136,781 (4.13%), 1921, 206,882 (5.7%), 1928, 237,944 (5.6%), 1943, 396,955 (7.1%), sau tăng dần lên đến một triệu, có lúc nhỉnh hơn chút xíu, hiện nay dao động giữa 800,000 và 1,000,000 (>1.3%-1.5%< dân số). Riêng dân số Nam bộ hiện nay (Đông Nam bộ: 14 triệu, Tây Nam bộ (Đồng bằng Cửu long): 17 triệu) là 31 triệu, thì tỷ lệ dân số người Hoa sẽ vào khoảng 3%.
  • "Surveillance des identites et régime coloniale en Indochine (1890-1912)" Centre des Archives d'Outre-Mer (CAOM), Fonds Indochine, dossier 39.896, note sur la réglementation sur l'immigration des Chinois en Cochinchine (avant 1914), 15 pages.

Chú thích

  1. ^ a b c d e Phan Gia (4:10, 20/12/2010). "Hồn ma nhà họ Hứa" - Giai thoại và sự thật”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  2. ^ DIÊN VỸ (Chủ Nhật, 16/09/2007, 12:36 (GMT+7)). “Từ nhà chú Hỏa đến Bảo tàng Mỹ thuật”. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ a b c SONG PHẠM (21/05/2007 lúc 14:45'(GMT+7)). “Những ngôi nhà "dị thường" trong thành phố - Kỳ II: "Hồn ma" trong ngôi nhà cổ”. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  4. ^ Trúc Vân (30/12/2010 9:21). “Gặp phải "con ma nhà họ Hứa". Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  5. ^ Hải Như (Báo Bưu điện Việt Nam) (14 tháng 1 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ”. Trang TTĐT Zing (đăng lại). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2013. Truy cập 9 tháng 4 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)

Strategi Solo vs Squad di Free Fire: Cara Menang Mudah!